• Văn Thơ Lạc việt

    TRANG ĐẶC BIỆT MỪNG GIÁNG SINH 2023 – NEW YEAR 2024

    NOEL CẢM LUỴ. –CAO MỴ NHÂN

    Đứng trên đỉnh cầu vồng

    Người có nhớ gì không

    Hay một trời dĩ vãng 

    Đã tan ra thành sông

    *

    Dòng sông cuộc đời xưa

    Nước mắt đầy như mưa

    Người vương thương khổ luỵ 

    Trên những chuyến đò trưa 

    *

    Đã ở thật xa xôi 

    Cuộc tình cũng chơi vơi

    Mười năm trôi mộng mị

    Bài thơ viết không lời 

    *

    Noel cuối thật  buồn 

    Đón Chúa vào linh hồn 

    Rồi bay theo huyễn cảm 

    Cùng nỗi  sầu sắt son 

    *

    Người đi, xin bái biệt 

    Bồng bềnh lúc chia tay 

    Mười năm hương nguyền tắt 

    Sót lại nỗi đau này …

    CAO MỴ NHÂN (HNPD)

      19 – 12 – 2023

    NGƯỜI ĐI MÙA  X. MAS.  – CAO MỴ NHÂN

    Người đi mùa Xmas

    Hoa nở cuối đường xa

    Nắng lung linh bát ngát

    Bỏ sau lưng ước mơ

    *

    Ôi, ước mơ cuộc đời

    Của người thì nhỏ thôi

    Mà sao đầy gian khổ

    Với mãi chẳng tới nơi

    *

    Người không có bạn bè

    Gia đình luôn cách trở

    Ngôi nhà như hồn mộ

    Tháng năm dài bơ vơ

    *

    Người đi mùa Xmas

    Tìm vui giữa tha nhân

    Có gì đâu thương nhớ

    Niềm tin thật xa xăm

    *

    Người đi mùa Xmas

    Bạn tình ơi trăm năm

    Tình buồn ơi chất ngất

    Khói cuộn lên không trung…

    CAO MỴ NHÂN (HNPD)

        20 – 12 – 2023

    NHỮNG MÙA GIÁNG SINH TRONG KÝ ỨC.

    Nguyễn Hoàng Quý.

    Làng quê nơi tôi sinh ra là một vùng bán sơn địa thuộc thung lũng Quế Sơn, địa danh một thời nổi tiếng trong các trận qiao tranh giữa một bên là quân giải phóng và một bên là quân đội Đồng minh & VNCH. Quế Sơn ở phía Nam Đà Nẵng, cách  chừng 60km, ở Tây Nam Hội An cách chừng 40 – 50km.

    Thập niên 50 thế kỷ trước, ở quê tôi không hề thấy những Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo, chỉ rải rác vài chùa Phật giáo, đa số là các Thánh thất Cao Đài ở nhiều xã trong quận.

    Những năm học tiểu học, 1956 – 61, mỗi năm đi học được nghỉ lễ “Bấc” một tuần, cứ ngỡ là gió bấc. Lớn dần thì hiểu ra đó là Lễ Phục Sinh (Pâques). Con nít, nghỉ học là vui nên không quan tâm mấy, cũng không nhớ có nghỉ Noen hay không, nghỉ ít hay nhiều ngày vì mãi đến năm 1960, làng tôi mới có một Nhà Nguyện Công Giáo. Nhà Nguyện dựng trên đất nhà anh Năm Sắc con bà Luân, vách tranh, lợp tranh. Không rõ nơi này quy tụ được bao nhiêu người tới cầu nguyện theo lễ nghi Công giáo vì với đầu óc một cậu bé lên mười, điều chú ý không phải là việc này. Điều còn nhớ được là có một linh mục ở tỉnh về giúp đỡ mọi việc thời gian đầu, anh Năm Sắc xưng với ông là “Cha”, vợ con anh cũng xưng là Cha, Bà Luân, mẹ anh không đồng ý và nói rằng: “Nếu con và vợ con xưng với ông này là Cha thì dứt khoát các con của con phải xưng là “ông nội”!”.Chuyện hoàn toàn có thật, không mảy may thêu dệt vì người dân quê, khi chưa hiểu, dễ dị ứng với những cái mới.

    Phải đợi đến cuối thập niên 60, khi tôi lên Đà Lạt học năm đầu đại học tôi mới có nhận thức tương đối đầy đủ về LỄ NÔ – EN, NGÀY GIÁNG SINH khi thành phố này có nhiều trường Công Giáo, nhiều Nhà Thờ, bạn bè tôi là con Thiên Chúa, Đại học Đà Lạt nơi tôi học là trường Công Giáo. Khi nhà Thờ Con Gà, Domaine de Marie, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, các xóm đạo từ số 6 vào Thánh Mẫu đều trang trí mừng Giáng sinh, lòng mình rộn lên những cảm giác vui tươi khi nhìn và nghĩ đến câu: “Sáng danh Thiên Chúa trên Trời/ Bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Có một lần anh em tôi vào nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế đêm 24.12, được nghe từ đó tiếng đàn harmonium dạo bài “Đêm Thánh vô cùng” (Silent night – Holy night) và bài “Hang Bêlem”. Tiếng đàn thoát ra từ bên trong bức tường đá của Nhà Thờ rất tuyệt. Chỉ đến sau này, có lần đến Nhà Thờ Kỳ Đồng Sài Gòn cũng đêm Giáng Sinh mới được nghe lại, y hệt, dù ở đây ồn ào hơn do xe cộ chạy qua.

    Về Huế, tôi được tiếp xúc với Linh mục Trần Thắng Trung là tuyên úy Công Giáo, về sau Cha về quản lý Tòa Giám mục, tôi gặp  Soeur Marie de Bernard, Soeur Jean du Calvaire Kim Thúy. Hai chị tu dòng Saint Paul, làm việc thiện nguyện ở BV Trung Ương Huế. Cha Trung và các chị vốn có giao tình với chị ruột tôi ở Đà Nẵng từ trước nên coi tôi như con – em, luôn dành cho những tình cảm yêu thương và ai cũng muốn tôi “trở lại đạo”. Có lẽ tôi không nhận được sự quan phòng của Thiên Chúa nên dầu ngày ấy, tôi đi lễ chúa nhật với người bạn cùng phòng ở ký túc xá, đọc Thánh Kinh, tôi vẫn chỉ dừng lại ở việc nhận Hồng Ân của Người. Vào cuối tháng 12, khi thời tiết bên ngoài rất đẹp, trời không còn mưa, có ngày nắng vàng trải trên khóm cây các sân nhà thờ đã trang trí thông Nô – en, máng cỏ, hang lừa lòng tôi vẫn rộn lên những nao nức và nghĩ đến việc dọn mình chờ đợi đón mừng ngày Chúa Giê su Ki tô chào đời.

    Đến nhà thờ xem lễ Giáng Sinh, nghe Phúc Âm, nghe Thánh Ca cũng như nghe các Cha giảng, tôi thấy lòng mình thanh thoát, những bài giảng của các Cha luôn giúp ích cho việc bảo tồn trật tự xã hội khi con chiên thực hiện đúng 10 điều răn của Chúa. Tôi cũng đã dự một vài Thánh lễ cưới của người thân, Thánh lễ luôn đem lại cho mình cảm giác vui mừng cho hạnh phúc của cô dâu chú rễ nhất là khi giáo luật có những điều ràng buộc họ với nhau để biết nhẫn nhịn trong cuộc sống hàng ngày theo kiểu “Chồng giận thì vợ bớt lời. . . “.

    Khi ra trường đi dạy, tôi có vài lần dự lễ mở tay của học trò cũ ở ngay chính giáo xứ mình sinh ra, tôi mặc complet, thắt cravat như đi họ đám cưới vì, cũng giống như dự lễ khấn của các nữ tu (khấn tạm, khấn lại, khấn trọn đời) đều không khác lễ cưới của người ngoại đạo. Có lần tôi dự Thánh lễ nửa đêm ở Nhà Thờ Đồng Dài, cách nhà chừng 15km. Lễ xong về dự tiệc canh thức ở nhà riêng của Chủ tịch Hội Đồng Giáo xứ có Cha chánh xứ và các chức sắc nhà thờ cùng tham dự. Tất cả những việc này và còn nhiều nhiều nữa đã luôn nằm ở một ngăn đẹp trong tủ đựng những kỷ niệm đời mình. Do vậy, cứ đến đầu tháng 12 hàng năm là bao nhiêu kỷ niệm với đất, với người trỗi dậy để thấy mình trẻ lại và lòng mình ấm áp.

    Cha mẹ tôi thờ Ông Bà, về sau, tôi tìm hiểu đạo Chúa, tuổi trung niên, tôi tìm hiểu đạo Phật, đọc sách Phật và sống theo giới luật của một Phật tử nhưng trong tôi luôn có một Đấng Toàn Năng chi phối mọi con người. Với tôi, đấng Toàn Năng đó là Thiên Chúa Ba Ngôi, luôn yêu thương và cứu chuộc trần gian.

    Nguyễn Hoàng Quý

  • Tin Buồn: Phân Ưu,  Trang Tưởng Niệm TH Thích Tuệ Sĩ,  Văn Thơ Lạc việt

    Trang Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

    VĂN THƠ LẠC VIỆT khóc người hiền

    THÍCH TUỆ SỸ sư đã thoát phiền

    Cầu nguyện Người về nơi Phật Quốc

    Độ trì dân Việt hết truân chuyên…

              Văn Thơ Lạc Việt

    Kính Tiễn Hoà Thượng Tuệ Sỹ

    Gió lạnh thu sầu lá ngập hiên

    Tin buồn Hoà Thượng đã nằm yên 

    Nhà thơ đạo pháp ban lời ngọc

    Tu sĩ kinh từ khỏa bút nghiên 

    Cốt cách oai nghi ngài đạt diệt 

    Tâm tư vững chải bậc tham thiền 

    Nhân quyền giải thưởng tùy duyên hợp 

    Phật quốc cao đăng đấng thánh hiền 

               Minh Thúy Thành Nội 

                 Tháng 11/24/2023

    Tiếc Thương Thầy Tuệ Sỹ

    Người đã đi về phương trời xa thẳm

    Thịt da người máu đỏ thấm chân đi

    Tư tưởng người trái tìm còn nóng bỏng

    Vì tha nhân còn ảo vọng sân si.

    Ánh hào quang chiếu sáng thời hiện tại

    Tuyệt tác văn chương chứng tỏ nhân tài

    Đức khiêm nhường tự cho mình nhỏ bé

    Lúc đêm khuya vằng vặc ánh sao mai.

    Để một thoáng nơi trần gian tạm trú

    Cánh hạc bay rồi đến tận chân mây

    Thầy Tuệ Sỹ vĩnh hằng nơi chín suối

    Lòng bồi hồi chưa kịp nói chia tay.

    Tiếng kinh cầu âm vang nơi cửa Phật

    Mái chùa cong bóng dáng vị sư già

    Thích Tuệ Sỹ người hiền từ chân chính

    Xác thân này xin phủ áo cà sa.

    Tế Luân

    Thành kính phân ưu

    Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

    KÍNH TIỄN THẦY THÍCH TUỆ SỸ

    *

    Một đóa huỳnh sen mới rũ tàn

    Đau buồn Phật tử khắp nhân gian

    Viện Tăng Thống giữ tài danh kiệt

    THÍCH TUỆ SỸ còn đức tiếng vang

    Học giả văn chương từng rực rỡ

    Giáo sư dịch thuật đã huy hoàng

    Thầy đi kính tiễn – tâm hương gửi

    Cực Lạc người về hưởng phước an

         Phương Hoa – NOV 25 2023

    THÀNH VIÊN VĂN THƠ LẠC VIỆT NGÂM THƠ THẨY TUỆ SỸ VÀ THƠ SÁNG TÁC KÍNH DÂNG THẦY TRONG BUỔI TƯỞNG NIỆM THẦY THÍCH TUỆ SỸ TẠI NHÀ HÀNG CHAY DI LẶC

    VE-THAY-TUE-SY-KMD1

    ĐIẾU THI BÁI BIỆT

    Nam mô nhất niệm chí thành Hồng ân Tam Bảo:

    Giữa dòng đời thành trụ hoại không,

    Như bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông;

    Theo mưa dầm nước lũ,

    Trời đất đã sang Đông.

    Báo tin đầy thương tiếc:

    Hòa thượng Thiền sư Tuệ Sỹ,

    Sau 81 năm trụ thế, 74 mùa bản hạnh viên dung,

    Trí tuệ, từ bi pháp thân hư huyễn,

    Vừa theo mây nước ra đi:

    “Lời tiễn biệt nói gì sau tiếng hát,

    Hỏi phương nào cho nguyện ước Trường Sơn.”

    Nhớ hương linh xưa…

    Thầy đã đến và đã ra đi từ vạn cổ,

    Mỗi kiếp đời là một bước uyên nguyên:

    Tiểu kiếp kia mặc áo hồ cừu,

    Tiểu kiếp nầy mặc áo cà sa,

    Tiểu kiếp nọ mặc hoàng bào…

    Muôn tiểu kiếp vạn ta bà thế giới,

    Hơn bảy mươi năm trước,

    Chú Thương vượt Trường Sơn tìm nẻo Đạo,

    Paksé, Nam Lào, Quảng Bình, Lao Bảo…

    Núi thẳm, rừng thiêng, truông dữ, mặc đèo cao:

    Vĩnh quyết, nhất tâm, nương mình Phật đạo.

    Thắng duyên một thuở,

    Nơi xứ Huế trầm lắng, đơn sơ,

    Mà được xem là kinh đô Phật giáo.

    Bởi mái chùa và viện chủ là… Ôn:

    “Ôn” là Ông mà cũng là ôn nhu, ôn hòa, ôn nhã, ôn hậu, ôn tồn…

    Đem ân pháp truyền thừa cho sa di 7 tuổi đời là Tuệ Sỹ.

    Tuệ thông thái mà phát huy danh Sỹ,

    Nên uyên thâm tài trí song toàn,

    Đại tạng, hàn lâm, nội điển, kinh tàng…

    Hán, Phạn, Pháp, Anh, Nhật, Đức… ngữ văn,

    Quán thông triệt giữa trường văn thế đạo.

    Thích Tuệ Sỹ:

    Tuổi đôi mươi (1964) đã tốt nghiệp đại học Phật giáo,

    Tuổi thanh xuân (1970) thành giáo sư đại học        

     do những công trình nghiên cứu uyên thâm.

    Tuổi trung niên: Một cõi tài hoa văn đàn thi phú,

    Biên và dịch nhiều danh phẩm Đông Tây kim cổ…

    Đạo và đời tương tác nhân văn.

    Chiên đàn hương hỷ lạc,

    Vườn hoa tâm thơm ngát là thơ.

    Lời phiêu hốt bi hùng như sóng cả…

    Giấc mơ Trường Sơn và những chân trời tuyệt lạ,

    “Yêu rừng sâu nên khóe mắt rưng rưng”

    Lịch sử sang trang,

    Sư về bên cổ tích.

    Từ tâm trong thế cuộc can qua,

    Sách vở văn chương một thời xa lạ,

    Nhân thế trông nhau qua những cặp kính màu.

    Một thân thế một tâm hồn bên góc trời miên viễn,

    Không ẩn tàng mà xuất xử với năm châu.

    Cửa Thiền không khép,

    Giữa cuộc bể dâu.

    Thời thế, thế thời, thế thái biết về đâu;

    Bát Nhã xuất ly; Đại Bi nhập thế,

    Cõi tâm hư thao thiết tìm cầu:

    Là tu sĩ không chỉ nguyện cầu,

    Là thi nhân thơ càng dậy sóng…

    Là học giả tay không nghìn phương trượng,

    Quyết dấn mình ngọc bối vớt nông sâu.

    Nước trong không sợ vương tay,

    Cây ngay không tày chết đứng;

    Nên đã trải qua mấy bờ sinh diệt,

    Nắng dọi, Thu về, vĩnh kết vẫn hôm nay!

    Thầy Tuệ Sỹ,

    Hòa thượng thiền sư Tuệ Sỹ,

    Nhà thơ  học giả Tuệ Sỹ,

    Nhiều tên gọi một phiến đời kẻ sĩ,

    Đã trùng trùng nối tiếp bước chân qua.

    Nhậm vận thịnh suy – thăng trầm thành bại,

    Giữa vàng thau lẫn lộn cõi Ta Bà.

    Và cứ thế phiêu linh vời vợi,

    Cứ an nhiên như đã về đã tới!

    Xuất thì vui hồn nhiên như ngày mới,

    Xử thì hoàn không về quán niệm cõi Tây Phương.

    Thầy vừa mới đó…

    Chiều êm vắng tiếng dương cầm tịch tĩnh,

    Và hôm nay vân hành Bồ Tát Đạo,

    Vạn lý du bước tiếp cuộc hành trình,

    Bọt nước bèo mây như như hoa đóm,

    Mắt nhắm mơ hồ thư pháp rọi kinh xưa.

    Có chín phẩm hoa sen làm nụ cười phụ mẫu,

    Hiển bày sen nở thấy Phật trọn niềm vui,

    Bồ tát viên dung là bạn lành.

    Cuộc đời là quán trọ,

    Nẻo về là thiên phương.

    Nên trong Nẻo Về dặn dò giải thoát:

    “Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn,

    Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về?”

    Chân không diệu hữu,

    Thầy vừa ra đi như bóng mây bay qua,

    Sư tử hống Trường Sơn uy nghi rừng thẳm,

    Nắng xế trăng tà không lại hoàn không.

    Theo diệu lý Khổ, Duyên, Không;

    Tam pháp ấn Thế tôn truyền dạy.

    Đường về Bến Giác thuần thanh tịnh.

    Tứ chúng tri ân bái biệt Thầy.

    Pháp quyến, môn đồ,

    Thiện hữu, thiền duyên…

    Tiếp dẫn pháp hành vãng sanh Cực Lạc,

    Chí tâm đồng niệm:

    Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

    Nguyên Thọ

    A-1-Trang-Tuong-Niem-Hoa-Thuong-Thich-Tue-Sy-11-25-23-copy-2

    HUYEN-THOAI-VE-THAY-TUE-SY-KIEU-MY-DUYEN

  • Tin VN

    Yên Bái – khi đàn cá tầm nuốt các cánh rừng

     

    Trong năm qua và nhiều năm gần đây, nếu có một bảng phong thần buồn bã về một tỉnh rừng núi bị thảm họa thiên nhiên nhiều và thảm khốc nhất Việt Nam, chắc chắn TOP đầu không thể nào thiếu cái tên: Yên Bái.

    Trong tích tắc, vài chục người chết ở Ba Khe, ngót hai chục người chết thảm bất toàn thây ở La Pán Tẩn, lũ khốc hại ở Văn Chấn – Nghĩa Lộ, mưa lũ gây chết chóc nhiều và cô lập hoàn toàn huyện Trạm Tấu… Liên tiếp và liên tiếp. Đồng nghiệp của chúng tôi, nhà báo Đinh Hữu Dư cũng tử nạn, mưa lũ bẻ gẫy cả cây cầu bêtông cốt thép tưởng như không thể kiên cố hơn ở ngòi Thia, khi Dư đang đứng tác nghiệp.

     

    Chứng thực sự trả vố của Bà Mẹ Rừng

    Rất nhiều người, trong nhiều năm đã đặt các câu hỏi vì sao và vì sao? Nhắm mắt cũng biết, thảm họa đến từ lối ứng xử tàn độc của con người với thiên nhiên, rừng bị phá, núi đồi bị xẻ thịt xuẩn ngốc, sông suối bị ngăn bít bởi các công trình vô lối và tham lam. Rừng là tấm áo giáp bảo bọc, là bộ khiên che chắn, là nơi giữ nước và ngăn mưa lũ gây họa. Người ta đã phá rừng ở đâu?

    Câu trả lời là: Chắc chắn họ phá rừng, dù không biết phá ở những đâu và những chỗ từng tai tiếng bị phá giờ còn tái diễn điều xấu xa ngày cũ hay không? Chỉ biết rằng, trong bụng dòng nước ngầu bọt và hung hãn tràn về khi thảm sát nhiều lương dân vô tội kia, chứa rất nhiều gỗ.

    Có khi, ở Mồ Dề, huyện Mù Căng Chải, cả một hồ thủy lợi mênh mông bít kín bạt ngàn toàn gỗ. Có khi, cánh đồng lớn ở Văn Chấn, sau khi mấy chục người thiệt mạng, mưa tan, lũ dừng thì núi củi rộng dài như bất tận hiện ra. Rừng trả những thây gỗ mà loài người đã giết chết của rừng về. Như một sự trả vố của thiên nhiên với lối hành xử ích kỷ và cuồng dại của những đứa con hư.

    Nhóm phóng viên Báo Lao Động từng đi đến tận cùng nhiều vụ phá rừng rất lớn ở Yên Bái. Có thể nói là lớn nhất từng được biết đến. Người dân bức xúc đã kỳ vọng rất nhiều. Nhưng, sự “chấn động”, sự kỷ luật, cảnh cáo vài cán bộ hư, chỉ khuấy lên làm vì trong ít ngày, rồi đâu lại vào đó.

    Những cây pơ mu đường kính gần hai mét ở đỉnh cao bậc nhất của dãy Hoàng Liên Sơn trên địa phận vùng rốn lũ quét, lũ bùn, lũ ống, sạt lở như Trạm Tấu, Văn Chấn bị xẻ thịt. Ở đó, gỗ có khi được bày bán công khai như cái chợ trời đỉnh núi. Mặc cả, xẻ gỗ, vác gỗ, dọa dẫm chửi bới nhau, truy sát nhà báo khi nghi ngờ có sự hóa trang xâm nhập.

    Những cây gỗ cả nghìn năm tuổi, báu vật của dãy núi cao nhất Việt Nam, hùng vĩ nhất Đông Dương vẫn bị xẻ thịt vô tư. Người ta ăn ngủ đốt lửa, dựng lều lán, cưa xẻ như thổ phỉ trong rừng. Có cả làng phá rừng pơ mu với những kẻ phá sơn lâm nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, chết cả loạt.

     

    Những cây gỗ thơm lựng hương pơ mu bị xẻ, nhà báo lọt thỏm vào trận địa gỗ đã xẻ, tấm nào cũng to cả mét bề ngang, chợt ai đó thốt lên: Thơm ma quái như mùi nhang khói tống tiễn các cánh rừng vậy. Nếu không có lực lượng kiểm lâm Sơn La vác súng AK và giắt K59 đi cùng, chắc chắn chúng tôi không có được những bức ảnh kèm theo bài viết này về thực trạng phá rừng ở Trạm Tấu.

    Bây giờ, có người bảo, pơ mu sắp hết rồi, chỉ còn vài chỏm trên đỉnh thôi. Còn đám lâm tặc thời a còng thì khôn như chuột. Chúng lẩn lút như chuột trong rừng sâu và cán bộ cỡ nào xâm nhập vào thì cũng bị cú vọ theo dõi, tẩu tán tang vật, có giời mà “mục sở thị” cảnh tàn sát thiên nhiên như xưa nữa. Cho dù thảm cảnh vẫn diễn ra. Âm thầm mà dữ dội, theo cái lối chuột chũi ăn rừng, láu cá gặm từng miếng rồi lẩn mất, năm này qua năm khác.

    Xem trọn bài

     

  • Tài liệu

    Ý nghĩa niên hiệu của 12 vị vua triều Nguyễn

    Việt Nam thời các hoàng đế trị vị, việc đặt và ban hành niên hiệu đều có liên quan mật thiết đến ý chí chính trị của hoàng đế. Bằng hình thức niên hiệu, hoàng đế đã đưa ý chí chính trị của mình thẩm thấu vào cuộc sống thường nhật của quốc gia.

    Trước triều Nguyễn, hoàng đế Việt Nam không chỉ có một niên hiệu, thường có việc đổi niên hiệu. Sau chịu ảnh hưởng của đời Minh – Thanh, mỗi đời vua một niên hiệu. Triều Lê Trung Hưng bắt đầu thực hiện mỗi đời vua một niên hiệu. Đến triều Nguyễn thì chế độ này đã được cố định.

    Triều Nguyễn có tổng cộng 13 vị hoàng đế, trừ vua Cung Tông kế vị ngắn ngủi 3 ngày ra không có niên hiệu, tổng cộng đã đặt ra 12 niên hiệu, trong đó niên hiệu Hiệp Hòa chưa được sử dụng. Các vua Việt Nam tuy đã nhạt nhòa theo lịch sử nhưng những niên hiệu mà họ để lại làm cho chúng ta sau hàng trăm năm vẫn cảm nhận được ý thức chính trị của họ.

    Gia Long – Niên hiệu của vua Nguyễn Thế Tổ (18 năm, 1802 – 1819)

    Nguyễn Thế Tổ Nguyễn Phúc Ánh là người sáng lập ra triều Nguyễn. Năm 1802, Nguyễn Thế Tổ đánh bại triều Tây Sơn, thu phục cựu đô Phú Xuân, Quảng Nam và đổi tên là Thuận Hóa. Năm sau, đổi niên hiệu Gia Long, lập ra triều Nguyễn. Đặt quốc hiệu là Nam Việt, về sau, triều Thanh sắc phong ông làm Nam Việt Quốc Vương.

    “Đại Nam thực lục – đệ nhất kỷ” có ghi: “Lấy ngày 1 tháng 5 năm nay chiếu cáo thiên hạ, hôm sau chiếu cáo các Thánh, Kỷ Nguyên Gia, lấy kỷ thống nhất để biểu thị mới cái đức”. Ý nghĩa của cái tên Gia Long lấy từ cụm từ “Gia Định Thăng Long”, để bày tỏ ý nghĩa thống nhất thiên hạ (Việt Nam).

    Sử Trung Quốc “Thanh sử cảo – Việt Nam truyện” có chép: “Nguyễn Phúc Ánh có được quốc gia nhờ Gia Định, Vĩnh Long binh lực nhiều, nên lấy hai tỉnh làm niên hiệu, gọi là Gia Long”. Nhưng chúng tôi nhận thấy rằng niên hiệu của hoàng đế lấy ý nghĩa trong 2 từ Gia Định, Thăng Long. Bởi lúc đó khi triều Nguyễn vừa thiết lập, niên hiệu này cũng cho thấy hàm ý triều Nguyễn kế thừa triều Lê chính thống trị vị toàn bộ Việt Nam.

    Giai đoạn Gia Long tại vị trị vì, tình hình Việt Nam dần ổn định. Ông đã tiến hành cải cách trên các lĩnh vực quân sự, hành chính, kinh tế, văn hóa, xây dựng lớn nhiều đô thành, đường xá. Tham khảo “Đại Thanh luật” của Trung Quốc, ông đã ban hành “Gia Long luật thư” (sách luật Gia Long), đương thời gọi là “Hoàng triều luật lệ”.

    Cuốn “Quốc triều chính biên toát yếu” (bản tóm tắt chính biên triều đình) biên soạn trong những năm Duy Tân triều Nguyễn, đã đánh giá Gia Long Nguyễn Phúc Ánh là:

    “Vua đã phục hưng sáng nghiệp, công lao và đức độ đều lớn, tạo phúc cho dân to lớn chưa từng có. Khi bắt đầu lập quốc, vua cho xây dựng thành quách, tu sửa lăng tẩm, dựng đàn Giao Tế, đàn Xã Tắc, ban thưởng tước lộc, mở khoa thi cử chọn nhân tài, chấn hưng lễ nhạc, trường học, định ra pháp luật chế độ, điều luật, bảo tồn dòng dõi nhà Lê, Trịnh, kéo dài chế độ thế tập cho công thần, ngăn quan tướng Tây Sơn, đề phòng cẩn mật Xiêm La, bao dung Chân Lạp, vỗ về Vạn Tượng, uy danh chấn động muôn phương, nhân đức bao trùm các nước nhỏ, quy mô che phủ rộng lớn xa xôi“.

    Minh Mạng – Niên hiệu của vua Đại Nam Nguyễn Thánh Tổ (21 năm, 1820 – 1840)

    Đại Nam Thánh Tổ, tên húy Nguyễn Phúc Đảm, lên ngôi năm Gia Long thứ 18 (1819), đổi niên hiệu Minh Mạng. Trong thời gian ông trị vì, quốc lực cường thịnh nhất. Sau này vào ngày Giáp Tuất tháng 3 mùa xuân năm Minh Mạng thứ 19, đổi tên quốc hiệu là Đại Nam. Niên hiệu Minh Mạng lấy từ sách “Thượng thư – Hàm hữu nhất đức”: “Khắc hưởng thiên tâm, thụ thiên minh mạng” (Được hưởng lòng trời, thì được cái mệnh sáng của trời).

    Vua Minh Mạng là con thứ 4 của Nguyễn Thế Tổ Gia Long. Sau này, hoàng thái hậu Anh Duệ mất sớm, chuyển kế thừa cho con của hoàng hậu Thiên Cao, và coi ông là “đích tử”. Sau đó Nguyễn Phúc Đảm đổi tên thành Nguyễn Phúc Kiểu, được lập làm hoàng thái tử. Niên hiệu Minh Mạng cũng biểu lộ ngôi vị của ông là chính thống, ông lên ngôi là do thiên mệnh.

    Trong thời gian vua Minh Mạng trị vì, ông đã tiến hành rất nhiều cải cách. Minh Mạng đã xây dựng thể chế quan lại hệ thống hóa mô phỏng theo triều Mãn Thanh, hoàn thiện chế độ khoa cử, xây dựng chế độ hành tỉnh, đưa triều Nguyễn vào giai đoạn cực thịnh. Một lòng mong muốn xây dựng Việt Nam thành đại đế quốc như triều Thanh, ông đánh nam dẹp tây, mở rộng cương thổ của Việt Nam lớn nhất, thôn tính sát nhập Cam Pu Chia và Lào.

    Nhưng về đối ngoại ông lại thi hành chính sách bế quan tỏa cảng. Trong nước thì cấm truyền bá Cơ Đốc giáo, bức hại giáo sỹ, làm cho phương Tây ác cảm, bị người phương Tây gọi là “Nero phương Đông”, đã để lại một mối hậu hoạ sau này. Cuốn “Quốc triều chính biên toát yếu” đã đánh giá Minh Mạng:

    “Vua với tư cách thánh thượng kế thừa đại đinh, dốc sức trị quốc, tô điểm thái bình. Học điển cố xưa, sửa sang lễ nhạc, cẩn trọng quyền lực, rà soát pháp luật chế độ, đặt khoa cử chọn nhân tài. Vua cày ruộng khuyến nông, cử quan tuần các tỉnh, đặt chức kinh sát để kiểm tra quan lại. Cho đến ngăn chặn kẻ thân cận lộng quyền, ngăn ngừa cảnh giới hoạn quan, lệnh hoàng thân quốc thích không được can dự việc bên ngoài, ý vua ngăn chặn tệ nạ từ khi còn manh nha ra rất sâu sắc. 21 năm lo nghĩ, cần mẫn, khoan thứ, việc chính sự luôn giữ hàng ngày, phàm tất cả sắc lệnh, phê duyệt, dụ chỉ, bố cáo đều tự vua viết. Bắt đầu dạy chữ giáo hóa các vùng man di, uy danh chấn động Xiêm La, Lào, thánh đức thần công, không thể kể hết“.

    Thiệu Trị – Niên hiệu của vua Đại Nam Hiến Tổ (7 năm, 1841 – 1847)

    Đại Nam Hiến Tổ Nguyễn Phúc Tuyền tên ban đầu là Nguyễn Phúc Miên Tông, con trai trưởng đích hệ của vua Minh Mạng. Năm Minh Mạng thứ 21 (năm 1840) lên ngôi, niên hiệu Thiệu Trị. Thiệu Trị kế thừa đế quốc Đại Nam hùng mạnh, lãnh thổ bao gồm cả Cao Miên (Cam-pu-chia), Vạn Tượng (Lào)… Để bày tỏ kính trọng cha – vua Minh Mạng nên định niên hiệu là Thiệu Trị, với ý nghĩa là “Thiệu tiên hoàng Minh Mạng chi Trị” (Nối nghiệp trị vì của tiên hoàng Minh Mạng).

    Thời gian trị vì Thiệu Trị tôn trọng không thay đổi cách trị vì của vua cha, giữ lại các phép cũ. Về thái độ với phương Tây, Thiệu Trị cũng giống y như vua cha Minh Mạng, có thái độ bảo thủ và đối địch với các nước phương Tây, nhưng trong những năm Thiệu Trị cấm thiên chúa giáo có hòa hoãn hơn thời Minh Mạng. Thiệu Trị tiếp tục các chính sách của vua Minh Mạng, thưởng cho những người bắt các giáo sỹ phương Tây, và đưa các giáo sỹ bị bắt về Thuận Hóa giam giữ, lệnh cho họ dịch các sách phương Tây. Sau này người Pháp bắn pháo đánh Đà Nẵng. Vua Thiệu Trị nổi giận, lại tuyên bố lệnh cấm Thiên Chúa giáo, và tăng cường đàn áp giáo đồ Thiên Chúa giáo trong nước.

    Tự Đức – Niên hiệu của vua Đại Nam Dực Tông (36 năm, 1848 – 1883)

    Đại Nam Dực Tông Nguyễn Phúc Thì tên gốc là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai đích hệ của vua Thiệu Trị (con trai thứ 2), năm Thiệu Trị thứ 7 lên ngôi, năm sau đổi niên hiệu là Tự Đức. Trong “Đại Nam thực lục đệ tứ kỷ” viết, nghĩa của Tự Đức là “Tự tiên hoàng Thiệu Trị chi Đức” (kế thừa đức của vua cha Thiệu Trị).

    Trong thời gian Tự Đức trị vì, nước Đại Nam dần dần suy yếu, người Pháp xâm nhập, xâm chiếm mấy tỉnh phía nam, ký hiệp ước bất bình đẳng, Việt Nam dần dần trở thành thuộc địa Pháp. Về văn hóa, cũng như vua cha coi trọng giáo dục văn hóa là Nho gia, biên soạn nhiều bộ sách sử như “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, và viết “Tự Đức Thánh chế tự học giải nghĩa ca”… Niên hiệu Tự Đức là niên hiệu sử dụng lâu nhất của triều Nguyễn. Các vua kế vị sau là Nguyễn Cung Tông và Hiệp Hòa cũng dùng niên hiệu này.

    Tự Đức qua đời tháng 6 năm Tự Đức thứ 36, con nuôi trưởng của ông là Nguyễn Cung Tông Nguyễn Phúc Ưng Chân kế vị, nhưng kế vị được 3 ngày thì bị quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết soán cải di chiếu phế bỏ, và cũng chưa đặt niên hiệu. Sau khi Nguyễn Cung Tông bị phế, quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lập con thứ 29 của vua Thiệu Trị là Lang Quốc Công Nguyễn Phúc Hồng Dật lên ngôi, đổi tên là Nguyễn Phúc Thăng, sửa niên hiệu từ năm sau là năm Hiệp Hòa thứ nhất.

    Hiệp Hòa 

    Hiệp Hòa có xuất xứ từ sách “Thượng thư – Nghiêu điển” là “Hiệp Hòa vạn bang, lê dân ư biến thời ung” (hòa hiệp với vạn nước thì nhân dân thời biến loạn sẽ trở lại yên bình hài hòa). Đại Nam lúc này đã tơi tả thảm hại, vua mới hy vọng dưới sự trị vì của mình có thể hòa hiệp với nước Pháp, để nhân dân an định. Nhưng vua Hiệp Hòa chỉ là bù nhìn, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết chuyên quyền khiến vua hết sức bất mãn, muốn tiếp nhận chính sách bảo hộ do người Pháp đưa ra để chống lại đại thần phụ chính cường thịnh.

    Sự việc bị Nguyễn Văn Tường biết và tấu bẩm Từ Dụ thái hậu. Ngày 29 tháng 11 năm 1883 đảo chính, Tường giết chết Trần Tiễn Thành và phế truất vua Hiệp Hòa, sử sách gọi là phế đế. Vì kế vị 4 tháng vẫn trong năm Tự Đức thứ 36, niên hiệu Hiệp Hòa vẫn chưa chính thức sử dụng.

    Kiến Phúc – Niên hiệu của vua Đại Nam Giản Tông (1 năm, 1884).

    Đại Nam Giản Tông tên húy là Nguyễn Phúc Hạo, tên gốc là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, là con nuôi của Tự Đức (con thứ 3). Quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sau khi phế giết vua Hiệp Hòa, ngày 30 tháng 11 năm 1883 lập Giản Tông, đổi niên hiệu là Kiến Phúc. Trị vì 1 năm, thời gian đó Việt Nam và Pháp ký “Hiệp ước Thuận Hóa thứ 2”, Việt Nam trở thành nước bảo hộ của Pháp. Việt Nam đem ấn vàng Việt Nam Quốc Vương do triều Thanh ban nấu chảy, tuyên bố thoát ly quan hệ triều cống với triều Thanh.

    Hàm Nghi – Niên hiệu của vua Đại Nam Xuất Đế (năm 1885, phong trào Cần Vương sử dụng đến năm 1889)

    Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc Minh, tên gốc là Nguyễn Phúc Ưng, con của Kiên Thái Vương. Vua Kiến Phúc mất, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết chuyên quyền không muốn để con nuôi thứ 2 của Tự Đức Nguyễn Phúc Ưng Kỳ lên ngôi, bèn đưa em trai Nguyễn Phúc Ưng Kỳ là Nguyễn Phúc Ưng Ủng lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Hàm Nghi. Hàm Nghi có nguồn gốc từ “Thi Kinh”: “Cảnh viên duy hàn thụ mệnh hàm nghi, bách lộc thị hà” (Núi Cảnh Sơn có sông lớn bao quanh, triều kế thừa triều Thương là thu mệnh trời, tất cả đều thích hợp, trăm lộc đều có cả). Nó phản ánh khát vọng cho nhân dân được yên vui của Hàm Nghi.

    Khi vua Hàm Nghi trị vì, Việt Nam đã là thuộc địa của Pháp, người Pháp đối với hoàng thất cũng rất kiêu căng ngỗ ngược. Vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết phò tá lấy danh nghĩa hoàng đế ban “Cần vương chiếu”, và xin Mãn Thanh sắc phong, hiệu triệu nhân dân các địa phương nổi dậy chống sự thống trị của người Pháp. Các nơi khắp Việt Nam ào ào khởi binh hưởng ứng. Phong trào nổi dậy chống sự thống trị của người Pháp này được đời sau gọi là phong trào Cần Vương. Sau đó Hàm Nghi bị phản đồ bán đứng cho Pháp, bị bắt và lưu đày ở Algeria.

    Đồng Khánh – Niên hiệu của vua Đại Nam Cảnh Tông (4 năm, 1885 – 1888)

    Đại Nam Cảnh Tông tên húy là Nguyễn Phúc Biện, tên gốc là Nguyễn Phúc Ưng Thị, là con nuôi thứ 2 của vua Tự Đức, năm Tự Đức thứ 35 được vua Tự Đức sắc phong làm Kiên Giang Quận Công. Sau khi vua Hàm Nghi ra đi phát động phong trào Cần Vương, chính quyền thuộc địa Pháp để vỗ về dân chúng đã thương lượng cùng Từ Dụ thái hậu lập Kiên Giang Quận Công Nguyễn Phúc Ưng Thị làm hoàng đế.

    Thế là ngày 9 tháng 8 năm Hàm Nghi thứ nhất, đổi tên theo tên đế hệ là Nguyễn Phúc Biện và làm lễ tấn quang, ngày 10 lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Đồng Khánh, từ ngày 22 tháng 5 năm Hàm Nghi thứ nhất đổi là năm Ất Dậu Đồng Khánh, năm sau bắt đầu gọi là năm thứ nhất. Đồng Khánh có nghĩa là “Trung hưng đồng khánh” (phục hưng lại, tất cả đều vui mừng).

    Lúc này triều Nguyễn hoàn toàn phụ thuộc vào Pháp nên để che giấu màu sắc thuộc địa, nên xưng là vua Đồng Khánh và người Pháp hợp tác khôi phục trung hưng Đại Nam. Vua Đồng Khánh tự nhận là “Quả nhân khôi phục lại hưng thịnh”, Đồng Khánh kế vị dưới sự bảo hộ của người Pháp tuyên bố Đại Nam là “Quốc thái dân an, phổ thiên đồng khánh” (Quốc thái dân an, khắp trời đều vui).

    Thành Thái – Niên hiệu của vua Thành Thái

    Vua Thành Thái tên húy là Nguyễn Phúc Chiêu, tên gốc là Nguyễn Phúc Bửu Lân, là con của Cung Tông. Năm Đồng Khánh thứ 3 vua Đồng Khánh qua đời, Khâm sứ Trung Kỳ người Pháp Lê-na đưa Nguyễn Phúc Bửu Lân lên ngôi, và đổi tên theo tên đế hệ là Nguyễn Phúc Chiêu, đổi niên hiệu là Thành Thái. Thành Thái có nguồn gốc từ “Dịch Kinh” là “Thái, tiểu vãng đại lai, cát hanh. Tắc thị thiên địa giao, nhi vạn vật thông dã” (Thái, đi nhỏ về lớn, tốt lành. Tức là trời đất giao hòa, vạn vật hanh thông). Có ý nghĩa là quẻ Thái là trời đất giao hòa mà Thành. Thái có nghĩa là an định.

    Vua Thành Thái lên ngôi chú ý đến quốc sự, đi thị sát dân tình. Trong thời gian trị vì, thể hiện tương đối thân thiện với xã hội phương Tây, cũng là vị quân vương Việt Nam đầu tiên học lái xe, cắt tóc ngắn theo kiểu phương Tây. Tuy chịu ảnh hưởng của giáo dục nước Pháp sâu sắc, nhưng ông cảm thấy đau buồn vì quốc gia mình bị người Pháp khống chế. Năm Thành Thái thứ 17 (1907), vua Thành Thái bổ nhiệm một số quan lại mà chưa được sự đồng ý của chính quyền thực dân Pháp, làm cho người Pháp không tín nhiệm ông. Thế là Khâm sứ Trung Kỳ người Pháp phế truất vua Thành Thái.

    Duy Tân – Niên hiệu vua kế tiếp Đại Nam (10 năm, 1907 – 1916)

    Vua Duy Tân tên húy là Nguyễn Phúc Hoảng, tên gốc là Nguyễn Phúc Vĩnh San, là con trai vua Thành Thái. Năm Thành Thái thứ 17, Nguyễn Phúc Vĩnh San mới 8 tuổi được lập làm hoàng đế, đổi tên là Nguyễn Phúc Hoảng, đổi niên hiệu là Duy Tân, Duy Tân có nguồn gốc từ sách “Thượng Thư” là “Hàm dữ duy tân” (Tất cả đều được đổi mới), với ý nghĩa là Đại Nam dưới sự bảo hộ của người Pháp, đất nước đổi mới, mọi người dân được an lạc.

    Trong thời gian vua Duy Tân trị vì, người Pháp kiêu căng ngỗ ngược, vua Duy Tân cực kỳ căm ghét. Cuối tháng 4 năm 1916 (năm Duy Tân thứ 10), vua Duy Tân bí mật gặp các thành viên của Việt Nam Quang Phục Hội, lên kế hoạch đảo chính. Nhưng đảo chính thất bại. Người Pháp dự định đưa vua Duy Tân trở lại hoàng thành làm hoàng đế, nhưng vua không muốn làm bù nhìn. Thế là vua Duy Tân và vua cha bị lưu đày ở đảo Reunion.

    Khải Định – Niên hiệu của vua Đại Nam Hoằng Tông (10 năm, 1916 – 1925)

    Tên húy là Nguyễn Phúc Tuấn, tên gốc là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, là con của vua Đồng Khánh. Ngày 18 tháng 5 năm 1916 (ngày 27 tháng 4 năm Duy Tân thứ 10) Nguyễn Phúc Bửu Đảo được thực dân Pháp lập làm hoàng đế Việt Nam, đổi niên hiệu là Khải Định. “Khải” là khai mở, “Định” là bình an, an định. Vì 2 vua Thành Thái, Duy Tân làm trái ngược ý chí của người Pháp, Khải Định mang ý nghĩa cam chịu làm bù nhìn cho người Pháp nên đặt niên hiệu là Khải Định. Trong thời gian trị vì ông đã ban bố nhiều pháp lệnh có lợi cho người Pháp. Ông cũng giống cha ông không nhận được nhiều thiện cảm của người dân Việt Nam.

    Khi trị vì, Khải Định đã đến Marseille Pháp, tham gia triển lãm các nước thuộc địa Pháp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, hoàng đế xuất ngoại thăm viếng. Nhưng chuyến đi Pháp này bị mọi người chê trách. Sau khi vua Khải Định lên bờ cảng Marseille, thì gặp phải sự phản đối của nhóm người Việt lưu vong ở Pháp.

    Bảo Đại – Niên hiệu hoàng đế cuối cùng

    Vua Bảo Đại, hoàng đế cuối cùng của Việt Nam tên húy là Nguyễn Phúc Thiển, tên gốc là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Năm Khải Định thứ 10 (1926), Khải Định tạ thế, ông kế vị làm hoàng đế, đổi niên hiệu là Bảo Đại. Bảo Đại lấy từ “Tả Truyện – kỳ lục nhật” là “Tuy vạn bang, lũ phong niên, bảo đại, định công, an dân, hòa chúng” (Dẹp yên vạn nước, liên tiếp được mùa, giữ được vị trí nước lớn, lập công đức, làm dân yên ổn, hòa hợp với tất cả mọi người), ngụ ý là kéo dài phúc tộ nhà Nguyễn, lập công dựng nghiệp.

    Các vị Vua triều nhà Nguyễn

  • Văn

    Ý Nga : TỐI TÂN QUÁ HOÁ… TĂM TỐI!

     

    Việt Nam ơi! Việt Nam!!!

    Thơ: Ý Nga

    Nhạc: Dân Chủ Ca

    http://www.danchuca.org/128kbps/VNOiVN.mp3 (hi-speed)

    http://www.danchuca.org/22Kbps/VNOiVN.mp3 (lo-speed)

    http://www.danchuca.org

     

     

     

    TỐI TÂN QUÁ HOÁ… TĂM TỐI!

    Ngợi ca hão: -“Tối tân, cần đổi mới!”

    Trời đất ơi! Kẻ hưởng thụ có đui?

    Nhậu lu bù, chúng rước giặc, ăn chơi

    Nước sắp mất, đảng bỉu môi ngồi đợi!

     

    Đem trẻ bán cho ngoại nhân trục lợi

    Ép gái thơ đi hầu hạ người ngoài

    Ru thanh niên trong yến ẩm vui say

    Chi khó bấy? Giặc chỉ cần chừng ấy!

     

    Khen trẹo miệng về một phường ăn hại

    Giả người câm, mù, điếc; hưởng phủ phê

    Sao xun xoe những chạy tội vụng về?

    Trời đất hỡi! Oan thường dân vô tội?

    Ý Nga, 18-6-2010.

     

     

     

    HỎI THĂM

    Kính tặng những chiến sĩ QLVNCH đang bước vào Tuổi Thu

     

    Rêu xanh đẹp mịn màng

    Giống như em với chàng

    Đã bao lời tâm sự

    Trong lý tưởng cùng mang.

     

    Quê người, em hỏi:

     -Vui không?

    -Chỉ vui gió nội hương đồng quê ta,

    Có em mộc mạc, hiền hòa

    Nụ cười sóng nước phù sa chao hoài,

    Ngọt ngào em rót vào tai,

    Khi anh cũng xếp hàng dài trồng… si.

     

    Quê người, em hỏi:

    -Làm gì?

    -Tìm Đường Trở Lại bởi vì thương dân

    (Thương em thôi, thì chỉ cần

    Va ly, tấm vé, tấm thân khứ hồi)

     

    Thương Quê, nói đến mềm môi

    Đường xa, chân gối rả rời rồi em

    Bạn bè đã ngủ êm đềm

    Xứ người, nằm hứng sương đêm âm thầm.

     

    Quê mình?

    Em nói: -Tối tăm!

    Lòng dân?

    -Gió thét, sóng gầm khắp nơi!

    Chờ người khuấy nước, chọc trời

    Đứng lên hiệu triệu một lời thiện tâm

    Nỗi đau vận nước thăng trầm

    Mừng anh còn chút lương tâm cho Nhà.

     

    Quê người vẫn nhạc Thương Ca

    Em ơi bao khúc San Hà vẫn ngân!

    Mỵ dân, bọn Cộng phá Nhà

    Người người đã rõ ác tà là ai!

    Ý Nga, 22.5.2010.

     

     

    NHI NHA, NHI NHÔ

                    Kính tặng những Quả Phụ Tử Sĩ QL VNCH

    đã hy sinh cho một VN Tự Do.

     

    Móm răng nuốt cháo phập phèo

    Tuổi già nói ít, nghe nhiều khỏe hơn

    Dễ thương bên những trẻ con

    Nghe chúng bập bẹ, cười giòn, ngây ngô.

    *

    Già nhi nha, trẻ nhi nhô

    Ru nhau câu hát điệu hò… Ngủ Ngon*

     

    À… ơi…

    Ru cháu giấc mộng thật tròn

    Ru bà bớt nhớ hương thôn xa vời.

    Nỉ non mạch nối ngọt bùi

    Cháu say, bà vẫn ngậm ngùi nhớ Quê

     

    Ạ… ơi… ơi… ạ! Nẽo Về

    Đàn con tìm mãi vẫn lê thê dài.

     

    À… ơi… Giấc Mộng Nam Ai

    Ru con, ru cháu: Đất đai phải đòi!

    Đường bà chặng cuối sắp rời

    Mong chi khuấy nước, chọc trời cháu ơi!

    San hà một mảnh tả tơi

    Máu Cha Ông đổ cả đời vì đâu?

    Ngủ ngoan, chóng lớn, về sau

    Nên công, nên phận, đồng bào phải thương!

    Chớ nên lỡ bước, lạc đường

    Khí hùng bất tử: noi gương. Ơi…à…

    Ạ… ơi… ơi…

    Ạ… ời… ời…

     

    Ý Nga, 6.6.2010.

                           

    *Cái ngủ mày ngủ cho say

    Để mẹ đi cấy, đi cày đồng sâu.

     

     

    MỤ TÚ THỜI ĐẠI

    Gửi H.

    Chuyện người đem bươi móc

    Thời giờ quá thừa dư

    Mụ làm thợ chẻ tóc

    Làm tám, không làm tư

     

    Mụ đúng là “Việt kiều”

    Chính hiệu bà Tự Kiêu

    Đi, về… mụ buôn bán

    Gái thơ con nhà nghèo.

     Ý Nga, 1.6.2007.

     

    “HIỆN ĐẠI’’

    Giàu sang rủng rỉnh; dư của, no cơm

    Áo thụng choàng nhau, xúm lại bốc thơm

    Hỗn độn những lời bày chơi trên giấy

    Tanh hôi như rác, chữ nghĩa bắt nhờm!

     

    Rằng: – Cần hiện đại. Lố nhố trò hề!

    Văn chương hạ cấp bày biện thấy ghê!

    Bẩn thỉu dòng thơ, tối tăm chữ nghĩa

    Rác rưới gom vào, xúm nhau… tung hê.

     

    Chao ơi tội nghiệp chữ nghĩa Việt Nam!

    Mất nước chưa đủ, họ còn tham lam

    Đỏ bần cố nông, cộng thêm “mất gốc”

    Văn hóa? Chỉ toàn một bọn lam nham!

     

    Viết để làm chi bao lời lộng ngôn?

    Đi để làm gì, bao giờ học… khôn?

    Tình để ở đâu “văn thi nghệ sĩ”?

    Hậu sinh làm sao thăng hoa tâm hồn?

     Ý Nga, Mồng Một Tết Quý Mùi.

     

    VIỆT CỘNG ĐỘI LỐT TU HÀNH

    Miệng luôn luôn Mô Phật

    Mà chẳng biết Phật mô?

    Vô thần ai tu thật?

    Tu gì cứ xin đô?

    Ý Nga, 11.12.2007.

     

    KIÊU SĨ

    Gửi MG.

    Kiêu sĩ này rất quen

    Làm thơ chỉ… để khen:

    Bạn ăn chơi chè chén,

    Vòng lợi danh bon chen.

     

    Kẻ xu nịnh vây quanh,

    “Thưa ông” và “Bẫm anh”

    Rã rời manh “chiếu rách’’

    Hắn chễm chệ ngon lành.

     

    Mốc thếch những i uông,

    Ăn, nhảy… rập một khuôn

    “Việt kiều” nuôi Việt… Cộng,

    Bất lương chung một chuồng!

     

    Khề khà, khệnh khạng khen:

    Tên khù khờ ố hoen,

    Kẻ “bầy nhầy đo đỏ”,

    Râu sũng rượu, nồng men.

     

    Thơ toàn nghĩa tối đen,

    Bên những chuyện… tắt đèn,

    Tán hưu và nói phét,

    Khơi động lòng ghét ghen.

     

    Mê sảng: trống, loa, kèn,

    Đập suốt ngày eng eng,

    Khua tay chân, hò hét,

    Diễn đàn nào cũng chen!

     

    Huếch hoác, huênh hoang, hèn

    Sách bày bán mới keng,

    Trắc, bằng nổ lộp bộp

    Kênh kiệu vần… rối beng.

     

    Hắn nhờ người rung chuông,

    Leo sân khấu diễn tuồng,

    Hứa đền đáp, ban thưởng,

    Màn rách vẫn chưa… buông!

    Ý Nga, 19.10.2006.

     

    SƯU TẦM LÀM CHI?

    -Hắn có chút tiền… Hồ*

    Tặng, sao cô không lấy?

    -Sao không cứu tiền… đồ,

    Đốt tiền Hồ ra tro?

     Ý Nga, 17.1.2009.

     

    THÁNG TƯ NÓI VỚI ANH

    Ai cũng xưng mình là “thi bá”

    Nên em buồn ủ lá vào thơ

    Gom thêm bao nỗi đợi chờ

    Nuôi mầm xanh mới bất ngờ trổ vui

    Tình anh cho, đủ ngọt bùi

    Tình em cho Nước, ngậm-ngùi vần trao

    Mặc người “thi bá, văn hào”

    Em thương Sông Núi, Đồng Bào em thôi!

    “Bá, hào”mấy chục năm rồi

    Tháng Tư vẫn bẩn mực mời rong chơi

    “Thi văn” chẳng động lòng khơi

    Tâm người ”nghệ-sĩ” chao ơi vô tình!

    Anh ơi! Mình hãy là mình

    Thơ văn chia sẻ bất bình của dân.

     Ý Nga, 28.2.2008.

     

     

    Việt Nam ơi! Việt Nam!!!

    Thơ: Ý Nga

    Nhạc: Dân Chủ Ca

    http://www.danchuca.org/128kbps/VNOiVN.mp3 (hi-speed)

    http://www.danchuca.org/22Kbps/VNOiVN.mp3 (lo-speed)

    http://www.danchuca.org

     

    MỘT THÁNG TƯ

    Giấy bút nhẹ tênh, chữ nghĩa chần chừ

    Chuyền mau đi chứ! Giữ Lửa Tháng Tư!

    Xin đừng vui hưởng đời sống riêng tư?

    Chẳng lẽ buồn hoài một đời xa xứ?

    Ý Nga, 1.4.2008

     

    HỎI THƠ

    Thương dân tộc, thơ nhắc em suy gẫm, 

    Trời tự do, hồn lại nhớ cố hương,                     

    Ôi quê hương! Bao giờ mới tự cường,

    Khi cộng sản vẫn… cường quyền, khát máu!

    Ý Nga, 6.10.2006.

     

    VIỆT NAM ƠI!
    Đêm trăng sao vằng vặc
    Không một ánh hỏa châu
    Mà em với đêm thâu
    Còn ưu tư trầm mặc,
    Nhớ về ngày thơ ấu
    Khói lửa xám một màu …
    Nay hòa bình từ lâu
    Vẫn còn xương thấm máu
    Tiền nhân và con cháu
    Ai tận lực ? Ai không ?
    Ai người sẽ góp công
    Vung giùm thanh gươm báu ?
    Việt Nam ơi! Việt Nam!!!

    Ý Nga.

     

    Việt Nam Ơi! Việt Nam!!!

    Lời nhạc: Nguyễn Văn Thành

    1.

    Giấy bút nhẹ tênh,

    chữ nghĩa chần chừ

    Chuyền mau đi chứ!

    Giữ Lửa Tháng Tư!

    Thương dân tộc,

    thơ nhắc em suy gẫm,   

    Trời tự do,

    hồn lại nhớ cố hương,               

    Ôi quê hương! Bao giờ mới tự cường,

    Khi cộng sản vẫn… cường quyền, khát máu!

     

    Việt Nam ơi! Việt Nam!!!

    Đêm trăng sao vằng vặc
    Không một ánh hỏa châu

    Mà em với đêm thâu
    Còn ưu tư trầm mặc,

    Nhớ về ngày thơ ấu
    ngày thơ ấu

    Khói lửa xám một màu …

     

    ĐK:

    Việt Nam ơi! Việt Nam!!!

    Nay hòa bình từ lâu
    Vẫn còn xương thấm máu

    Vẫn còn xương thấm máu

    Việt Nam ơi! Việt Nam!!!

     

    2.

    Giấy bút nhẹ tênh,

    chữ nghĩa chần chừ

    Chuyền mau đi chứ!

    Giữ Lửa Tháng Tư!

    Xin đừng vui hưởng đời sống riêng tư?

    Chẳng lẽ buồn hoài một đời xa xứ? 

    Chẳng lẽ buồn hoài một đời xa xứ? 

     

    Việt Nam ơi! Việt Nam!!!

    Tiền nhân và con cháu
    Ai tận lực ? Ai không ?
    Ai người sẽ góp công
    Vung giùm thanh gươm báu ?

    Việt Nam ơi! Việt Nam!!!

    ĐK:

    HÓA THẠCH

    Buổi chiều đẹp nhờ vàng ươm áo lụa

    Em ngọt ngào như sửa lúa ruộng xưa

    Anh thật thà, ngây ngất bản tình ca

    Vô tội vạ, nụ cười xinh, tóc xõa.

     

    Anh hóa thạch, tà áo dài óng ả

    Vừa liếc yêu, thương chi lạ mắt nhìn

    Em à, em! Anh vừa mất niềm tin

    Ngôn vô xuất, anh hùng gan thỏ đế!

    Á Nghi, 22.6.2010

     

     

    TÌNH NHƯ TRĂNG TỎ SAO BÀY… “TỐI… THƯ”?

    Tặng những chàng mới biết yêu

     

    Gửi em một… Tối Hậu Thư:

    -“Thương không thì bảo?” Cầm như đã liều!

    Sáng, trưa… chờ đến… phiêu diêu

    Cầu: Thư có…hậu, trước chiều…tối nay

    Bằng không, ê mặt ê mày

    Sáng trưng, bày đặt tự đày: Tối… Thư!

    Á Nghi, 29.8.2008.

     

     

    HOA MẮT

    Ðom Đóm ban ngày rơi giữa tay
    Em gom không trọn thế gian này
    Nên em ngã xuống trong đau đớn
    Thương ánh Sao Đêm rơi giữa… ngày.

    Những ánh Sao Ngày rơi đầy đường
    Rơi hoài nên mắt đọng mù sương
    Nên em không thể nào định hướng
    Em ghét ngày này! Quyết chẳng thương!

    Á Nghi, 17.11.2003.

     

     

    TUYẾT ƠI!

    Âm ỷ cháy, ngọn Lửa Tình làm nũng

    Càng về khuya lửa càng ấm nhớ nhung

    Trăng càng soi, tình càng thoảng hương nồng

    Em vốc tuyết xoa dịu cơn hờn giỗi.

    *

    Em lặng ngắm những cành thông trĩu tuyết

    Đêm mù sương, thiên hạ ai ra đường?

    Một mình em, tội nghiệp thấy mà… thương!

    Tuyết ơi tuyết! Tan đi cùng lửa ấm!

    Á Nghi, 30.3.2008.

     

     

    MÌNH À! MÌNH ƠI!

    Buổi chiều mong có ráng pha.

    Hay cầu vòng bắc cho ta có Mình

    Mình ơi! Ơi những là tình

    Em ôm cơn bệnh mông-mênh buổi chiều

     

    Buổi chiều buồn đến hắt-hiu

    Quạ kêu tiếng đục, buồn thiu xứ người

    Lênh-đênh hai đứa Mình ơi!

    Một vòng luân-lạc, trùng khơi hướng về

    Một đời nuôi chí đã thề

    Lửa tâm em thắp, thơ đề được bao?

    Vòng sinh tử chậm hay mau?

    Thân em run-rẩy niềm đau giữa đời.

     

    Buổi chiều một bóng chơi-vơi

    Cô-đơn. Tấc dạ tơi-bời nhớ thương

    Ngắm bao viên thuốc bọc đường

    Thấy như cay đắng Vô Thường về đây!

    Á Nghi, 13.4.2005.

     

     

    ONG NÀO KHÔNG NHẢ MẬT!

    Anh khéo nói, người nghe chết như bỡn

    Êm êm lời, đâu dám giỡn tai nghe

    Càng tỉ tê, càng tự vệ. Khổ ghê!

    Vậy mà cũng đam mê lời mật ngọt!

    Á Nghi, 22.6.6.2010.

     

     

    NẾU MỘT MAI

    Anh à! Mai mốt em…đi

    Cõi dương anh ở, làm chi qua ngày?

    Không em, ai sẽ được thay?

    Giờ ăn, giấc ngủ, ai lay sóng tình?

    Không em, chẳng còn chuyện… mình

    Anh đem ai thế chuyện tình của em?

    Á Nghi, 30.3.2003.

     

     

    LẠ QUEN, KHEN CHÊ

    Lạ… người cứ nói thương thương

    Ngày nào cũng gặp, chung đường thành… quen

     

    Mở lời chuyện chi cũng… khen

    Làm tôi chẳng biết làm răng… chê nguời

     

    Theo tôi, cứ thích nụ… cười

    Bây giờ giận dỗi ai thời…khóc cho?

     

    Người khen tôi… đẹp, hẹn hò

    Tại sao người… xấu, chẳng nhờ mối mai?

    Á Nghi, 29.8.2008.

     

     

    ƠI MÌNH, ƠI TA!

    Người chẳng nhớ, chẳng thương, trồng si mãi

    Mình! Em thương, sao không nhớ khi xa?

    Hay tại em đã quá đổi thật thà,

    Thương một chút, nhớ cũng chừa một chút?

     

    Từ nay nhớ, ngàn giây, chừa một… phút

    Chắc cũng vừa để ngồi ngắm Cây Si

    Cũng dễ ưa, trưa nắng, nóng kể gì!

    Sông uốn khúc, người dại chi thổn thức!

    Á Nghi, 23.6.2008.

     

     

    CƯỜI CỢT

    Anh cười thì cứ cười đi

    Nhưng đừng cười… cợt vết tỳ hóa to

    Cười cười, cợt cợt quanh co

    Tội ai đau khổ, dày vò nát tim

    Á Nghi, 22.6.2010.

     

     

     

  • Văn

    Ý Nga : TÌNH NHƯ TRĂNG TỎ SAO BÀY

    TÌNH NHƯ TRĂNG TỎ SAO BÀY… “TỐI… THƯ”?

     

            Tặng những chàng mới biết yêu

     

    Gửi em một… Tối Hậu Thư:

    -“Thương không thì bảo?” Cầm như đã liều!

    Sáng, trưa… chờ đến… phiêu diêu

    Cầu: Thư có…hậu, trước chiều…tối nay

    Bằng không, ê mặt ê mày

    Sáng trưng, bày đặt tự đày: Tối… Thư.

     

    Á Nghi, 29.8.2008.

     

     

     

    AI THEO EM NÈ?

     

    Anh ghen, nhất định không nhìn,

    Em đi qua lại, giữ gìn cách xa

    Ban đêm em tưới mướt hoa,

    Ban ngày em nấu bao là thức ăn

    Mùi thơm bắt… anh lại gần:

     

    -Đã một tuần đói, ai cần chi no?

    Ai biểu dưa giá, thịt kho

    Canh bầu tôm, điểm tiêu  ngò làm chi?

    Thơm lựng chẳng còn… đuờng đi

    Thì anh… nếm thử, bề gì cũng… dư

    Ghen em chưa đã cơn nư

    Em còn diện áo xinh? Chừ đi mô?

     

    -Em dạo một vòng bờ hồ

    Xem Cây Si Dễ Thương mô theo nàng?

    Á Nghi, 27.8.2008.

     

     

    Cháo Cô Đơn

     

    Thứ Hai: buổi sáng cằn nhằn,

    Ra vào cau có, nét nhăn buổi chiều.

    Thứ Ba: la hét đủ chiêu

    Thứ Tư: than thở cho điêu đứng nàng

    Thứ Năm: nhà cửa oang oang

    “Nhà” ai thứ Sáu làm tàng thế kia?

    Thờ ơ thứ Bảy nữa kìa!

    Còn chi Chủ Nhật ngoài… Bìa Ngậm Tăm?

     

    Phục em hết sức! Âm thầm:

    Ướp… Im thấm… Lặng đem hầm.. Cô Đơn

    Ninh cho nhừ những Giỗi Hờn

    Xào… Cay cùng… Đắng chập chờn với nhau

    Mở vung nung nấu một Bầu

    Tâm Tư Rối Rắm, âu sầu vòng tua.

     

    Có gì ăn nấy cũng… vừa!

    Cuối tuần không đói thì chừa… Thứ Hai.

     

    Thứ Hai, buổi sáng…? Thuộc bài!

     

    Á Nghi, 19.8.2008.

     

     

    LẠ QUEN, KHEN CHÊ

     

    Lạ… người cứ nói thương thương

    Ngày nào cũng gặp, chung đường thành… quen

     

    Mở lời chuyện chi cũng… khen

    Làm tôi chẳng biết làm răng… chê nguời

     

    Theo tôi, cứ thích nụ… cười

    Bây giờ giận dỗi ai thời khóc cho?

     

    Người khen tôi… đẹp, hẹn hò

    Tại sao người… xấu, chẳng nhờ mối mai?

    Á Nghi, 29.8.2008.

     

     

     

    ANH NÓI THÌ EM… IM

     

    Anh giận, nói hoài, không chịu ngưng

    Em hờn, im mãi, lệ chẳng ngừng

    Lời anh đắng nghét, tai điêu đứng

    Nước mắt mặn chằng, môi chẳng ưng.

    Á Nghi, 13.4.2007.

     

     

     

    SAO MÀ SI TÌNH!

     

    Chàng dũng sĩ giang hồ lãng tử

    Thấy cô nàng, để mắt yêu thương

    Người ta bằng… thịt, bằng xương

    Sao về mộng… gió, mơ sương si tình?

    Á Nghi, 18.3.2004.

     

     

     

    THAY ĐỔI

     

    Lịch mỗi năm mỗi thay

    Nên… vách tường mới hoài

    Anh càng già càng khó

    Ai thay hồn em đây?

    Bóc đi anh, trang giấy

    Của tờ lịch u buồn.

    Rồi Anh thay vào đấy

    Nụ cười tròn, vui luôn!

    Á Nghi, 23.4.2006.

     

     

     

     

    “THẲNG NHƯ RUỘT NGỰA”

     

    Ruột gà, ruột vịt có cong,

    Mà trâu, bò, ngựa lại mong thẳng thừng?

    Chẳng qua lỡ thương người…dưng

    Bỏ Ba, xa Má, có dừng được đâu.

    Ruột em, anh nghĩ thế nào,

    Chí tình, chí nghĩa, ngọt ngào bao năm?

    Á Nghi, 29.8.2008.

     

     

     

     

    HIỀN… KHÔ

     

    Ối giời ơi Bắc Kỳ

    Sao mà anh dữ quá!

    Lại thương tui làm chi,

    Ai đủ tài đanh đá?

     

    Tui là dân “Quỏn Nom”*

    “Núa cớ chi” cũng “lọa”

    “Lọa” nhưng không càm ràm.

    Thà… tử điểm: tác xạ!

    Á Nghi, 29.8.2008.

    —————————————-

    *Núa = nói.

    *”Núa cớ chi” = nói điều gì

    *Lọa = cái chi, điều chi, lạ.

     

     

     

    ĐỘ LƯỢNG

     

    Xưa chàng khen: – Ngực em thơm!

    Ung thư! Nàng cắt, chẳng bơm… phồng phồng

    Chàng bèn tìm kiếm… Muỗi Mòng

    Hương thơm ngày cũ, thay nồng hương… tân

    Mê cung âm lại quen thân:

    – Hương em thơm quá! Thêm lần lại khen

    Phòng nhì, tam, tứ bon chen

    Muỗi Mòng,Rận Rệp bu đen hóa… nghèo

    *

    Sóng tình nàng vỗ âm reo:

    Hương tôi hữu xạ, Chí Phèo… hoàn lương!

    Á Nghi.

    Đường bay Frankfurt – Calgary , 10.8.2007 .

     

     

     

    SÓNG CÔ ĐƠN

     

    Bờ mi khép kín chờ… giờ

    Trở trăn, trăn trở. Giờ… chờ đợi ai?

    Giấc sầu một cõi chờ… mai

    Tối qua đi ngủ cho dài… đêm nay

     

    Trăng mờ, xoay gối động lay

    Ru em không ngủ, men cay giỗi hờn

    Một mình phát sóng cô đơn

    Ai chung tần số, rà… hồn nhận thâu?

    Á Nghi.

    Calgary, 10.8.2007.

     

     

     

     

    TRĂM VOI KHÔNG NƯỚC XÁO

     

    Nghe vo ve ruồi nhặng

    Miệng la hét cho… oai

    Vay món nợ trăm roi

    Sá chi câu tằng hắng!

     

    Nhất vợ, nhì bồ,

    Tam: cô hàng xóm

    Cái miệng “Xuân Móm”

    Cũng tại nhiều cô.

     

    Bây giờ “Thu Hô”

    Nhờ… hàm răng giả

    Lệ rơi lã chã

    Côi cút ra vô.

     

    Tứ cố vô thân

    Lục tuần thiểu não

    Đông Vương* không… mão

    Lấy ai đỡ đần?

     

    Thụ hình không án

    Bệnh hoạn liên miên

    Lục phủ, ngũ tạng

    Thất bát đảo điên.

     

    Sa cơ l bước

    Muốn xuống cửu tuyền

    Nhưng còn ao ước

    Một lần: thêm… duyên.

    *

    Thập bát môn võ nghệ

    Nghề nào ông cũng… cao

    Bao “Đa mưu, túc kế”

    Chẳng giữ được cô nào.

     

    Bởi “Già néo, đứt dây”

    Than thở cùng ai đây?

    Đường còn dài đăng đẵng

    Xe đã… trật đường rầy!

     

    Cả “rừng” không thấy “cây”

    Gối chân đà run rẫy

    Lở đi gió, về mây

    Đành… “Đơn thương, độc mã”!

     

    Á Nghi, 9.7.2007.

    *Đông Vương = ông vua tên Đông.

     

     

     

  • Văn

    Ý Nga :TIM PHA MỰC MÁU, CHỮ ĐẦY XÓT XA

    TIM PHA MỰC MÁU, CHỮ ĐẦY XÓT XA

     

    *Cho tuổi thơ hành khất ở Việt Nam, bưới rác,

    lượm đồ phế thải từ những sọt rác của

    đảng viên XHCN và ”Việt Kiều yêu…CNXH”.


    Bao giờ em được chén cơm?
    Không cơm thừa mứa mà cơm của mình?
    Được nuôi bằng nhiều thứ tình

    Để khôn lớn, để thông minh? Thật buồn!

    Có thèm chăng, một nụ hôn
    Mẹ cha nuôi dưỡng tâm hồn tuổi xanh?


    Thương em, quần áo hôi tanh
    Ruồi bu, nhặng đậu, học hành nơi ai?
    Bơ vơ tuổi nhỏ lạc loài,
    Sống không còn biết ngày mai, sống thừa,

    Rác Thức Ăn, hỏi có vừa
    Cho em qua được bữa trưa trong ngày?

     

    Thơ ơi! Giấy, viết run tay
    Mực vơi nước mắt, chữ đầy xót xa
    Hồn đất Mẹ, Tình quê Cha
    Viết cho em, mà chính ta đau cùng!

    Ý Nga.

     

    RĂNG HUYỀN SAO GỌI HẠT NA?

     

    Kính dâng hương linh Nhạc Mẫu

    Kính tặng quý anh chị: Thìn, Nga, Thùy, Vinh.

     

    Mẹ ngồi thấp thỏm chiều mưa

    Thúng rau bán ế, chợ thưa bóng người

    Mẹ ngồi nhớ tiếng trẻ cười:

    “Sao răng Mẹ nhuộm?” Hỏi, lời khó nghe

    Trẻ hỏi như người nói vè

    Học đâu quên đấy, cà kê hỏi hoài.

    *

    Mẹ ngồi môi đỏ trầu nhai

    Châu thân ẩm nước, bờ vai mỏi nhừ

    Tính sao có đồng kẹo dư

    Nuôi con ăn học được như bạn-bè

    Xăn quần, lội nước, buốt tê

    Thôi không bán, mua quà về cho con

    Chợ tan, lòng Mẹ hãy còn

    Nụ cười thơ, trẻ mỏi-mòn ngóng trông

    Mồ-côi cha, chẳng ai bồng

    Vác khuân, gồng gánh; thay chồng, lo toan!

    *

    Bây giờ hồn Mẹ an nhàn

    Bờ giác gần Phật, xa ngàn bến mê

    Nhớ gì nhớ lại nhớ ghê

    Nụ cười móm-mém, con mê răng… huyền

    Di-cư, đời Mẹ đảo-điên

    Đời con điên-đảo, vượt biên, cũng… đầy

    *

    Nén hương dâng Mẹ một ngày

    Lòng con biển nhớ, trời bày hương hoa.

    Ý Nga, 25.11.2005.

     

    SAO ANH CHƯA VỀ?

     

    Kính tặng những người Vợ Lính VNCH

    đã mất chồng trong cơn quốc biến 30.4.1975.

     

    Hoa nắng rụng đầy mắt em

    Vờn bay, vui lây sợi tóc

    -“Nhớ em, nhớ đến bắt thèm!

    Mình ơi! Cưng em như ngọc!”

     

    Hoa nắng, mắt sao long lanh?

    Nhìn chi, nhìn hoài không chớp?

    Xem kìa! Màu trời thiên thanh!”

    Anh …”đùa” làm … tim em ngộp.

     

    Một ngày mình dạo công viên

    Một ngày bên nhau hạnh phúc

    Xa, thì lâu đến … phát điên

    Gần nhau, chỉ gần… một lúc.

     

    Rồi xa, hai ngả đi về,

    Rồi chia tay. Buồn! Ly biệt!

    Đêm ơi! Sao dài lê thê,

    Nên thơ buồn lây người viết

    *

    Em biết mình vừa nằm mơ

    Giấc mơ, ôi sao mà đẹp:

    Mỗi đứa đọc một bài thơ

    Chuyền tay, đôi mình cùng chép.

     

    Trời ơi! Cơn mơ sao ác?

    Làm em thức … giữa cơn vui

    Lá vàng, kìa, rơi lác đác

    Mắt em chạm chút ngậm ngùi.

     

    Công viên trong mơ, vào hạ,

    Sao, đêm bây giờ là xuân?

    Chưa thu sao cây vàng lá?

    Để em ngơ ngẩn, bần thần.

     

    Anh vừa gọi em:”Này Cưng!”

    Tay mình vừa cầm trong nắng

    Trời ơi! Em… run quá chừng!

    Mà đêm, giờ sao yên lặng?

     

    Anh vừa gọi em:”Mình ơi!”

    Mà sao giờ Anh đâu mất?

    Hai đứa vừa mới rong chơi

    Mà mơ… đã không là thật

    *

    Anh yêu! Nhớ Anh quá à!

    Trời mưa làm em sợ lắm!

    Anh về mà xem Tâm Hoa

    Nở rực ngoài sân, Vàng thắm.

     

    Anh nè! Có nhớ em không?

    Việt Nam, em còn trông ngóng

    Anh ơi! Chúng vẫn còn”hồng”

    Hồn Anh, xin về”giải phóng”.

    Ý Nga, 18.6.2002.

     

     

    CỐ GẮNG LÊN!

    Đi trên đôi chân này,

    Là bộ óc hăng say,

    Coi thường đời riêng khổ

    Nhẹ như áng mây bay.

     

    Lo giúp người bất hạnh,

    Dấn Thân vào Việc Chung,

    Tìm mọi cách góp sức.

    Sống tự tại ung dung.

     

    Nhan sắc rồi cũng nhạt,

    Danh lợi nào chẳng tàn?

    Duy nét đẹp còn mãi:

    Lòng son gửi thế gian!

    Ý Nga, 31.7.2006.


     

    ƯỚC NGUYỆN

    Mỗi người mang một cái hay

    Chân đi, hồn ở; đất này, tình kia

    Quốc sầu nên phải tạm chia

    Dở, hay? Giấy rách giữ bìa Việt-Nam!

    Gói trong uất nghẹn cõi phàm

    Những dòng thơ hận tôi làm cho tôi

    Mong sao hậu thế bớt tồi

    Rút kinh-nghiệm máu đắp bồi mai sau

    Cội nguồn xin giữ giùm nhau

    Vẻ vang đất nước, đẹp giàu người dân.

    Ý Nga, 16.2.2004.

    HOÀNG HOA THÁM

    Ưu tú nhất, Đoàn Nghĩa Quân Cách Mạng

    Tuổi hăm ba đã được chức Đốc Binh

    Dạ anh hùng, cùng con quyết tử sinh

    Ý chí lớn, xung phong vùng hiểm địa.

     

    Đánh bền bỉ! Giặc thất kinh hồn vía

    Ba mốt năm hùng cứ miền Trung Châu

    “Dục hoãn cầu mưu”, bí mật rừng sâu

    Nội công, ngoại kích ngay trong lòng địch.

     

    Rực rỡ chiến công, lập bao thành tích

    Chiến đấu lâu dài, chiêu mộ thanh niên

    Rút quân vào rừng Thượng, Hạ bình yên

    Ngấm ngầm hoạt động; tương mưu, tựu kế.

     

    Đạn địch cạn dần, chận đường tiếp tế

    Trí Lệ: Tây bỏ quân dụng, quân trang

    Binh sĩ tinh luyện, tiến thoát dễ dàng

    Nhờ công tổ chức đội quân thuần thục.

     

    Tính toán thật hay! Giặc không lương thực,

    Đánh đường xe lửa Hà Nội, Lạng Sơn

    Binh sĩ hăng say, gian khó chẳng sờn,

    Tấn công các trục giao thông chính yếu…

    *

    Một tay kháng chiến, nghìn Tây líu quíu

    Tấm lòng yêu nước đáng kính bao nhiêu,

    Càng làm cho giặc lo sợ đủ điều,

    Hiền tài, sĩ phu thêm lòng khâm phục!

    *

    Từ: Trí Lệ, Phủ Lạng Thương, Vĩnh Phúc,

    Hay Quế Dương, Lũng Lạt, đến Đồng Đăng,

    Qua Lạng Sơn, Hà Nội, tới Bắc Giang.v.v…

    Giặc xiểng liểng với Hùm-Thiêng-Yên-Thế!

     

    Lòng ái quốc, chân thành tuôn huyết thệ

    Dân Thái Nguyên, Ấm Động, đến Hiệp Hòa,

    Hay Việt Yên, Võ Dàng, tận Chợ Gà .v.v…

    Đều khâm phục cờ Cần Vương, Đề Thám!!!

    Ý Nga, 17.2.2007.

     

     

     

     

     

     

     

    CẦN

     

    Bài thơ ướp mãi còn… ôi

    Cần hương gì nhỉ cho xuôi ngọt vần?

    Hương tình là tuyệt nhất trần

    Men tình yêu nước mới gần được thơ.

     

    Ý Nga, 27.3.2003.



     

     

     

    NỤ HÔN TRÊN ĐẦU

     

    Tóc em vừa gội thơm lừng,

    Anh yêu âu yếm, môi dừng nụ hôn,

    Cho nên em đã thả hồn,

    Nhớ thương về Má, cô đơn quê nhà,

    Ngọt ngào nhiều nhất vẫn là,

    Bàn tay Má bện mượt mà bím xinh,

    Bím xong, thêm nụ hôn tình,

    Mẹ âu yếm đặt, như anh, trên… đầu.

    Ý Nga, 2.11.2008.

     

     

     

     

    NHỚ

     

    Gần trời thấy nắng, xưng vua.

    Gần trăng thấy sáng; gần chùa muốn tu.

    Gần cờ đỏ, nhớ người tù

    “Tập trung, cải tạo”, thiên thu chẳng về!

    Ý Nga, 12.10.2005.

     

     

     

    EM TÔI

     

    Cho Nhựt, Minh.

    Ngày xưa thằng bé ở truồng

    Nắm cơm cháy, cũng thèm thuồng chạy xin

    Bây giờ biết có giữ gìn,

    Tấm lòng ngày cũ khi nghìn áo… hoa?

    Ý Nga, 14.8.2008.

     

     

     

    BẤT NGHĨA

     

    Ăn cháo chưa xong, đá bát rồi

    “Bạn” này đúng là bạn-đầu-môi

    Lượm lên cái bát lăn long lóc

    Tôi rửa, tôi lau, trưng để đời.

    Ý Nga, 24.11.2008.

     

     

  • Văn

    Ý Nga : Nhịp Tim

    NHỊP TIM.

    Nhịp nào dồn dập, rộn ràng

    Khi người mắt liếc dịu dàng say mê?

    Nhịp nào khờ khạo đê  mê

    Bàn tay, ai nắm, giật tê điếng hồn

    Dương, âm? Dòng điện mấy Volt?

    Mà em ngơ ngẩn nụ hôn lần đầu?

    Á Nghi, 28.1.2009.

     


    GHÉT, SAO EM CƯỜI?

    Lúc nào anh cũng đi mau

    Em theo cho kịp, ôi chao lả người

    Thương dày cao gót lôi thôi

    Chân mau nhịp bước, hỏi người làm sao?

    Làm sao? Biết nói thế nào?

    Ghét anh thời ghét, nhưng sao vẫn… cười?

    Á Nghi, 7.2.2009.

     

    TÌM NHAU.

     

    Hương tình thơm nức hương tân

    Trăng vàng như mật, ướp ân ái mình.

    “Tình tang…tang tính…, tình tình”

    Câu dân ca ngắn, chữ “Tình” đã ba

    Cho nên hai đứa mặn mà

    Chữ Tình vô giá. Ối… a… thương hoài!

    Á Nghi, 7.12.2008.

     

    GẦN MÀ XA.

    Căn nhà nhỏ chia làm hai thế giới

    Em phòng này đóng cửa với văn thơ

    Anh phòng kia đọc báo cho bớt… khờ

    Hai mạch thở, hai tâm hồn chới với.

    Á Nghi, 26.2.2009.

     

     

     

    GIẬN NHAU.

    Chàng không nói gì, tôi chẳng nói chi

    Cơm ai nấy biết, việc ai nấy đi

    Đụng mặt ra vô ai thèm để ý

    Hai người hai cõi, vô kế khả thi!

    Á Nghi, 21.3.2009.

     

    THÔI! KHÔNG GHÉT.

    Ghét anh, đêm hỏi, trăng không nói

    Nóng quá, ban ngày Trời cũng im

    Tuyết đã thôi rơi, trời thay gió

    Thì thôi không ghét, chỉ… thương thương!

    Á Nghi, 27.6.2009.


     

    TRÒN CHƯA?

    Anh buồn, anh làm khổ tôi

    Tôi buồn, thơ cũng khổ rồi đó nha!

    *

    Vần buồn, thơ chẳng nở hoa

    Vần vui đi trốn, lệ nhòa giấy thơm

    Đêm buồn, thương… chiếc gối ôm

    Bao nhiêu năm vẫn cứ gom muộn phiền

    Đêm trăng khuyết một đường viền

    Hỏi tôi, tôi khuyết mấy niên nữa tròn?

    Á Nghi, 2.11.2008.

     

     

    ÁNH DƯƠNG NÈ.

    Nhìn anh chỉ một chút thôi

    Mà bao âu yếm bồi hồi trong tim.

    Nụ cười… chìm ánh trăng đêm

    Lắng nghe điệp khúc êm đềm: -Yêu Em!

    Á Nghi, 7.12.2008.

     

     

     

    YÊU ĐỜI.

    Thắt hàng bím tóc, buông vai

    Bờ vai nhột nhạt đưa tay sửa hoài

    Nơ xinh chọn sắc nhẹ, cài

    Xen đen, sợi bạc trang đài điểm hoa

    Áo đầm chọn vải  mượt mà

    Gọn gàng, ra cửa. Ô kìa nắng lên!

    Ước gì anh ở một bên

    Cùng nhau mình ngắm mây nền trời xanh.

    Á Nghi, 17.9.2008.

    EM CÒN CÓ MỘT LƯƠNG TÂM

    Một chủ nghĩa cộng sản

    Giết bao nhiêu lương dân?

    Một nhóm người ăn bẩn

    Vay bao nhiêu nợ nần?

     

    Không vẽ hoa thêm phấn

    Chẳng vẽ tình thêm hương

    Ngòi bút em là súng

    Không bẻ cong tầm thường!

     

    Bao nỗi đau nhọc nhằn

    Mấy mươi năm chịu đựng

    Trên đất Mẹ khô cằn

    Bạo ác cần phải bứng!

     

    Không vẽ ong thêm bướm

    Chẳng tẩm mật đài hoa

    Em chọn đường chiến đấu

    Chia sẻ cùng nước nhà!

     

    Thơ, thiên hạ mua… vui

    Vui, trong khi dân… khổ

    Lấy ai chia ngậm ngùi

    Cùm gông ai tháo hộ?

     

    Anh không thương thì… ghét

    Em bất cần khen, chê

    Dân mình sống thảm thê,

    Dửng dưng là đồng lõa!

    Ý Nga, 27.1.2007.


     

    SAO EM NÓI TIẾNG VIỆT NAM?

    Quần dở… chứng; áo dở… lưng

    Khoen đeo lủng-lẳng, tuổi chừng hai mươi

    Trên tay thuốc lá, em cười,

    Diễu cha, cợt mẹ bằng… lời Việt-Nam

    Tội ta xấu-hổ, cúi gầm

    Em ơi! Ta trách ta thầm đây em!

    Ý Nga, 15.1.2002.


     

    MUA VUI, CHUỐC BUỒN

    Một trang tiểu thuyết diễm tình

    Mua vui độc giả xinh xinh tuổi hồng

    Mộng mơ sao được tấm chồng

    Ra người quân tử, bõ công thêu thùa.

     

    Một trang gián điệp hơn thua

    Mua vui độc giả thích đùa nhịp tim

    Điệp viên nổi nổi, chìm chìm

    Càng thêm gay cấn, càng niềm hân hoan.

     

    Một trang thơ ước khải hoàn

    Sao em viết mãi? Gian nan vô cùng!

    Phải chăng em viết Chuyện Chung,

    Sử xưa sáng quá, giờ… chùng lòng đau?

     

    Anh ơi hãy nhắc giùm nhau!

    Viết sao cả nước đồng bào… cùng vui

    Chuốc buồn: nên tránh, kẻo… xui!

    Đừng riêng vui vẻ, ngậm ngùi lòng dân.

    Ý Nga, 16.4.2006.


     

    VẼ LẠI BỨC TRANH

    Tay mẹ chùng chiếc rá

    Vớt những áng bèo xanh

    Con nhớ hoài màu lục

    Trong nắng chiều vàng hanh.

     

    Trông kìa bong bóng cá

    Đớp bèo, bơi thật nhanh

    Âm thanh theo tay Mẹ

    Xào xạc đám lục bình.

     

    Con nhớ hoài màu tím,

    Và Mẹ hiền trong tranh

    Hoa lục bình chừ hiếm

    Như sức Mẹ mong manh.

     

    Ao cá nhà dần mất,

    Giặc cướp đất dân lành

    Đời nghèo thêm chật vật

    Còn chi sắc bèo xanh?

     

    Mẹ ơi Mẹ! Ai đành!

    Ý Nga, 2.7.2003.

     

    GIỌT LỆ TÔI ƠI!

    Thơ, người nằm võng giữa trưa

    Ầu ơ cứ hát đong-đưa thả hồn

    Suối tóc huyền, đẹp cô thôn

    Võng đưa bao nhịp, lớn khôn đến giờ?

    Chảy ra sông cả tuổi thơ

    Sông thương đất Mẹ, sông mơ tuổi ngà

    Mực trôi về tận trời xa

    Lệ rơi hạt nặng!… Chiều tà bóng im…

    Lệ em mà biết chỗ tìm

    Về dòng sông Mẹ, trái tim ngọc ngà

    Mực em mà biết mài ra

    Thành dòng máu ấm chan-hòa niềm vui

    Lệ ơi! Cứ chảy em chùi!

    Mực ơi! Cứ viết ngọt bùi Việt Nam!

    Ý Nga, 2.3.2002.


     

    VÀO ĐỜI

    Hồn nương tiếng võng Mẹ đưa

    Hây hây ngọn gió, tim chưa muốn rời

    Lớn trong lời Mẹ: “À ơi…!”

    Nên lòng nhớ mãi những lời dạy khôn:

    Thiếu người truyền hịch? Sử ôn!

    Gương anh thư Việt vẫn còn sáng trưng!

    Ý Nga, 28.11.2003.

     


    ÁO HỒNG DỄ… GHÉT


    – Dễ Thương em mặc áo hồng

    Dễ thương, anh cũng lòng vòng theo sau

    Giày em cao gót đi mau

    Sẩy chân, vấp ngã, làm sao em về?

    Thương em, thương mái tóc thề,

    Thương lời nhí nhảnh, môi trề dễ yêu,

    Thương em, thương tới bao nhiêu

    Sao em gây khó, đủ điều, tội anh?

     

    Nếu em bắt chước… trái chanh

    Thì nên… chua với những Anh-Xếp-Hàng

    Tình si anh ở… ngọn thang

    Leo cao thêm nữa, xóm làng cười cho

    Hay em điệu bộ, giả đò,

    Thư anh không đọc, chẳng cho đi cùng?

     

    Dễ Thương ơi! Chớ ngại ngùng.

    Ngăn sông, cách núi cũng không ngại gì! *

     

    Dễ Thương, em hỏi mà chi:

    -”Ngày đi đã có, ngày về thì không?!

    Lòng anh nóng bỏng vôi nung:

    Ít người, chịu khó đi chung, sẽ nhiều!

    *

    Tình riêng chưa đủ em xiêu

    Hai người hai ngả, trăm chiều khó khăn?

    Ý Nga, 1.10.2004.


     

     

    BÓNG XẾ! CHIỀU ƠI CHỚ VỘI NGHIÊNG!

    Chiều nghiêng bóng xế. Ô kìa nắng!

    Đang lặn dần theo những ráng vàng.

    Ba Má lưng khòm, cong bóng dáng

    Theo từng cơn bệnh, lắm hoang mang.

     

    Bóng xế, chiều nghiêng, bóng vội vàng!

    Con cầu Ba Má được an khang

    Như bình minh nhé! Theo năm tháng

    Tô điểm đời con được vững vàng.

     

    Má hỡi, đợi con có Lối Về

    Khải hoàn câu hát rộn tình Quê

    Niềm vui chia sẻ cùng dân tộc

    “Giấy” rách còn đây, vẫn giữ “Lề”!

     

    Tim con cờ ủ theo hơi thở

    Bất hiếu, con đi mãi đến giờ

    Vẫn chửa ra gì cho rạng rỡ

    Vẫn buồn “Quốc Quốc”, nhớ “Gia Gia”!

     

    Chiều nghiêng bóng xế! Ba đừng vội

    Đừng bỏ con đi… Thơ nghẹn lời

    Lệ đã mặn lời con bối rối?

    Chiều ơi! Bóng xế nghiêng thêm rồi!

    Ý Nga, 17.2.2007.


     

    CHIẾN THI, THỢ VÀ THƠ

    Viết thay một người vợ lính.

     

    – Ban ngày anh là thợ

    Đêm đến anh làm thơ

    Khác nhau cái dấu nặng

    Giống nhau hăm bốn giờ.

    Khi xưa anh làm lính

    Đánh giỏi mà đành… thua

    Bây giờ em ra lệnh

    Bảo chi anh cũng ừa.

    *

    – Làm thợ vì chiến sĩ

    Cũng đời buồn ruổi rong

    Làm thơ thành… thi sĩ

    Có được em yêu không?

    *

    – Giặc nào đánh chẳng tan?

    Trận chiến nào đã tàn

    Mất súng gươm? Thay giấy!

    Xin anh khoan hưởng nhàn

    *

    Chiến sĩ không thấy ư?

    Toàn dân một cửa tù

    Hậu phương không hạnh phúc

    Thi Sĩ nỡ nào tu?

    Em dùng chữ Chiến Thi

    Cho bài thơ đẹp nhất…

    Tấm lòng là giấy trắng

    Xin anh hãy viết đi!

    *

    Giống nhau, hai đứa mình

    Ghi những lời theo Kinh

    Cứu Khổ cho dân tộc

    Chiến Thi đầy Trữ Tình.

    Ý Nga, 10.9.2003.

     

    NÚP MƯA

    Viết thay H.

     

    Ở một chỗ trời mưa, hai đứa núp

    Hình như còn hơi ấm của tay nhau

    Hình như nồng hương gió vẫn lao-xao

    Những tình tự, âm thanh nào vang mãi.

    *

    Anh ơi có phải chiều buồn

    Nên mưa ngày cũ chợt tuôn thơ này?

    Giọt nào ướt cả bàn tay,

    Giọt nào thấm mãi thơ đầy nhớ nhung,

    Mắt nào liếc trộm ngượng ngùng,

    Dù nào tung gió đã cùng nhau che,

    Mà em cứ nhớ, nhớ ghê!

    Nhớ Sài Gòn với lá me ngợp trời

    Theo từng cơn gió rơi rơi,

    Theo từng ngày phép… anh ơi nhớ hoài!

    Bao giờ người lính rất oai

    Dựng Cờ Vàng lại để mai em về?

    Ý Nga, 23.11.2003.

     

    BÔI BÁC

     

    -Đôi vớ rách rồi em

    Sao không mua đôi khác?

    Mang chi mà cũ mèm

    Cho người ta bôi… bác

     

    -Còn xanh màu, chưa bạc

    Cuối tuần em vá cho

    Bữa nay cho… chân thở

    Đỡ ngột ngạt. Tự do!

     

    Chỉ là một đôi vớ

    Chỉ là câu nói đùa

    Sao tự nhiên em nhớ

    Chuyện Quê Nhà cay chua:

    Tốn kém bao tiền bạc

    Một xác chết luôn… no

    Nên triệu dân… đói to

    Đảng mới là… bôi bác!

     

    “Bác” nằm cười trong lăng

    Mấy chục năm chửa… thăng

    Bôi son và trát phấn,

    Trò bát nháo, nhố nhăng!

    Ý Nga, 23.12.2007.


     

    BĂNG ĐẢNG LÀM GIÀU

     

    Nghe nhạc Dân Chủ Ca:

    “Người dân VN chỉ có 2 con đường:

    một con đường cùng và một con đường vùng lên!”

     

    “Ma cô, đĩ điếm”*** bỏ đi

    Đảng thương, đảng tiếc, còn chi sang giàu

    Bèn đem bán… bớt Cô Dâu,

    “Cháu Ngoan”, đảng bắt gục đầu bán dâm*

     

    Mở cửa đón giặc ngoại xâm**,

    Bán Nhà, bán đất, ngấm ngầm thủ riêng,

    Gọi người gom góp, lạc quyên

    Đem về nuôi… Đảng Chính Chuyên Làm Giàu

    Người khờ mở rộng hầu bao

    Nuôi Phường Hung Dữ trèo cao giết người

    Giết Người Khóc, để chúng cười

    Nụ cười thâm độc càng tươi, càng bền

    Đường Cùng, sinh… Đường Vùng Lên

    Việt Cộng lưu xú vạn niên: gian hùng!

    *

    Vùng lên! Cứu giang san chung!

    Cứu dân tộc đã Đường Cùng Khổ Đau!

    Ý Nga, 24.12.2007.

     

    *Trẻ thơ dưới 10 tuổi bị bán sang Thái Lan

    để phục vụ sinh lý cho ngoại nhân

    **Trung Cộng

    ***Lời của Đảng



     

    CHỊ VỀ

    Viết theo lời kể lại

    Chị về thấy gì biết không?

    Thấy dân, thân mỏng mòng mong đòi… nhà

    “Khiếu kiện’’? Chuyện đảng không tha!

    Chúng gom, bắt, nhốt. Thương là thương ơi!

    Ý Nga, 23.12.2007.


     

    ĐỤC BIA, TẨM HOA

     

    Đục một bia tưởng niệm

    Những thuyền nhân đã chết

    Đảng rõ ràng tẩm liệm

    Hương oan hồn thơm hoa.

    Ý Nga, 23.1.2008.


     

    ĐẠI ĐỒNG

     

    Đọc tin Việt Cộng đàn áp giáo dân Thái Hà

    và Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội

     

    Tách trà đã nguội từ lâu

    Môi chưa được chạm bởi câu thơ buồn

    Viết cho vơi bớt ngọn nguồn

    Túi Sầu căng cứng, lệ tuôn rủ mềm

    Niềm vui căng túi thời êm

    Ngủ say giấc mộng, ai thèm trà chi!

    *

    Nấu trà để hưởng hương vì

    Dằn cơn giận dữ: Cộng lỳ, dân kiên

    Đẩy người bỏ nước vượt biên

    Nhuộm người liêm chính ra chuyên chính… hồng

    Giết dần Kẻ Sĩ Tay Không

    Sản sinh ăn-cướp-đại-đồng ngu dân.

    Ý Nga, 12.9.2008.


     

    NGHỊ QUYẾT RƠM

     

    Lửa ơi! Xin chớ gần rơm

    Cháy bùng một chút chẳng làm được chi

    Tâm đồng, bền chí người đi

    Giữ hoài ngọn lửa chẳng vì bó rơm!

    Ý Nga, 25.8.2008.

    TÂM ĐIỂM

     

    Ôm quyền thế, mặc cho dân sống chết

    Đảng no nê, dân đói rách ê chề

    Đảng… xun xoe, dân chẳng dám… ngo ngoe

    “…Trốc tận rễ!” để ăn chơi trác táng.

    *

    Một tâm điểm không bao giờ xao lãng

    Sáng, trưa, chiều cứ lãng vãng triền miên

    Nghiền ngẫm ôn điều lưu xú vạn niên:

    Một chủ nghĩa do vô thần cai trị.

    *

    Mình hạnh phúc nhờ truyền nhau ý chí

    Đem nhục, vinh đất nước luyện tâm can

    Đem niềm đau dân tộc lên diễn đàn

    Mong nhắc nhở người cùng nhau tỉnh thức.

    *

    Cùng nhắc nhau thế nào là áp bức

    Là gông cùm, cùng “độc lập, ấm no”

    Thuận ý dân, đòi cho được: Tự Do!

    Hoa Chiến Thắng nở tưng bừng Đất Mẹ!

    *

     Ý Nga, 16.1.2009.

     

    *Khẩu hiệu của Việt Cộng: ”Trí phú địa hào:

    đào tận gốc, trốc tận rễ!”

    DÂN VÀ ĐẢNG

     

    Miền núi thẳm anh vùi thây đất Bắc

    Chốn bưng biền, kinh tế mới em đau

    Nuôi mẹ già, con dại, an ủi nhau:

    Nhờ… thống nhất, Bắc Nam cùng… đau khổ.

     

    Đảng… độc lập? Tăng thêm niềm phẫn nộ

    Dân… tự do? Được xuất ngoại lao nô

    Đảng nhởn nhơ… hạnh phúc, bán cơ đồ,

    Đảng vô sản, đại đồng: không lao động!

     Ý Nga, 24.9.2008.



    QUỐC GIA, CỘNG SẢN

     

    Kính tặng những người lính VNCH đã

    và đang âm thầm chiến đấu cho một Việt Nam Tự Do.

     

    Trăng xưa cười với người tù

    Trăng nay khóc với “thất phu” cuối đời

    Giận lòng, thương lính, buồn khơi

    Bao tình dâng nước, thương ơi tuổi chiều!

    Hào hùng đời lính bao nhiêu

    Bây gi móm mém thêm nhiều suy tư.

     

    Trăng cười, trăng khóc đã dư

    Đúng sai, sau trước, cộng trừ, lạ quen,

    Chánh, tà? Đã rõ trắng, đen!

    Quốc gia, cộng sản: chê, khen? Th bàn:

    Con gái đảng bán… Đại Hàn

    Con trai đảng bắt xếp hàng lao nô

    Ban ngày loa bắt bô bô:

    Truy lùng, tận diệt; quật mồ… về đêm

    “Đỏ” lòe, “đỏ” loẹt, lem nhem

    Bán dân không vốn, mua thêm nhục Nhà

    Tặng không Trung Cộng sơn hà

    Bắt Dân Oan Kiện Đòi Ra Công Bằng

    *

    Lính đi nếu chẳng hé răng

    Dân còn ở lại hỏi rằng tin ai?

     Ý Nga, 3.11.2007.



     

    “ĐẦY TỚ” LÀM… CHỦ

     

    “Đầy tớ”

    “Đầy tớ” nuôi chó thật… khờ!

    Cơm chiên, chả lụa ai ngờ nó chê

    Thức ăn của đảng ê hề

    Cao lương mỹ vị cận kề quen… hơi.

    Chủ

    Đầu tôm kho cá lòng tong

    Muối nêm mặn chát, lệ ròng dỗ con:

    -Con ăn với… cháo cũng ngon

    Còn hơn chết đói phải bòn… rác dơ.

     Ý Nga, 3.11.2007.

  • Văn

    Ý Nga : KHOAN VỀ VỚI ĐẤT

    KHOAN VỀ VỚI ĐẤT

    Nhân nghe tin Bạn Đấu Tranh

    cũng là Bạn Thơ bệnh nặng.

     

    “Người ơi! Người ở đừng về”*,

    Ở đây giữ vẹn câu thề từng trao,

    Bình dân, cốt cách thanh tao,

    Bạn đem vào giấy, thơ trao bút đề.

     

    “Người ơi! Người ở đừng về”

    Câu thơ thật ngộ! Lời quê mà tình!

    Yêu thương chữ nghĩa nước mình

    Sắt son như thể bóng hình bấy lâu

    Ầu ơ rồi lại … ví dầu

    Tiếng ru, vô nghĩa, nhiệm màu trái tim?

     

    Trách ai một chữ chẳng tìm

    Xen ngôn ngữ lạ, nhận chìm ca dao

    Dân ca, tục ngữ biết bao

    Cần chi ngoại ngữ chen vào lai căng

    Âm vang, nhạc điệu trắc bằng,

    Người ngoài cũng nói rõ ràng là “Mê!”

     

    “Người ơi! Người ở đừng về”

    Sống bên tôi, giữ lời thề, ước mơ!

    Bên nhau bàn chuyện dựng cờ

    Biết đâu thơ đẹp chẳng nhờ ý hay.

     

    Họ về, lặng lẽ khoanh tay,

    Cúi gầm mặt xuống, biết ngày nào vui?

    Ai ơi! Không tiến là lùi!

    Chìm sâu bóng tối, ngậm ngùi mãi sao!

     Ý Nga, 24.7.2003.

     

    *Dân ca Quan Họ, Bắc Ninh.

     

     

    TUYỆT GIAO

     

    Người gọi tôi “tri kỷ”,

    Không một chút thật lòng,

    Miệng lưỡi quen uốn cong

    Chẳng còn chi liêm sỉ.

     

    Sau lưng tôi, người chém

    Vẫn thốt lời “tri âm”

    Từng vết, từng vết bầm

    Thói hèn hay tính… lém?

     

    Không hèn, sao người sợ?

    Nhút nhát theo… trẻ con

    Quất lưng tôi bao đòn

    “Bạn bè” như phiên chợ.

     

    Tôm cá, bên hoa quả,

    Trên sạp bày cùng hàng

    Tấy cả đều rất sang,

    Sao mùi tanh vẫn tỏa?

     

    Lòng người ai lấy thước

    Mà đo được con tim?

    Bạn quý làm sao tìm?

    Cũng đành âu nghiệp số.

     

    ”Tuyệt giao và lặng im!”

    Ý Nga, 26.8.2003.

     

     

    BIA MỘ ĐƠN

     “Mai tôi chết, tôi sẽ phù hộ Y.N.”.

     

    Đưa Người Thơ vào lòng đất

    Giã từ, tiếc những tài hoa

    Chúc Thi Sĩ ngủ yên giấc

    Phò hộ Dân giữ được Nhà

     

    Đưa hồn thơ vào huyệt lạnh

    Biết nói gì phút chia tay?

    Mộ bia mai rồi hiu quạnh

    Để lại chi thế gian này?

     

    Hoa gửi theo Người một đóa

    Hãy về với hương ngọc lan

    Tro bụi mai Người cũng hóa

    Tử, sinh? Chung cuộc cũng tàn!

     

    Hồn về Quê Hương người nhé!

    Giúp giùm bao trẻ thơ đau

    Hồn về giữ giùm đất Mẹ

    Giữ Lời Thề đã cùng nhau.

     

    Đưa Người Về, bài duy nhất

    Tôi viết khi tàn nén hương:

    Anh linh sớm về cõi Phật

    Thơ Người để lại Yêu Thương.

    Ý Nga, 10.6.2003.

     

     

     

    ĐẦU EM TỪNG ĐỘI THƠ ĐI

    Tự nhiên nhớ nón bài thơ

    Bao năm từng đội, bây giờ mới… yêu

    Một dân tộc, lạ đủ điều

    Thơ đem thử thách: sáng, chiều, gió, sương,

    Nắng, mưa bạc phếch nẻo đường

    Chữ phai nhạt sắc, Thơ thương vẹn màu!

    Ý Nga, 8.2.2003.

     

     

    NỀN MÓNG HOÀ-BÌNH

    Viết tặng:

    *Kỹ-sư HUỲNH LƯƠNG VINH.

    *Trung sĩ quân cảnh, quân chủng

    Lục Quân Hoa Kỳ: BÙI THANH THẢO.

     

    Đừng bao giờ quên nhé EM

    Mũ, mão, cân đai: gốc VIỆT

    Gan vàng, dạ sắt là NAM

    Áo vá, chân trần đã HIẾU

    Quần lụa, hia vàng càng THẢO!

    *

    Em là kiến-trúc sư

    Mơ dựng căn Nhà Việt

    Cho người dân an cư

    Hưởng thái-bình, lập nghiệp.

    Ý Nga.

     

    *Kỹ-sư HUỲNH LƯƠNG VINH

    đã vận động để lá Cờ Vàng được

    phất-phới tung bay trên đỉnh Everest,

    dãy Hy Mã Lạp Sơn, ngày 17.5.2004.

     

    *Trung sĩ quân cảnh, quân chủng

    Lục Quân Hoa Kỳ BÙI THANH THẢO

    đã cắm lá Cờ Vàng tại đơn-vị đang chiến

    đấu, ở thủ-đô Iraq, ngày 6.9.2004.




     

    VÀO KHÔNG LỐI RA

    Dư điện nhất là Casino

    Xanh, vàng, tím, đỏ… cũng nhờ đô*

    Đầu tuần cuối tháng người tấp nập

    Trăm ngả kiếm tiền, một cổng vô**

    Ý Nga, 9.7.2003.

    *Đô= dollars.

     

     

    KHÔNG SỢ MA BẰNG ĐÔI MẮT NHỎ

    Nhỏ ơi! Nhớ nhỏ thiết-tha

    Thương bao chia-sẻ đã xa nghìn trùng

    Không còn có một điểm chung,

    Từng vui như thuở đã cùng thương yêu

    Bạn bè đếm được bao nhiêu,

    Mà ta một bóng, buồn xiêu vách tường?

    Bạn thân và bạn rất thương

    Nửa đêm gió hú, trùng-dương bạn… về

    Đường đi gian khổ trăm bề

    Tưởng đâu tạm-biệt, ai dè mất nhau

    Hồn oan nhỏ hẳn còn đau,

    Nên chưa siêu-thoát? Lệ trào mắt ta!

    Một mình, khuya chẳng sợ ma

    Sợ đôi mắt nhỏ, cũng nhòa… nhớ nhung.

    Ý Nga, 26.11.2003.

     

     

    TU HAY… HÀNH!

     

    Từ vô thủy đến nay,

    Đã mấy kiếp? Dở, hay?

    Cửa tâm linh khép chặt,

    Vật dục chìm cơn say!

     

    Bao ô trược trần gian,

    Nộ, ái, ố… miên man,

    Chưa thăng hoa ái, lạc,

    Hạnh hỷ xả nghèo nàn.

     

    Hữu sinh, thân phàm trần,

    Hữu tử, cũng từng… gần

    Đời phù sinh hệ lụy:

    Chữ HIẾU chưa báo ân.

     

    Vần thơ hữu hình viết,

    Xong rồi đọc một mình

    Nhờ lục căn, lục thức*

    Ru đời bằng câu kinh.

     

    Vòng luân hồi mấy kiếp?

    Mỗi vòng bao rủi, may?

    Học sửa và tập sửa:

    Chữ “Tu… hành” đúng thay!

    Ý Nga, 22.10.2006.

     

    – Lục căn: mắt, tai mũi, lưỡi, thân, ý

    – Lục thức: nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân và ý thức.

     

     

    NHỮNG DÂU CHẤM THAN!


    Em đi, đi mãi chưa về.

    Kẻ về quê cũ, môi trề, bảo: Đi!

    Đi! Về! Vô tận hỉ, bi

    Về? Đi? Lạy Chúa! Thầm thì: Nam Mô

    A Di Đà Phật niệm vô

    Ơn Trên cứu độ cõi Vô Thường này!

    *

    Mấy lần chạy giặc bi ai!

    Lần này bệnh mãi, biết mai có về?

    Thiền hành, tâm vượt cõi mê

    Trăng lên, trăng khuyết, bốn bề tuyết hoa

    Tuyết Ý, tuyết Canada

    Đều chuyên chở nhớ… Nắng Nhà Việt Nam

    *

    Kẻ về quày quả bước… ra,

    Khen quân bán nước “tiến xa”. Thật kỳ!

    Cho nên mình phải… làm chi

    Ở mô? Răng hỉ? Ngày đi cầu trời?

    Ngày về: “Thơn thớt nói cười”

    Đảng, đoàn gian ác thốt lời ê a:*

    “Ruột ngoài ngàn dặm của ta,

    Khúc nào cũng quý, đô-la túi đầy!”

    Kêu oan, dân khóc, mặc thây,

    Rõ ràng sống chết mặc bay phận nghèo

    Miếng cơm, manh áo gông đeo

    Bởi xưa nhẹ dạ chạy theo, giờ buồn

    *

    Bắc, Trung, Nam máu lệ tuôn

    Dân liều bỏ gốc, xa nguồn, vượt biên

    “Ma cô, đĩ điếm chuyên viên!”**

    Thành người “yêu nước”… có tiền ăn chơi

    Người đi, ôm… hận một đời

    Kẻ về, có tính kỹ lời lỗ chưa?

    Bán Sông, bán Núi, chưa vừa…

    Bán luôn con trẻ, có… thừa nhục không?

    Núi Sông! Sông Núi! Núi Sông!

    Hồn thiêng kêu gọi góp chung tay vào.

    *

    Yêu Nước phải Quý đồng bào!

    “Nuôi ong tay áo” ngày nào, chớ quên!

    Ý Nga, 24.12.2007.

                                       

    *Lời đầu môi chót lưỡi của Đảng

     dụ dỗ “Khúc Ruột Ngàn Dặm”.

    **Cũng là lời… Đảng.

     

     

    BƯỚM ƠI!

     

    Bay về đâu những cánh chao,

    Nghiêng trăm cánh ấy cánh nào là anh?

    Bay về đâu kiếp mong-manh,

    Bướm trong giấc mộng biến thành người bay?

    Con người xa xứ lâu ngày

    Thả hồn theo bướm muốn bay về nhà

    Nương đám mây chiều lướt xa,

    Mây tan, mộng vỡ, về nhà được sao?

    Ý Nga, 3.4.2002.

     

     

  • Văn

    Ý Nga : KHO TÌNH

    KHO TÌNH

    Kho tình một núi ngổn ngang

    Em xếp cho gọn vào trang thơ tình

    Xếp rồi, mới thấy ra Mình

    Hóa ra là bóng với hình theo em.

    Á Nghi, 7-6-2010.

     

     

    ANH MỪNG

    Hôm nay em vẫn dùng chay

    Nên chi hiền dịu, nhảy bay tha hồ

    Tuần này em vẫn Nam Mô

    Bướm ong mặc sức vu vơ trăm đường

    Em à! Cửa Phật nên nương

    Để anh kính lễ mười phương, vui mừng.

    Chèn ơi! Vui như chưa từng

    Mặn mà lắm tội! Em đừng trở lui

    Cám ơn! Tôi được là tôi

    Được yên, thơ thẩn với trời văn chương

    Căn nhà êm ả lạ thường

    Tu thêm em nhé! Ngọt đường giùm anh.

    Á Nghi, 30.6.2010.

     

     

    KHÓA CỬA

    Khóa cửa phải cần mấy vòng

    Làm như phú quý mênh mông bạc tiền

    Thật ra chỉ sợ anh hiền

    Lỡ bay đi mất ai điền chỗ vơi?

    Nhốt anh trong trái tim rồi

    Vẫn còn sợ mất, đời thời khổ đau!

    Á Nghi, 28-6-2010.

     

     

    ONG NÀO CHẲNG THÍCH NGỌT

    Em giăng võng cho anh nằm đọc sách

    Mà muỗi, ong cứ bay lượn lòng vòng

    Chắc chúng mê hàng chữ nghĩa màu hồng

    Em đã viết cho người chồng yêu quý?

    Á Nghi, 29.6.2010.

     

     

    SƯỢNG TRÂN

    Tài thiện nghệ, anh đuổi ong tản mát

    Em vụng về, tìm lối thoát nhọc thân

    Núp vào ai, ai lém lĩnh cười rần

    Ong với chủ trợ lực nhau dàn… trận!

    Á Nghi, 29.6.2010

     

     

    SẮC NÉT

     Tặng Khánh-Cầm

    Chữ nào em thả vào thơ

    Mà anh như quyện trong tơ, rối tình?

    Chữ nào em nhuộm lân tinh

    Mà anh chóa mắt bồng bềnh đêm thương?

    Chữ nào trầm bổng du dương

    Mà anh ngất lịm yêu đương nhạc ngày?

    Á Nghi, 29.6.2010

     

     

    TÌNH THI

    Em kín đáo đóa hoa còn trinh nụ

    Ta ngại ngùng chưa dám tỏ tình si

    Mượn văn chương xin gửi ý thầm thì

    Gói hoan hỉ nhờ hương đưa từ gió

    Á Nghi, 29.6.2010

     

     

    TRẺ MÃI KHÔNG GIÀ

    Anh than hai đứa mình già

    Nên em hổng chịu, thật thà trẻ măng

    Lên rừng mượn gió hung hăng

    Bẻ măng đem nấu một nồi Thuốc Yêu

    Mời anh, không dám nói nhiều

    Chỉ xin bài hát thông reo, suối hòa.

    Á Nghi, 28.6.2010

     

     

    VẪN KHÁT.

    Ba em khó tính nhất đời

    Thương em, đã được tiếng mời, vẫn lo

    -“Thưa Bác!” con mắt thăm dò…

    Sao ngồi cả buổi chẳng cho gặp nàng?

    Mải rồi em cũng… dịu dàng

    Mang cho ly nước, rõ ràng em thưa:

    -“Mời Ba” Em nói dễ ưa

    -“Mời Anh” Em nhỏ nhẹ vừa… mắt nai

     

    Anh về thuộc mỗi  một bài

    Thơ yêu Nguyễn Bính, đọc hoài nửa đêm!

    Đêm, chưa khát nước, đã… thèm

    Cuối tuần lại được lên thềm nhà em

    Uống đôi mắt quá êm đềm

    Thêm nụ cười nữa, mới êm cả tuần!

    Á Nghi, 25.8.2008.

     

    GÁNH NƯỚC

    Dây thừng múc nước giếng trong

    Anh bện cho chặt, em không giật mình

    Nắng xuyên khe lá, tội tình

    Trộm nhìn em, nhớ giữ, mình… mình hay

    Đừng dùng dây nhựa, tuột tay

    Gàu rơi, tai… vách*; kẻ hay, người cười.

    Á Nghi,  28.8.2008.

    *Tai vách mạch rừng

    ĐỪNG NHAI LẠI  NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG THẢI RA

    Gửi MG, K.

     

    Con buôn mặc cả làm ăn:

    “Chủ trương, đường lối…” Lăng xăng lối về

    Cộng đồng khinh bỉ, chán chê

    Kỹ sư, bác sĩ diễn hề, múa may:

     

    Bà Rơm mát dây

    Ông Rác mát… nhợ

    Dây nhợ nặng nợ

    Buộc thật là hay!

     

    Lập trường chao đảo

    Nghênh ngang nhởn nhơ

    Bố lếu, bố láo

    Khoe…công kẻ thù.

    !

    Nhờ vậy đảng sáng sủa

    Tuần nào cũng… sủa suông

    Dân trên đe, dưới búa

    Một mình đảng… đóng tuồng!

     

    Thức ăn thơm vào bụng

    Khi… ra còn chửa thơm

    Bụng Việt Cộng ác độc

    Giết người không biết nhờm.

     

    Xin đừng phong thánh thần

    Bọn cưỡi đầu “nhân dân”

    Mà tăng thêm uất hận

    Của Bể Khổ Trầm Luân.

     

    Nước trong, ngon vào miệng

    Khi… ra còn chửa trong

    Miệng Việt Cộng lắm chuyện

    Chớ tin lời cuồng ngông!

    Ý Nga, 3.11.2007.

     

     

    HẬU 1975

    Tôi là người ra đi

    Mang theo nỗi lụy bi

    Lìa Mẹ, Cha, Tổ Quốc

    Vẫn chưa làm được gì!

     

    Lịch sử đã sang trang

    Địa ngục hay thiên đàng?

    Mở đầu bằng tang tóc

    Triệu gia đình nát tan.

     

    Trăm người bị hải tặc

    Bán vào động Thái Lan,

    Triệu người bị Việt Cộng

    Bán cho người Đài Loan.

     

    Muôn vạn sóng ngầm loang

    Khăn đỏ bắt dân quàng,

    Đất đai đem… bán nốt

    Đảng nhởn nhơ thu vàng.

     

    Khuất mắt ai không trông

    Tôi chẳng bắt hình dong,

    Không bạ đâu tâu đấy.

    Mấy ai chẳng động lòng.

     

    Nguời đi hoài chưa… tới

    Đã tuyệt mạng nơi đâu?

    Biển khổ còn nông sâu?

    Ai cứu giùm cho với???

     

    Bao triệu người lưu đày

    Bao triệu người kém may

    Ai ruột đau, lòng xót,

    Từ cộng sản vào đây?

     

    Ý Nga, 30.5.2007.

     

    KẺ MUA NGƯỜI BÁN

    Từ một chuyện có thật được nghe kể lại.

     

    Con bé tuổi 15,

    Hổ thẹn xin… bán… dâm.

     

    “Áo gấm” về mua… gái,

    Hống hách, tuổi 65.

     

    Thế là họ “gặp” nhau,

    Rủi thay: cùng máu đào,

    Hỏi thăm, ra… dòng họ

    Nước mắt ai tuôn trào???

    Ý Nga, 12.4.2006.

     

    TỪ THIỆN “ĐỎ”

    “Hồng y, giám mục”* xin tiền

    “Ni cô, thượng tọa”* lạc quyên đem… về

    Xây chùa ai ở? Khổ ghê!

    Trùng tu, kiến thiết cho… “Bề Trên” ăn

    “Bề Trên” bụng “đỏ”, tim “đen”

    Ăn chơi trác táng, miệng khen “Việt kiều”

    *

    Nhà tù thượng tọa đăm chiêu

    Bịt mồm linh mục, triệt tiêu thánh thần

    Tự do? Tôn giáo khổ thân!

    Cao Đài, Hòa Hảo… cũng trần ai đau,

    Tin Lành thảm thiết kêu gào

    Giáo dân, Phật tử…, “chiên” nào được yên?

    Nhà thờ mới, để… làm duyên

    Khảo tiền thế giới, bạo quyền ăn chơi.

    Ý Nga, 5.11.2007.

     

    NẾU TIM NGỪNG ĐẬP

    Em đem chữ nghĩa ngào đường

    Nhắc người nỗi đắng quê hương

    Ngọt chưa để em thêm mật?

    Thêm nhiều cho người biết… thương!

     

    Em đem bằng, trắc ướp thơm

    Vận, vần em trộn với cơm

    Mời người mỗi ngày một chén

    Ăn nhớ những rạ cùng rơm.

     

    Em gom tất cả rồi nè!

    Người giữ giùm em kỹ nghe!

    Mai em lỡ về chín suối

    Một sông, một biển thơ… về.

     

    Quên nữa! Em gửi… con tim

    Một lần: Tự Do, đi tìm…

    Mà xa Quê Nhà lâu quá

    Tim về, quan tài chớ… niêm!!!

    Ý Nga, 13.8.2003.

     

     

     

    KHÔNG RIÊNG TÂY NGUYÊN

    Nhac Dan Chu Ca, tho Y’ Nga

    http://www.danchuca.org/128kbps/KhongRiengTayNguyen.mp3 (hi-speed)

    http://www.danchuca.org/22Kbps/KhongRiengTayNguyen.mp3 (lo-speed)

    http://www.danchuca.org

     

    Phá ách xâm lăng: Lê Thái Tổ!

    Dẹp thù hiển hách: Trần Nhân Tông!

    Quang Trung đánh Mãn: tan hồn phách!
    Phá Tống, bình Chiêm: Lý Nhân Tông!

     

    Máu tô hùng sử còn không,

    Mà quên công khó Cha Ông? Tà quyền?

    *

    Tây nguyên! Biến động Tây Nguyên!

    Dân gào tiếng thét: Chủ Quyền Việt Nam!

    *

    Một “bầy” học dở, bở làm

    Hoàng, Trường Sa mất chẳng thèm bận tâm

    Đường Lào, Cam Bốt: mặt nam,

    Phía tây: Tàu cũng tham lam “mua” rồi!

    Bắc phương chỉ cần hở “Môi”*

    “Răng” Bác, “răng” Đảng? Ôi thôi sá gì!

    Nguy cơ mất nước chí nguy

    Hồ Ba Giang, “Beauxite” đỏ: lợi chi quốc phòng?

    Lâm Đồng cho đến Dak Nông,

    Ngụy trang Hán giặc: ngoài, trong chững chàng

    Bắc, Nam, Trung: đảng quy hàng,

    Thành “Chiêu Thống Mới” rước sang kẻ thù*

    Bao sư đoàn giặc lù lù

    Nhà Tu * lên tiếng, Nhà Tù rung rinh

    Lòng dân phẫn uất, bất bình

    Hại dân, phản quốc, lộng hành Việt gian

    *

    Vùng lên trừng trị bạo tàn!

    Thăng Long, Vạn Kiếp huy hoàng sử xưa!

    Mê Linh cờ phất, trống khua

    Diên HồngQuyết chiến!” Người xưa chẳng lầm!

    *

    Bạn ơi! Xưa bày, nay làm

    Bình Than Hội Nghị đồng tâm hào hùng

    Bạch Đằng Giang đã lẫy lừng

    Ải Chi Lăng, giặc cũng từng thất kinh,

    Sông Như Nguyệt với hùng binh,

    Đống Đa khí phách quân hành! Khắc ghi!

    Bến Chương Dương vẫn uy nghi!

    Xin đừng nhu nhuợc! Cứu nguy sơn hà!

    *

    Ngoại xâm quyết chống! Không tha!

    Thương ca cùng hát: Giữ Nhà Việt Nam!

     

    Ý Nga, 15.4.2009.

     

    1-Vua Trần Nhân Tông là vị hoàng đế thứ ba của đời Trần, vừa có tài, đảm lược, vừa nhân đức; ngài đã từng trải qua hai lần đại chiến với quân Mông Cổ và đã cùng với Hưng ĐạoVương Trần Quốc Tuấn, chủ tọa cuộc hội nghị tối cao về quân sự tại Bình Than với các vương hầu, để quyết định cho sự sống còn của Việt-tộc thời ấy.

    2-Vua Lê Thái Tổ là người lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh đuổi quân Minh trong vòng 10 năm và thu hồi nền độc lâp vào năm 1428.

    3-Đại đế Quang Trung chỉ trong vòng 7 ngày đã đánh tan gần 300 ngàn quân Mãn Thanh vào năm Ất Dậu 1789.
    4-Vua Lý Nhân Tông được lịch sử ghi công đã 2 lần hiển hách: “PHÁ TỐNG, BÌNH CHIÊM”


    *Bến Chương Dương, Hàm Tử Quan, Vạn Kiếp, Thăng Long , Vân Đồn, Thiên mạc là những địa danh đã có những trận thắng lớn đánh quân Mông Cổ.

    *Ải Chi Lăng: nơi quân ta đã chém đầu hầu Nhân Bảo, tướng nhà Tống, dưới thời vua  Lê Đại Hành và quân của Bình Định Vương Lê Lợi cũng đã chém đầu tên Liễu Thăng tại đây (trên ngọn đồi Mã Yên)

    *Sông Như Nguyệt: nơi Lý Thường kiệt chỉ huy, đánh chận được bước tiến ồ ạt của quân Tống không cho tràn sang nước ta.

    *Đống Đa và Ngọc Hồi là hai nơi quân ta đánh với giặc Mãn, đã khiến Tôn Sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín mà chạy thoát thân.

     

    *Năm 1974: Tàu đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam

    Năm 1988: Tàu chiếm luôn Trường Sa.

    *Bộ Chính Trị CSVN với dự án ngụy trang Khai Thác “Beauxite’ ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Dak Nông) đã rước bọn lãnh đạo Tàu vào Nhà VN.

    *Những tù nhân chính trị và cũng là những vị chân tu đã khí khái chống lại CSVN từ bao năm qua như hòa thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn văn Lý…v.v…

    *Khầu hiệu VC: “Môi hở răng lạnh

  • Văn

    Ý Nga : HOA GÌ QUÝ TẶNG EM?

    NHÌN ĐƯỜNG NHÉ ÔNG!

    Tự nhiên khen: “Có duyên”

    Làm tôi mất tự nhiên

    Nói năng đâm… lúng túng

    Ôi chao sao mà phiền!

    *

    Ông ơi! Người biết bao

    Sao ông không… tào lao?

    Xin đừng nhìn tôi nữa

    Trụ đèn…. kìa, lao vào!

    Á Nghi, 17.4.2003.


     

     

    TRANG GIẤY CÓ LÁ ME

    Ngẫu hứng mà nên thơ

    Bằng tâm trạng ơ hờ

    Viết buồn hôn trang giấy

    Đọc lại, hồn ngẩn ngơ.

     

    Lá me ơi, lá me!

    Ve sầu kêu ve ve!

    Chiều mưa hai đứa nhặt

    Ướt át những ngày hè.

     

    Vi vu, vi vu hoài

    Ve sầu còn bi ai

    Như tình em ấp ủ

    Kỷ niệm đầy, khó phai.

    Á Nghi, 20.3.2003.


     

    HỔNG THÍCH CON TRAI?

     

    – Đã nghiêm chỉnh còn ngã lui, ngã tới?

    Tình có say cũng chớ gục bên đường!.

     

    “Em nho nhỏ, thật thà

    Nụ cười tươi như hoa

    Người sao mà duyên dáng…”

    – Lính quýnh chân… người ta!

     

    “Em hồn nhiên vô tư

    Cái miệng duyên hiền từ

    Tóc em bay trong gió…”

    – Cho nên anh hóa… khờ?

     

    Em nói lời lạ tai:

    – Tôi hổng thích con… trai

    (Trời đất ơi là dại!)

    – Có chắc “Không”… dài dài?!

     

    Em, áo dài xinh xinh

    Vướng víu bước chân… anh

    Em tiếu lâm đáng… nể

    Hành hạ anh tội tình.

     

    Theo em thật gian nan!

    Anh quyết chẳng… sờn gan!

    Bao nhiêu lần đối diện,

    Bấy nhiêu lần… bướng gàn.

     

    Anh lịch sự đủ mười

    Cứ đi theo… Nụ Cười

    Như con nhạn sa lưới

    Em ơi là em ơi!

    Á Nghi, 19.6.2008.



     

     

    TIẾC NUỐI

    Trời đừng sáng để em mơ

    Tung-tăng lối cũ cây chờ, vườn mong

    Trái me nâu, chín, cong vòng

    Muối rang, ớt đỏ khóc ròng vị cay,

    Học trò thân-mật tao mày

    Lá me ép vở, nở đầy những… hoa

    Nắng Sài Gòn bỏng thịt da

    Áo dài trắng mỏng, lụa là mát ai?

    Si tình người nói rất… dai

    Cho em với bạn trang-đài làm duyên

    Ngọt-ngào người nói huyên-thuyên

    Các cô bắt nạt ra quyền… chanh chua

    Chiêm bao nửa giấc đành thua

    Chim non về sáng nô-đùa gọi nhau

    Trái me cố quốc… ngọt-ngào

    Chanh chua muốn… nữa, làm sao trở về?

    Tha hương chẳng ngộ cố tri

    Giấc mơ đứt đoạn, đường đi vẫn dài.

    Á Nghi,13.4.2005.


     

    THƯƠNG THẬT

    Em giận anh rồi, anh biết không?

    Thơ không viết được dẫu dăm dòng

    Sách không một chữ đi vào óc

    Cái giận che luôn cả đóa hồng

     

    Em nhớ anh nhiều, anh biết chưa?

    Anh than thở mấy cũng bằng thừa

    Người không thương thật người đâu biết

    Nắng… cháy da đầu, mắt vẫn… mưa.

    Á Nghi.




     

     

    NHÌN NHAU

     

    Người Hành Khất, ngồi lề đường

    Ngó chồng vé số, cảm thương người cầm

    Ngày ngày người Lính giả câm

    Lời nào diễn tả bao năm đọa đày?

    Ra tù, nào chỉ trắng tay

    Vợ con vượt biển, chẳng may đường… cùng

    Ngày xưa chiến trận hào hùng

    Giờ run chân yếu, nhão chùng thịt da

    Tóc cằn, đói rách, mắt hoa

    Mưa chiều rát mặt, lệ nhòa đêm sương

    “Thành phần Ngụy”, đủ tai ương

     Áo cơm cộng sản, ai nhường được ai?

    *

    Bán Niềm-Hy-Vọng-Ngày-Mai*

    Cho Người-Thất-Vọng* nối dài … ước mơ

    Những người cùng tận xác xơ

    Ai đau? Ai hận? Thẫn thờ lệ rơi!

    Ý Nga, 6.11.2002.

     

    *Bán vé số.

    *Người dân nghèo khổ.




     

    CHIẾN TRANH LÀ HỦY DIỆT

    Phường tà đạo nhe nanh,

    Nên mới có chiến tranh,

    Mạng người bị hủy diệt,

    Theo quyền lực tranh giành.

     

    “E-bomb” ông tung ra,

    Đạn âm thanh bà rà,

    Vũ khí hạt nhân,… thử

    Con người chết… thiệt thà!

     

    Ứng dụng khoa học cao,

    Cơ quan nghiên cứu nào,

    Cũng tha hồ… khai triển,

    Tội nghiệp… quả địa cầu!

     

    Rồi đạn phi hạt nhân,

    Sử dụng bao băng tần,

    Xung điện từ thật mạnh,

    Bên nào cũng…tối tân!

     

     

    Quân đội hùng mạnh quá,

    Trẻ chạy phỏng cháy da,

    Già ôm mắt mù lòa,

    Hòa bình chưa hiệu quả?

     

    Thực tập và biểu dương,

    Súng, cao tầm sát thương,

    Giết người cho bõ… ghét!

    Thử nghiệm rất tưng bừng.

     

    Ôi tội nghiệp lương dân!

    Thính giác suy yếu dần,

    Từ sức mạnh kinh khủng,

    Gây cộng hưởng châu thân,

     

    Phá hủy dần con tim,

    Nội tạng dần dần…”im”,

    Vũ khí tha hồ…”nói”,

    Trái đất nổi hay… chìm?

     

    Nhân loại thiếu… suy tư;

    Nhưng đầu đạn điện từ,

    Và ”laser”, hỏa tiễn

    Sức hủy diệt rất… dư!

     

    Tội! Bao nhiêu quốc gia,

    Yêu đời sống hiền hòa,

    Làm sao chịu dung túng,

    Phường tà đạo yêu ma?

     

    Nhân loại yêu hòa bình,

    Phải chuẩn bị… chiến tranh,

    Đề kháng chống tội ác,

    Mỗi ngày mỗi khiếp kinh.

     

    Sự thật như thế đấy!

    Quả là… bệnh-trầm-kha!

    Ý Nga, 22.10.2006.


     

    NGƯỜI ĐÓI ĂN GÌ?

    Bài thơ không gửi riêng ai
    Cho em thôi nhé, để mai khỏi buồn
    Người say quên cả cội nguồn
    Em lay chẳng tỉnh, thơ tuôn mạch sầu

    "Nhà thơ lớn" họ tụng nhau
    Nghe ra giọt mực cũng đau vô cùng
    Bình thơ, rượu mở tưng bừng,
    Ru nhau thiếp ngủ, kiếm cung đâu rồi?

    Ý Nga.


     

    NỤ CƯỜI MẸ

    Chạy theo, lúp xúp chân con

    Bước đều, Mẹ vẫn trĩu đòn gánh rau

    Mà sao không chút mày cau?

    Nụ cười Mẹ đẹp! Ôi chao dịu dàng!

    Ý Nga, 14.8.2008.


     

    GỬI NGƯỜI VONG ÂN

    – Quê hương xa quá sao thương?

    Anh trong tầm mắt, chẳng vương chút nào

    Này em, má mận hồng đào

    Thơ anh trăm chữ ngọt ngào, có yêu?

    Anh yêu em lắm! Rất nhiều!

    Yêu hơn vũ trụ diễm kiều quanh anh

    Nhắc hoài … tổ quốc, anh ganh

    Em đừng nhắc nữa, chiến tranh hết thời

    Bây giờ anh phải vui thôi

    Việt Nam đã khác, hết rồi sầu bi.

    *

    Tên này mê ngủ ghê đi!

    Xin mau tránh bước, tình si tầm thường!

    Biết gì mi, chuyện quê hương,

    Biết gì nỗi khổ, mà tường nỗi đau?

    Tình mi như ngọn cỏ lau,

    Cơn mưa, gió thoảng: tiêu hao, rủ mềm

    Lòng ta còn vết đau rêm

    Cùng dân, cùng nước… Chẳng xem nhẹ tình

    Dân lành mi cũng xem khinh

    Thì thương chi được”nét xinh ngoại hình”

    Chữ Tâm mới được trường sinh

    Chữ tình lợt lạt, thà rằng đừng quen!

    Ý Nga.

    Chủ nhật, 22.6.2002.


     

     

    NHỚ

    Gần trời thấy nắng, xưng vua.

    Gần trăng thấy sáng; gần chùa muốn tu.

    Gần cờ đỏ, nhớ người tù

    “Tập trung, cải tạo”, thiên thu chẳng về!

    Ý Nga, 12.10.2005.


     

    ĂN THƠ

    Những con sâu-mọt-ăn-thơ*

    Nuốt trôi tất cả mộng mơ đã từng

    Em ngồi bẩn thẩn, bần thần

    Hóa điên lên, tiếc bao vần thơ bay

    Cả ngàn bài, chẳng viết tay

    Gởi chi vào… máy*? Thật đầy trớ trêu!

    Bao tình nghĩa, mất cái vèo,

    Một chút lơ đễnh mang nhiều niềm đau!

    Ý Nga, 4.8.2008.

     

    *Máy vi tính bị hư vì nhiễm vi khuẩn

    (Virus) các hồ sơ đều bị mất hết.


     

     

    TRÁI YÊU


    Viết cho những người vợ lính VNCH

    đã đưa con vượt biển trong khi chồng

    đang ở trong các trại tù ngoài miền Bắc.

    Em nào vớt được ánh trăng
    Bến Nhớ, sông Thương ngồi ngắm
    Trăng ơi, có xuống cùng chăng?
    Trăng có lau giùm lệ đẫm?

    Trăng ơi, em nhớ Người Ta
    Đã mấy mươi năm còn nhớ
    Hẹn nhau chờ ở quê nhà
    Khi Trái-Tim-Yêu còn thở.

    Mà nay em vẫn còn đây
    Nổi nhớ, niềm thương đan kín
    Chỉ trăng, thôi khuyết lại đầy
    Còn Trái Yêu em nào chín!

    Vần thơ em thả trên sông
    Theo nước, thơ về giùm nhé
    Nhắc ai chung thủy một lòng
    Chờ buổi tao phùng đất Mẹ.

    Thuyền trôi, nhè nhẹ … đau thương!
    Càng ngắm, trăng như càng nhỏ
    Thuyền trôi, có đến sông Tương?
    Soi nhé, mù sương, trăng tỏ!.
    Ý Nga.



     

    MƯỢN NỒI

    Một thước chiều ngang đủ chỗ nằm

    Chén cơm với muối cần chi hâm

    Trời cho tôi sống mà suy gẫm

    Tất cả vô thường. Nhớ giữ tâm!

    Trại tỵ nạn Songkla 1979.



     

    HOA GÌ QUÝ TẶNG EM?

     

    Viết thay những người vợ lính VNCH,

    có chồng đã và đang âm thầm tiếp tục

    chiến đấu cho một Việt Nam Tự Do.

     

    Vậy là em đã yêu anh

    Một Người Lính, một Người Tình, Người Thơ.

    Vậy là em vẫn đợi chờ

    Ngày anh trở lại phất Cờ Tự Do.

    Người Lính! Xin anh nhớ cho

    Con đường chiến đấu cam go, mịt mù

    Người Tình! Đừng ngọt lời ru

    Mải yêu quên hết kẻ thù gần xa

    Người Thơ! Phải biết thiết tha

    Bút Hoa sắc bén như là Gươm Thiêng

    Chặt cho đứt hết xích xiềng

    Mở toang cửa ngục bạo quyền, cứu dân.

    *

    Tình như thế, tình Dân-Quân

    Trong tin yêu chứa lòng trân trọng hoài

    Tình như thế khó phôi phai

    Trái tim trẻ mãi dẫu hai ta già

    Tầm nhìn mong sớm dõi xa

    Xin anh đừng tặng bó hoa thường tình.

    Ý Nga, 28.5.2004.

    MỪNG ƠI!

     

    “Yêu anh, em hóa yêu đời

    Theo anh chắp cánh, tung trời bay cao”

    Thơ Hằng Phương: “Lòng Quê.”

     

    Yêu anh, em lạ làm sao

    Viết không ra chữ, đọc nào hiểu chi!

    Tim yêu chắc khó ai bì

    Mẹ, Cha từ giã. Một đi chẳng về!

    Tình em như thế còn chê

    Đòi thêm… thứ thiếp, nghe thê thảm sầu

    Cô nào? Mấy tuổi? Ở đâu?

    Trí khôn có đủ theo hầu Người Dưng?

    *

    Nói đi anh! Em càng mừng!

    Bao chàng tán tỉnh, em… ưng cho rồi!

    Á Nghi.



     

    CÁI-HỜN BỞI TẠI CÁI-GHEN

    Khổ gì hơn khổ Cái-Ghen

    Anh ơi! Em biết, nhỏ nhen Cái-Hờn

    Vui gì hơn lúc được khen?

    Khổ gì hơn khổ Cái-Ghen đâu nào?

    Cái-Buồn, Cái-Giỗi cộng vào

    Trừ đi thương nhớ. Ôi chao chữ TÌNH!

    *

    Ghen? Em chỉ muốn lặng thinh

    Không cho anh thấy, một mình em đau

    Nghe hồn lạnh nhạt, lao xao

    Nghe tim nhức nhối, lệ trào mặn môi

    Em à! Nhỏ bé, đơn côi

    Yêu chi cho khổ? Cắn rồi Táo Chua!

    *

    Anh à! Em đã chịu thua!

    Cô đơn ai bán mà mua vào người?

    Em đem áo mới, nụ cười

    Soi gương, tự vấn, có mời được em?

    Ừ! Em không để mắt lem

    Phấn son trang điểm, rồi xem ai hờn?

    Á Nghi.

     

    CON GÌ ĐÂY? CÂY GÌ KIA?

                Viết thay nhỏ S.

     

    Anh gọi em “Con Nhỏ”

    (Con? Ai bỏ giữa… đường?

    Làm như gà, vịt, thỏ

    Gọi thế ai thèm thương?)

     

    Vậy mà tình dám tỏ?

    Vậy mà Cung dám giương?

    Bắn người dưng, khác họ

    Coi chừng bị… say hương.

     

    Ừ! Thì làm Cô Nhỏ

    “Cô” đàng hoàng nghe chưa?

    Như em gái anh đó

    (Cháu, con xin nhớ chừa)

     

    Từ nay đừng nhăn nhó

    Đừng nói chuyện khó ưa

    Tình nguyện làm cây cỏ

    Thì phải nhớ… dạ thưa.

     

    Mỗi ngày em ra ngõ

    Sẽ tưới một… nụ cười

    Cây Si em không bỏ

    Mai này rồi sẽ… tươi.

     

    Chờ em thành… người lớn

    Mới hiểu nghĩa chữ yêu

    Con nít chưa dám giỡn

    Biết chưa Chàng-Tự-Kiêu?

     

    Lá Si chưa mơn mỡn

    Còn phải…chờ thêm nhiều

    Chờ… mai Cây Si… lớn

    Tình em rồi sẽ… xiêu.

     

    Á Nghi

     

     

    NGƯỜI TA ĐI CHỢ SAO LÂU?

    Anh ơi ngoài chợ chắc đông?

    Anh mua tất cả? Còn không cô hàng?

    Hay anh mê mắt cô nàng?

    Mà quên em đợi võ vàng sáng nay.

     

    Cười duyên, đôi má cô hây

    Hồng tươi nét mặt, chân tay cuống cuồng

    Nên anh mua hết chợ luôn?

    Không thèm về nữa, trưa buồn mình em

    Chờ anh, sao mắt em lem?

    Dù… mưa, chưa chắc anh thèm về đâu.

    *

    Sá chi sợi tóc rối đầu

    Mà đưa lược mạnh cho sầu cả da

    Biết Anh Yêu lắm đó mà!

    Thấy người đẹp quá, nhẩn nha quên… về.

     

    -Hôm nay ngoài chợ rõ đông

    Anh đi rồi lại quay vòng về thôi

    Bởi anh đã có em rồi

    Bấy lâu hạnh phúc, đẹp đôi vợ chồng!

    Á Nghi, Giáng Sinh 2002.

     

     

     

     

     

    TRÒN EM, KHUYẾT TÔI

     

    Nói chuyện với ai mà thích thế?

    Nụ cười cho trọn, có chừa anh?

    Nhìn kìa, tia mắt chớp long lanh

    Tê tái lòng anh, người đến trễ.

     

    Dễ ghét làm sao, Ai nói… nói

    Nào đâu chỉ nói, lại cười… cười

    (Nụ cười anh đã nhớ thương ơi!)

    Thấy ghét hai người đang… một cõi.

     

    Em đang yêu chắc? Nên xinh xắn?

    Trời ạ! Ai nhìn thấy Bé không:

    Cái miệng có duyên nhìn muốn… cắn

    Má, môi đều thắm sắc đào hồng?

     

    Em thương “người lạ” nên môi đỏ

    Tròn mắt, tròn môi, tất cả… tròn

    Chỉ có một “người quen” héo hon

    Thơ thẩn, tím bầm trong nỗi… khuyết.

     

    Á Nghi

     

  • Văn

    Ý Nga : BA ƠI!

    BA ƠI!
     
    Thơ Ý Nga
    Nhạc: LMST

    www.lmstflorida.com

     
    Ba điện thoại gọi con một giờ sáng
    Mở một ngày, con thức trắng trở trăn:
    “Té, nứt xương, dùng nước đá chườm chân
    Cho vơi nhức từng đêm dài đăng đẳng”
     
    Ba giải phẫu, con đêm về lo lắng
    Ngày băn khoăn, gọi nhờ vã xa gần
    Họ hàng xa, trăm xáo trộn bất an
    Một bài toán dùng dằng bao ẩn số.
     
    Trong mạch thở, nợ áo cơm thách đố
    Một đường bay niềm phẫn nộ chưa thành
    Đành đi làm (cái thường nhật, vô danh)
    Điều hiếu thảo, nhờ… người quen thiện tánh.
     
    Ba ở Mỹ, con bên này tạm lánh
    Má quê nhà. Đường Trở Lại chưa ra
    Một gia đình chia tứ hướng bôn ba
    Trôi xứ lạ, thằng em trai xa tít.
     
    Đời tạm trú, ngày trùng phùng mờ mịt
    Trông ngày về, đường thăm thẳm xa xăm
    Ba vừa lành, Má nhập viện, hom hem
    Con ở giữa đau lòng: ơn Từ Mẫu!
     
    Càng tự vấn vì đâu bao phiền não?
    Lòng càng thương dân tộc lắm nghẹn ngào
    Bao gia đình phải ly tán lao đao
    Thương Ba Má tuổi về già sức yếu.
     
    Nhưng cảnh khổ hơn mình còn… trăm triệu…
    Ba Má ơi! Một chữ Hiếu ngất trời
    Lòng triệu con đang trôi dạt khắp nơi
    Nhìn đất Tổ, nào riêng ta chịu khổ!
     
    Ý Nga, 12.5.2010.
  • Tin Văn Thơ Lạc Việt

    Ý Dân & Lê Văn Hải : LỄ PHÁT GIẢI VĂN, THƠ CỦA CƠ SỞ VĂN THƠ LẠC VIỆT

    LỄ PHÁT GIẢI VĂN, THƠ

    CỦA CƠ SỞ VĂN THƠ LẠC VIỆT

    Mời quý vị xem qua Phóng sự đã được phát trên Truyền hình SBTN  và đã post ở link này 

    do phóng viên Nghệ Lữ.
    http://www.youtube.com/watch?v=pSBpw2LpEJc

    San Jose(Ý DÂN):  Hơn 100 văn thi hữu đã đến tham dự buổi lễ phát giải Văn-Thơ do Cở Sở Văn Thơ Lạc Việt tổ chức tại hội trường học khu Franklin Mc Kinley vào 2 giờ trưa ngày thứ bảy 12-2-2011 vừa qua. Trong thành phần khách tham dự chúng tôi nhận thấy có thi sĩ Hà Thượng Nhân, nhà báo Sơn Ðiền Nguyễn Viết Khánh, các thi sĩ Trường Giang, Hà Ngọc Văn, Ngọc Bích, Vũ Gia Sắc, Ngô Ðình Chương, Hoàng Xuyên Anh, Cung Diễm, Chinh Nguyên, Mạc Phương Ðình, Thiên Tâm, Ðông Anh, các nhà văn Giao Chỉ, Kathy Trần, Ngọc Thủy, Nguyễn Phước Ðáng, Diệu Tần , Nguyễn Trung Dũng v.v.. và giới truyền thông.

                Sau nghi thức khai mạc, nhà báo Lê Văn Hải, chủ nhiệm tuần báo Mõ, mạnh thường quân của lễ phát giải đã thay mặt Ban Tổ Chức gởi lời chào mừng quan khách, Ông Hải cho biêt mục đích của lễ phát giải là nhằm duy trì và phát huy tiêng Việt tại hải ngoại. Ông cho biết đây là phần phát giải lần thứ 3 do Cơ Sở Văn Thơ Lạc Viêt tổ chức với phần thưởng tài chánh là 3 ngàn mỹ kim cùng hiện vật.

                Nhà báo Sơn Ðiền Nguyễn Viêt Khánh, cố vấn của hội, chánh chủ khảo của lễ phát giải dịp nầy đã nói lý do tại sao cơ sở đã chọn danh xưng Lạc-Việt là để nhắc nhở mọi người dân Việt nhớ về nguồn cội con Rồng cháu Tiên của mình. Ông cho biêt lễ phát giải Văn Thơ lần nầy  mục đích là bảo tồn và phát huy văn hoá của dân tộc Viêt. Theo ông thì văn hoá là nói về nếp sống của một dân tộc mà nền văn hoá Việt là kêu gọi mọi người yêu thương và đối xử tốt đẹp với nhau.

       mỗi giải  là 100 mỹ kim, Tổng cộng cho cả 10 giải văn thơ tổng cộng là 3000 mỹ kim. Tuy vẫn còn là khiêm nhường, ông vẫn hy vọng đây là niêm khích lệ cho các thí sinh dự thi và cũng là niêm hảnh diện của ban tổ chức. Ông hy vọng trong tương lai, hội sẽ nhận thêm nhiều mạnh thưong quân và số thí sinh tham dự cành đông hơn để lể phát giải được duy trì và phát triển.

                Ðược biết Ban Giám Khảo gồm có các nhà báo Sơn Ðiền Nguyễn Viêt Khánh, thi sĩ Hà Thượng Nhân, Gs Ðặng Cao Ruyên, nhà văn Diệu Tần, thi sĩ Trường Giang, nhà văn Vũ Văn Lộc, nhà văn Nguyễn Trung Tâm, nhà văn Hồ Nam.

                Sau đó, ban tổ chức đã lần lượt trao giải cho các thí sinh trúng giải :

    _- Về Văn gồm có: Giang Thiên Tường, Huỳnh Tâm Hoài (vắng mặt) , cô Ngọc Huyền (ở Canada -vắng mặt), Nhan Hùng (ở Úc -vắng mặt) , Bà Nguyễn thị Kim Hoa (ồng Huỳnh Hải đại diện)

    – Về Thơ gồm có: Lê Văn Phúc, Vũ Sơn (Cẩm Vân, đại diện), Nguyễn Vạn Thắng (Nguyễn Vạn Bình đại diện), Hoàng Anh (ở Texas vắng mặt), Bà Hoàng Khanh ( Tú Lê đại diện).

    Sau đó, nghệ sĩ Kiều Loan đã ngâm ba bài thơ trúng giải nhất, nhì và ba.

    Trong phần phát biểu, đại diện cho các thí sinh trúng giải về thơ , ông Lê Văn Phúc cho biết ông mới qua Mỹ chưa được 1 năm nhưng đã bạo dạn gởi thơ đi tham dự và đã trúng giải nhất, điều nầy  làm ông rất xúc động.

    Ông Giang Thiên Tường đại diện cho các thí sinh trúng giải về Văn đã cho rằng đây là niềm khích lệ cho ông và sẽ giúp ông cố gắng sáng tác nhiều hơn.

    Buổi lễ qua phần điều khiển chưong trình của hai chị Kim Hà, Thủy Tiên đã đưoc chấm dứt vào 4 giờ chiều cùng ngày sau phần văn nghệ và tiệc trà. 

     

    Nguyen Van Binh

    Ban Nguyet San Ý Dân

    ydannews@sbcglobal.net

     

     


     

    cam on 1.jpg 

    cam on 2.jpg 

    IMG_7341.JPG 

    IMG_7288.JPG 

     

    IMG_7269.JPG 

    IMG_7265.JPG 

    IMG_7192.JPG 

    IMG_7147.JPG Mời quý vị xem qua Phóng sự đã được phát trên Truyền hình SBTN  và đã post ở link này

    do phóng viên Nghệ Lữ.

     

  • Văn

    Xướng họa thơ Thăm bệnh Cụ Hà Thượng Nhân của Ngô Đình Chương và Du Sơn Lãng Tử)

    Thương Cảm   (Bài Xướng)

    Khuôn mặt hài hòa, nép ấy đâu?
    Chỉ còn trắng bệt nỗi thương đau.
    Nằm giường ngồi ghế, người dìu xuống,
    Uống nước ăn cơm, trẻ đút vào.
    Nhìn bạn viếng thăm, ừ có biết,
    Thấy con săn sóc, ủa vì sao.
    Túi thơ đành đoạn đầy tâm khảm,
    Nước mắt lưng tròng với bóng câu. 

    Ngô Ðình Chương

     

    Thơ Thăm Bệnh Cụ Hà   (Bài Họa)

    Căn bệnh tuổi già, khó biết đâu?
    Sáng chiều trở gió vẫn thường đau.
    Cháo, cơm, năm tháng buồn ăn đến,
    Nước, sữa, ngày đêm chán nuốt vào.
    Vui thấy Cụ cười, con hớn hở,
    Mừng nhìn Ông khỏe, cháu mong sao…
    Thành tâm chúc phúc Hà sư phụ,
    Kỳ ngộ Thi Ðàn: rộn vó câu… 

    Du Sơn Lãng Tử (07/26/2010)

    THO THAM BENH CU HA 2.jpg
  • Tin VN

    Xung đột ở Hà Tĩnh: Cay cú ăn thua với dân đều thủ bại

    Xung đột ở Hà Tĩnh: Cay cú ăn thua với dân đều thủ bại

    Xung đột ở Hà Tĩnh:  Cay cú ăn thua với dân đều thủ bại

    Dân thắng thì tỉnh huyện cũng thắng, cái gốc thêm vững thì cành lá sum suê. Cay cú ăn thua với dân đều thủ bại. Lạt mềm buộc chặt, nhưng vẫn chưa tốt bằng buộc mà không cần lạt, kể cả lạt mềm. 
    >> Không hợp lòng dân nhưng lệnh trên thì phải làm!
    >> Vì sao vùng quê bình yên bỗng dậy sóng?
    >> Cán bộ phải đưa người thân đi trốn để an toàn tính mạng
    >> Dân bắt trói 4 công an vì mâu thuẫn về đất đai
    >> Bắt giữ 4 người vụ xung đột đất nghĩa trang tại Hà Tĩnh
    Vụ căng thẳng ở thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) mấy hôm nay gây sốt, lo lắng và mức độ nào đó hoang mang cho chính quyền Hà Tĩnh lẫn nhiều người trong chúng ta. Sự việc đã bị đẩy đến mức tác nhân của sự cố (chính quyền và nhân dân) đã bị dẫn tới chỗ bí, tiến hay lùi đều khó.

    Nguyên nhân trực tiếp là dân không đồng tình với lệnh bắt người “gây rối trật tự công cộng” của công an nên đánh công an, đốt xe máy của họ và phá hủy nghiêm trọng nhà cửa mấy vị cán bộ chủ chốt của Đảng và chính quyền xã. 
    Còn nguyên nhân sâu xa là do dân không đồng tình với dự án xây nghĩa trang sinh thái (mô hình Bình Dương) và lệnh thu hồi hàng chục ha đất ruộng của dân thôn Trung Sơn.

    Hiện trường nơi xảy ra vụ xung đột
    Nếu nhìn qua hiện tượng, tìm cái sai cái đúng không khó. Dân chống lệnh chính quyền bằng bạo lực (may mà mới đả thương một số, chưa chết người) là phạm pháp. 
    Phản ứng cần thiết của chính quyền là ra lệnh khởi tố vụ án. Luật pháp đã có, cứ thế mà thi hành! Nhưng lòng dân thì khó dò như đáy bể.
    Thực tiễn thường không phát triển hoàn toàn theo ý chí con người. Đám cháy đã bùng lên chỉ có một nhưng lại có nhiều cách chữa lửa, tùy theo sự khôn ngoan của cả nhiều phía. 
    Mục đích tối thượng là dập tắt đám cháy, khôi phục cuộc sống bình thường của người dân cũng như niềm tin vào trật tự xã hội, nói gọn là “yên dân”. 
    Còn chỉ nhằm dập được đám cháy để khỏi lan ra nhiều nơi và thực thi sự trừng phạt nhằm “răn đe” những vụ tương tự trong tương lai lại là chuyện khác.

    Hiến pháp vừa được thông qua ghi rõ: "Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; vì lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế – xã hội. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật".

     

    “Hiện nay quần chúng nhân dân đã mất lòng tin rất lớn đối với cấp ủy, chính quyền vì tính chất của dự án không hợp với lòng dân. Nếu tiếp tục tuyên truyền thì nhân dân sẽ bức xúc và phản kháng rất lớn làm tê liệt bộ máy chính quyền và dẫn đến không thể kiểm soát được sẽ đưa Bắc Sơn trở thành điểm nóng thì hậu quả sẽ rất lớn”. (Lời của bí thư xã)

     

     

    Nếu làm được như thế, nghĩa là có tình huống “thật cần thiết”, lại đảm bảo được “công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật” thì liệu có xảy ra sự phẫn nộ của dân Trung Sơn như đã xảy ra?

    Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà nên xem lại quá trình thực hiện cái dự án nghĩa địa to lớn quy mô hàng chục ha đất bị thu hồi, ở nơi mà dân rất nghèo, đang đói đất canh tác, đất lại là nguồn sống duy nhất của họ lại có khá nhiều tình tiết “vi lượng” nhạy cảm.

    Chính ông bí thư đảng ủy xã đã báo cáo lên trên có tới 5 điểm dân không đồng tình: Một, diện tích đất canh tác bị thu hồi quá lớn (13,5 ha đất sản xuất lúa hai vụ). Hai, về mặt phong thủy và tâm linh, dân “hãi” môi trường nghĩa địa lớn, vì ở đây đã có hai công trình án ngữ lối ra “hanh thông” của thôn là khu chăn nuôi lợn siêu nạc, và một trại giam của tỉnh. Ba, công viên vĩnh hằng sẽ trùm lên nghĩa trang của xã, mai sau người dân Bắc Sơn qua đời phải đi mua đất giá chắc không rẻ của chủ dự án. Bốn, địa giới hành chính giữa hai xã Bắc Sơn và Thạch Lưu chưa được bàn giao, nay lại thu hồi 38,6 ha nên nhân dân không đồng tình. Thứ năm, làm nghĩa trang vĩnh hằng thì sẽ cạn quỹ đất xây dựng quy hoạch nông thôn mới.

    Diện tích quy hoạch Công viên Vĩnh Hằng trùm lên nghĩa

    trang và đất sản xuất của người dân 

    Ông bí thư xã rất đáng khen khi cảnh báo chính xác cho cấp trên trong một báo cáo cách đây hơn ba tháng: “Hiện nay quần chúng nhân dân đã mất lòng tin rất lớn đối với cấp ủy, chính quyền vì tính chất của dự án không hợp với lòng dân. Nếu tiếp tục tuyên truyền thì nhân dân sẽ bức xúc và phản kháng rất lớn làm tê liệt bộ máy chính quyền và dẫn đến không thể kiểm soát được sẽ đưa Bắc Sơn trở thành điểm nóng thì hậu quả sẽ rất lớn”.
    Và ông đã can đảm đề nghị dừng xây dựng công viên vĩnh hằng này. Nếu biết lắng nghe, không lãnh đạo tỉnh nào, huyện nào lại không dừng lại để cân nhắc khi một dự án có tới năm tử huyệt nhạy cảm liên quan đến phần xác lẫn phần hồn của dân như thế. 
    Bởi vì, việc chôn người chết ở Hà Tĩnh đâu đã đến mức “thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; vì lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế – xã hội” như hiến pháp quy định?

    Nhưng tỉnh và huyện không nghe, phê bình, kiểm điểm lãnh đạo xã và ra chỉ thị quyết liệt: “Cán bộ, đảng viên toàn huyện phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về chủ trương của tỉnh, tạo sự đồng thuận trong toàn hệ thống chính trị”! Liệu có “nhóm” nào thập thò phía sau sự tích cực, quyết liệt xây bằng được cái nghĩa địa khủng này không?

    Lực lượng CSCĐ huy động đến triển khai để vãn hồi trật tự

    Đúng là sự việc đã xảy ra như dự báo “sáng suốt” của người bí thư xã khá giỏi này, dù ông đã bị dân nổi giận phá nhà oan!

    Sực nhớ, trong nhiều tháng, 400 tiểu thương Bỉm Sơn, Thanh Hóa đấu tranh đòi thị xã phải hủy quyết định giao chợ Bỉm Sơn cho một công ty tư nhân. Họ đã “tụ tập” trước cổng tỉnh ủy, Ủy ban tỉnh, đòi tỉnh Thanh Hóa phải hủy quyết định. Bí thư tỉnh ủy Mai Văn Ninh đã trực tiếp gặp bà con – vì trong thâm tâm ông vẫn coi họ là bà con chứ không phải kẻ thù – để dàn xếp.

    Ông đã hủy một số quyết định của chính quyền, tỉnh vận động tiểu thương về lại chợ buôn bán bình thường. Công ty Đông Bắc rút lui êm thấm (có thể trong cay đắng). Báo Thanh Hóa hồ hởi đưa tin: “Tiểu thương chợ Bỉm Sơn đấu tranh đã thắng lợi!”.

    Dân thắng lợi thì đã sao? Dân thắng là đáng mừng lắm chứ? Khi căng thẳng mới bắt đầu, ông Ninh có cử công an đến giữ trật tự. Có kẻ “phá rối trật tự” nhưng không một ai bị bắt. Ông thuyết phục được dân không phải bằng lời hứa lèo mà với những quyết định đưa ra kịp thời. Không ai nói ông thua dân. Cả hai bên đều thắng.

    Dân thắng thì tỉnh huyện cũng thắng, cái gốc thêm vững thì cành lá sum suê. Cay cú ăn thua với dân đều thủ bại. Lạt mềm buộc chặt, nhưng vẫn chưa tốt bằng buộc mà không cần lạt, kể cả lạt mềm.

    Bởi vì, dù lạt mềm có buộc chặt đến đâu cũng có khi người bị buộc tự tháo ra được. Còn buộc mà không có lạt thì đã đạt tới mức chặt tuyệt đỉnh vì có ai trói đâu mà phải cởi trói?

    Không có hai sự vật, sự kiện giống nhau nên cũng không có bài học nào y chang nhau. Nhưng Thanh Hóa cũng là khu Bốn xưa, đâu có xa Hà Tĩnh?
    Người Hà Tĩnh

  • Biên khảo

    Xúc động khám phá cộng đồng Người Kinh ở Trung Quốc


    Tuy là chuyện của quá khứ nhưng lịch sử luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hiện tại. Những nhận thức và quyết định không thỏa đáng về lịch sử đưa tới những di họa khó lường. 

    >> Bài viết của tác giả Hà Văn Thùy đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ An về vấn đề Triệu Đà và nước Nam Việt – một vấn đề lịch sử đang có nhiều ý kiến khác nhau. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

    Những ai quan tâm tới lịch sử dân tộc Việt đều biết rằng, khi nhà Tần diệt nước Thục, giết vua và thái tử Thục ở núi Bách Lộc năm 316 TCN, Thục Chế cùng di duệ nhà Thục chạy xuống tá túc trên đất của vua Hùng. Nhiều lần Chế tấn công Hùng Duệ Vương nhưng không thành, tới đời con ông là Thục Phán đã diệt vua Hùng, lập nước Âu Lạc.

    Năm 257 TCN, Triệu Đà vua nước Nam Việt diệt An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt. Quốc sử của ta, từ đời Nguyễn về trước, đều ghi nhận Âu Lạc và Nam Việt là nhà nước chính thống của người Việt. An Dương Vương và Triệu Vũ Đế đều được ghi công lớn. Không những thế, Triệu Đà còn được suy tôn là vị vua mở đầu của lịch sử đất nước. Tuy nhiên, giới sử gia miền Bắc vào thập niên 1960 phán quyết rằng Triệu Đà là ngoại xâm nên bỏ Kỷ nhà Triệu khỏi chính sử.

    Từ đó tới nay, trong dư luận xã hội cũng như học giới có nhiều ý kiến không đồng tình với việc làm trên, đưa ra nhiều bằng chứng cùng luận cứ cho thấy nhà Triệu là nhà nước của người Việt. Bản thân người viết cũng hơn một lần lên tiếng về việc này. Nay xin trình bày những di hại của việc trục xuất nhà Triệu khỏi chính sử.

    Truyền thuyết cũng như chính sử Việt Nam ghi rằng, Xích Quỷ là nhà nước đầu tiên tiên của người Việt được thành lập năm 2879 TCN. Sau này, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng hình thành trên cương vực của nước Xích Quỷ. Vào thời Chiến Quốc, nhà nước Văn Lang tan rã, một số thủ lĩnh khu vực thành lập những nhà nước của người Việt như Ngô, Việt, Sở… Tần Thủy Hoàng diệt nước Sở, sáp nhập đất đai cùng dân cư nước Văn Lang cũ vào đế chế Tần. Khi nhà Tần sụp đổ, Triệu Đà, một viên huyện lệnh người Việt đã lãnh đạo dân Việt phía nam Dương Tử lập nước Nam Việt. Việc Nam Việt diệt An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào mình, về bản chất lịch sử không khác gì việc Quang Trung diệt nhà Lê Trịnh để lập Đại Việt thống nhất bao gồm cả vùng đất phía Nam. Dù gì đi nữa, cũng không thể bác bỏ sự thật là, trong một thế kỷ tồn tại, Nam Việt là cái cầu, là sợi dây nhau cuối cùng kết nối Việt Nam với quá khứ của đại tộc Việt.

    Vì vậy, việc trục xuất nhà Triệu khỏi sử Việt đưa tới những hệ lụy nghiêm trọng sau:

    1. Tước bỏ tư cách thừa kế của người Việt Nam với quá khứ của đại tộc Việt. Từ những phát hiện của di truyền học đầu thế kỷ XXI cho thấy, người Việt không chỉ sinh sống lâu đời ở Nam Dương Tử mà hàng vạn năm trước là chủ nhân của đất Trung Hoa. Trên đất này, đại tộc Việt đã làm nên những nền văn hóa rực rỡ.
    2. Tước bỏ vai trò chủ nhân Việt đối với ngôn ngữ gốc mà người Trung Hoa đang sử dụng hiện nay. Trong tám phương ngữ được xác định trên đất Trung Hoa thì tiếng Việt Quảng Đông được coi là ngôn ngữ gốc. Trong khi đó, nguồn cội của ngôn ngữ Quảng Đông chính là ngôn ngữ vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, trung tâm của người Việt khoảng 15.000 năm trước.
    3. Tước bỏ vai trò sáng tạo chữ Giáp cốt của người Việt. Chữ Giáp cốt được phát hiện đầu tiên vào thời nhà Ân ở Hà Nam. Nhưng khảo cổ học xác định rằng tại văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước đã có ký tự hình vẽ trên yếm rùa. Cuối năm 2011, tại di chỉ Cảm Tang tỉnh Quảng Tây phát hiện ký tự tượng hình khắc trên xẻng đá có tuổi 4000 tới 6000 năm trước. Những ký tự kiểu Giáp cốt này xuất hiện trước khi người Hoa Hạ ra đời. Do vậy nó hoàn toàn là sản phẩm sáng tạo của người Vịệt.
    4. Tước bỏ mối liên hệ huyết thống và văn hóa với những bộ tộc người Việt đang sống trên đất Trung Hoa. Những khám phá lịch sử cho thấy, trước cuộc xâm lăng của Tần Thủy Hoàng thì phần lớn đất Trung Hoa do người Việt làm chủ: Thục và Ba phía tây nam; Ngô, Sở, Việt ở trung tâm và phía đông; Văn Lang phía nam. Do cuộc xâm lăng của Tần Thủy Hoàng, phần lớn đất đai và dân cư Việt bị sáp nhập vào đế chế Tần. Trong phần đất bị chiếm, đại bộ phận người Việt bị Hán hóa. Tuy nhiên, có không ít nhóm Việt không chịu đồng hóa, đã lui sâu vào cư trú trong vùng rừng núi. Lâu dần, từ người Lạc Việt – tộc đa số trong dân cư- họ bị thiểu số hóa. Những nhóm người như tộc Thủy, Bố Y ở Quý Châu vẫn giữ nhiều nét văn hóa Việt cổ, có thể nói đó là nền văn hóa Việt hóa thạch. Nếu nghiên cứu văn hóa của những tộc người bà con này, chắc chắn sẽ khám phá lại nhiều điều quý giá của văn hóa Việt cổ. Đặc biệt tộc Thủy với 340.000 người vẫn giữ được sách Thủy (Thủy thư -水书)  viết bằng chữ Thủy (Thủy tự), loại chữ tượng hình gần gũi Giáp cốt văn nhưng hành văn theo cách nói xuôi của người Việt, một loại văn tự hóa thạch sống, được Trung Quốc coi là bảo vật.
    5. Mất quyền thừa kế với truyền thống và văn hóa Nam Việt.

    Sáp nhập đất đai và dân cư Âu Lạc, Nam Việt thành quốc gia lớn trong khu vực. Trái với quan niệm phổ biến cho đến nay là Triệu Đà dùng kế sách “nội đế ngoại vương” (bên trong xưng đế nhưng đối với nhà Hán thì xưng vương), suốt đời mình, Triệu Đà xưng danh hiệu Triệu Vũ Đế và cháu ông cũng xưng đế mà bằng chứng là chiếc ấn bằng vàng, kich thước 310 x 310 mm (lớn hơn mọi con ấn của vua Hán) khắc bốn chữ Văn Đế hành tỷ (文帝行璽) tìm thấy trong lăng mộ. Sau khi phát hiện lăng mộ Triệu Văn Đế, người Trung Hoa đã lập khu trưng bày di tích này với khoảng 2500 hiện vật đặc sắc, trong đó đại đa số là thuộc văn hóa Việt. Do coi đây là của người Trung Hoa nên giới sử học Việt chưa hề có nghiên cứu nào về di chỉ quan trọng này.

    Để mất những mối liên hệ trên, không chỉ là nỗi đau của người Việt Nam, dòng cuối cùng của Bách Việt còn độc lập và giữ được cương thổ. Nguy hại hơn, nó cắt đứt mối liên hệ với quá khứ, khiến cội nguồn, lịch sử và văn hóa Việt trở nên chông chênh trên không chằng, dưới không rễ!

    Từng có cuộc tranh biện giữa học giả hai nước Trung Việt về trống đồng Vạn Gia Bá và Đông Sơn, cái nào có trước? Do từ chối Nam Việt nên học giả Việt Nam bỏ mặt trận, thúc thủ lui về biên giới Việt Nam hiện tại, để rồi cố sức một cách vô vọng cho rằng trống Đông Sơn có trước!  Nếu không tự từ bỏ Nam Việt, học giả Việt Nam có thể dõng dạc tuyên bố: “Với công nghệ định tuổi đồ đồng hiện nay cùng tình trạng cổ vật khi thu hồi, không thể định tuổi chính xác hai loại trống đồng trên. Tuy nhiên điều này không thật có ý nghĩa vì trống Đông Sơn cũng như Vạn Gia Bá đều là sản phẩm sáng tạo của người Lạc Việt, tổ tiên chúng tôi trên đất đai mênh mông của người Lạc Việt từ nam Dương Tử tới miền Trung Việt Nam, ở thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên!”

    Tuy là chuyện của quá khứ nhưng lịch sử luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hiện tại. Những nhận thức và quyết định không thỏa đáng về lịch sử đưa tới những di họa khó lường. Bởi vậy, thiết nghĩ, chúng ta cần có những nghiên cứu nghiêm túc và kĩ càng về vấn đề này và các vấn đề khác của lịch sử dân tộc.

    HÀ VĂN THÙY (TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHỆ AN)

    Xem thêm:

    >> >> >> >> 

    ( Đối với chúng ta, rất ít người biết có một cộng đồng rất nhỏ (khoảng 22,000) người Jing (người Kinh) sống ở Tam Đảo (Quảng Tây, Trung Quốc) là một “khám phá” gây nhiều cảm xúc. Rồi lúc được biết họ đã rời xa Việt Nam 500 năm mà vẫn cố gắng duy trì bản sắc văn hóa dân tộc Việt trước sức đồng hóa rất mạnh của TQ, xem những điệu múa, đánh đàn bầu, nghe họ hát tiếng Việt làm ta xúc động…

  • Thơ

    XUÂN YÊU THƯƠNG

               Thơ Phạm Kim Thuận           Tranh Hồ Hiếu

    Mùa xuân tô má em hồng

    Tô môi tươi thắm cho nồng nàn say

    Long lanh mắt phượng mày ngài

    Tóc thề buông thả áo dài lưng ong

    Xuân về én liệng từng không

    Đậu trên cành biếc vui cùng xuân ca

    Đất trời thanh ngát hương xa

    Hoàng hoa nở đóa mượt mà cúc thơm

    Tiếng xuân thanh thoát êm đềm

    Đong đưa trong gió dịu mềm lời ru

    Ơi em áo lụa hiền nhu

    Yêu thương dâng kín tâm tư khách trần

    Mùa xuân vọng tiếng chuông ngân

    Kinh cầu nguyện khắp thế nhân an lành

    Thôn làng, phố thị yên bình

    Nàng xuân yêu dấu thắm xinh rạng ngời

    Thơ đan kín mộng lòng tôi

    Xuân yêu thương thắp sáng đời thiên thu.

  • Xuân Quý Mao 2023

    TRANG ĐẶC BIỆT MỪNG XUÂN QUÝ MÃO – 2023 – VĂN THƠ LẠC VIỆT & Văn Thi Sĩ Thân Hữu VTLV

    THIỆP MỜI THAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH NHẠC XUÂN CON MÈO VÀ RA MẮT ĐẶC SAN XUÂN QUÝ MÃOVĂN THƠ LẠC VIỆT

    CA KHÚC: NHẶT NẮNG XUÂN – Thơ Cao Mỵ Nhân – Nhạc Thái Phạm – Ca Sĩ Thanh Hoài

    HOA LÁ Cảnh Đẹp 4 MÙA – VÕ ĐẠI TÔN Sưu TầmYouTube Thái Phạm

    Lời Chúc Tết (Vui) Năm Mới, Quý Mão 2023!

    Trân Trọng Kính Chúc:

    *Năm Mới Quý Mão: Mọi điều may mắn, tiền vào như nước, tiền ra rỉ rỉ, tai họa tránh xa, chó treo Mèo đậy. Riêng quý người đẹp, thướt tha như Mèo, cứ kêu meo meo, cạ đầu cạ đuôi, là có tất cả, vạn sự như ý, cung hỉ, cung hỉ!

    Quý Vị Đồng Hương, Niên Trưởng Chiến Hữu, Bạn Bè Thân Hữu, Văn Nhân Thi Hữu, Đồng Nghiệp Truyền Thông, Đồng Đội Liên Khóa, Gia Đình Thân Quyến:

    *Cầu cho năm mới, Mèo rằn tiến tới, đầu trâu mặt ngựa, quậy phá năm qua, đều bị trừng trị, như Mèo vồ chuột! Mèo bắt Cô Na, Mèo tha Cô Víc, Mèo xực Cô Vi, Mèo cào Pu Tin, cắn Tập Cận Bình, xực luôn Ủn Ỉn, thế giới yên lành, xã hội bình an!

    *Công thành danh toại, như Mèo thấy mỡ! bay bổng lên mây, muốn gì cũng được, trẻ mãi không già, phúc lộc trường tồn. Gia đình hạnh phúc, đừng như chó Mèo! Tấn tài tấn lộc, mọi điều như ý.

    *Nam nữ tuổi Mèo, ăn nhiều không béo, Mèo vẫn hoàn Mèo, tình chặt như keo, dẻo dai bắt chuột, đừng có lẹo tẹo, Mèo mả gà đồng! Mèo chuột chim chuột, mà nát cuộc đời!

    *Cuối cùng không quên, cầu cho Đất Nước, Quê Hương chóng có, tự Do Dân Chủ, Cộng Sản Việt Nam, tiêu thành mây khói, Mèo xực Mèo vồ! hết bọn độc tài, hại dân hại nước.

    Vì chỉ khi ấy, Quê Mẹ mới có, Mùa Xuân đích thực! Mong được lắm thay!

    Chúc Mừng Năm Mới! Vui Xuân Con Mèo!

    Không Quân Lê Văn Hải

    32 Điều Sưu Tầm Thú Vị về Mèo!

    1.Mèo vốn là con vật ở rừng, nhưng một nhánh rời bỏ nơi hoang dã về sống với người, trở thành “mèo nhà!” Nếu lần theo gia phả thì tổ tiên mèo xuất hiện trên Trái đất 10-15 triệu năm về trước!

    2.Trong một ngôi mộ cổ đào được trên đảo Cyprus có niên đại là 9.500 năm, giữa các đồ tuỳ táng có bộ xương mèo, chứng tỏ từ thời ấy, mèo đã kết bạn với loài người, để cùng chung sống lâu năm lắm rồi!

    3.Năm 1988, một nông dân Ai Cập phát hiện ra một nghĩa địa mộ táng, có tới 300. 000 (ba trăm ngàn) thi hài mèo dưới dạng xác ướp. Người Anh, hồi ấy thống trị Ai Cập, đã cho chở về nước để làm phân bón ruộng!

    4.Ngày nay, mèo là loài được nuôi nhiều nhất trong gia đình. Ước tính tổng số các chú Tom (tên mèo trong các phim hoạt hình) trên Trái đất khoảng 500 triệu, chưa kể những chú mèo hoang, tức mèo vô gia cư, sống đầu đường xó chợ, thì vô số kể!

    5.Riêng ở Mỹ, các gia đình nuôi đến 73 triệu mèo làm “thú cưng”, bằng dân số một nước lớn (trong khi đó chỉ có 63 triệu chú cún). Cứ chưa đến 4 người nuôi một con mèo! Đó là mèo 4 chân, còn mèo 2 chân, đông hơn nửa trái địa cầu!

    6.Người Mỹ vốn thích thống kê. Họ bảo cứ mỗi giờ, có 200 triệu mèo Mỹ ngáp và mỗi ngày, chúng có 425 triệu giấc ngủ ngắn!

    7.Họ còn bảo có 25% các ông bà chủ dùng máy sấy tóc để sấy lông cho mèo và bơm nước hoa cho chúng sau khi tắm. Cũng theo thống kê của họ, hàng năm trên dưới 40.000 (bốn mươi ngàn) người bị mèo cắn phải đến bệnh viện tiêm thuốc trừ dại. Nhưng cũng chẳng vì thế họ ghét bỏ mèo. Rất vui với “thú đau thương” này!

    8.Các nhà “mèo học” phân loại mèo nhà thành 33 giống khác nhau, với trên 3.000 loài!

    9.Đã có thời mèo là linh vật đối với nhiều dân tộc ở Trung Đông. Người Ai Cập cổ thờ một nữ thần gọi là Nữ thần Bast, mình phụ nữ, đầu mèo.

    10.Cũng có thời, ở nước này luật pháp quy định giết mèo phải đền mạng! Khi trong nhà mèo bị chết, cả nhà cạo trụi lông mày, để chịu tang! Sau đó tạc tượng gỗ để thờ!

    11.Có điều này, chẳng hay ho lắm những cũng phải nói ngay. Tại châu Á, nhiều người thích mang mèo lên bàn ăn rồi so đũa. Hàng năm khoảng 4 triệu mèo, được phong danh hiệu là “tiểu hổ” và được chế biến làm nhiều món ăn khoái khẩu, cho một số bợm nhậu!

    12.Mèo rất thông minh. Chúng có chỉ số IQ (các nhà tâm lý động vật có cách xác định chỉ số này cho chúng) chỉ đứng sau khỉ, tinh tinh và cá heo. Chúng có thể hiểu được niềm vui nỗi buồn của người để chia sẻ, và biết ai yêu, ai ghét chúng. Chúng nhận biết được cả thái độ của bạn trong giọng nói cơ. Mèo 2 chân, còn thông minh gấp hàng ngàn lần!

    13.Mèo là động vật duy nhất phát ra tiếng grừ… grừ…ừ… có tần số 26 chu kỳ/giây, tương đương động cơ diesel. Đó là vì mèo có kỹ thuật làm rung dây thanh đới. Cơ thanh quản đóng mở tương ứng với tần số. Tiếng grừ của mèo không nhất thiết thể hiện sự khoan khoái. Khi doạ nhau, săn mồi chúng cũng grừ.

    14.Trong suốt cuộc đời, mèo grừ.. ừ .. ừ… 10.950 lần. Tiếng “meo… meo” dễ thương chỉ dành cho người chúng thương. Ít khi chúng dùng âm thanh này “nói chuyện” với đồng loại, kể cả với bạn tình!

    15.Mèo nghe thính hơn chó và người. Chúng ta chỉ nghe được âm thanh có tần số dưới 20 kHz, còn mèo dưới 65 kHz (kilôhéc).

    16.Mèo có 32 bắp thịt tại tai, nên nó “dỏng tai” lên để nghe ngóng rất nhanh, nhanh hơn cả chó bảo vệ được huấn luyện chuyên môn!

    17.Mèo cứ hay dụi vào người, hoặc các vật khác, như âu yếm lắm. Đừng tưởng lầm! Thật ra đó là cách để chúng hạ huyết áp mà thôi!

    18.Khi vui vẻ, mèo thể hiện bằng cách nhảy cẫng lên, giống như người!

    19.Mũi mèo giống như vân tay người, có thể in vào chứng minh thư của chúng (nếu có) để nhận ra từng cá thể. Cái mũi ấy có độ thính hơn mũi người đến 14 lần. Mèo 4 chân, mèo 2 chân, cũng có mũi thính hơn đàn ông gấp…chục lần!

    20.Mắt mèo tinh hơn mắt người đến 6 lần. Đặc biệt chúng có thể nhìn trong đêm, vì thuỷ tinh thể có một lớp tế bào hấp thụ ánh sáng. Mèo không mù màu như đa số loài vật. Nó phân biệt được đỏ, xanh da trời và xanh lá cây. Song theo chúng thì bãi cỏ có màu… đỏ!

    21.Mèo có thể véo von, lên giọng, xuống giọng với 100 âm thanh khác nhau, nghĩa là có thể hát được, trong khi chó, chỉ ư ử được 10 âm thanh thôi! Hèn gì mèo mà thủ thỉ, thì tình nhân, chỉ có…nước chết!

    22.Mèo uống nước bằng cạnh bên lưỡi, chứ không phải đầu lưỡi đâu.

    23.Chỉ mèo nhà, mới có thể dựng đuôi thẳng đứng khi đi. Mèo rừng, mèo hoang và các họ hàng khác của mèo (hổ, báo…) chỉ có thể để đuôi nằm ngang hoặc quặp giữa hai chân.

    24.Mèo có 24 chiếc ria (mỗi bên mép 12 chiếc), không phải để vểnh lên chơi sang, mà dùng ria đụng qua đụng lại, để làm toán, xác định không gian sống có đủ cho mình hay không.

    25.Mỗi centimet vuông trên thân mèo có 20.155 chiếc lông mượt mà. Mèo lông đen tuyền cực quý, được các cụ lang coi như một vị thuốc! Bạn nuôi mèo đen, chú ý giữ gìn nhé. Sểnh ra là mất đấy, nhất là nhà bạn gần…tiệm thuốc bắc!

    26.Mèo rất sạch sẽ, biết tự “rửa mặt”. Thường trau chuốt bằng cách liếm nước bọt rồi lấy chân chải lông. Thích ở chỗ cao. Sống trong căn hộ khép kín, khi đi tè, đi ị chúng biết vào “toa lét!” Sau đó lấy chân trước giật nước! (Tất nhiên phải huấn luyện.)

    27.Học thêm một chút tiếng Anh bạn nhé. Người yêu mèo được gọi là ailurophile.

    28.Mèo cần ngủ 16 giờ mỗi ngày! Chẳng trách chúng có tiếng là lười. Nói như Nhà thơ Nguyên Sa, lúc nào cũng “ngái ngủ trên vai anh!”

    29.Giống mèo lớn nhất có tên là Main Coon, trung bình nặng 11 kg. Lớn thứ hai là giống Ragdoll, mèo đực khoảng 10 kg, mèo cái 7-8 kg.

    30.Giống mèo nhỏ nhất là mèo Singapore, trung bình chỉ 8 lạng.

    31.Sách Kỷ lục Guinness ghi: Nặng nhất là chú mèo Himmy, nặng 21kg. Nhẹ nhất là chú mèo Tinker Toy, có 616g. Hai chàng khổng lồ và tí hon này thuộc 2 giống vừa nói.

    32.Bàn chân mèo có mồ hôi mà mùi đặc trưng cho từng cá thể. Chúng dùng mùi mồ hôi để đánh dấu chủ quyền lãnh thổ, với thông điệp “Vùng đất này đã có chủ, cấm xâm phạm!”

    33.Bất cứ con mèo trắng, mắt xanh da trời nào cũng điếc. Không tin bạn bắt nó, nói thầm vào tai nó xem. Nó dửng dưng như không.

    34.Nước tiểu của mèo phát sáng xanh nhạt trong bóng tối. Ban đêm, bạn thử quan sát mà xem, có thể phát hiện chúng tè bậy ở chỗ nào đấy.

    35.Vài số liệu về mèo so với người: Mèo nhìn bao quát  được một góc 225 độ, mà người chỉ 180 độ thôi.

    32. Mèo có 30 đốt xương sống, người 25. Thân nhiệt của mèo giữa 38 và 39 độ C, người 37 độ. Thế là hơn người toàn diện rồi.

    Kính chúc Quý Vị một Năm con Mèo ăn no ngủ kỹ, an lành, hạnh phúc, ai cũng muốn gần, vuốt ve thương mến!

    Chúc Mừng Năm Mới! Quý Mão 2023!
    Lê văn Hải

    BÔNG VẠN THỌ NGÀY TẾT – NGUYỄN THỊ THÊM

    Hôm nay đã là 21 tháng chạp, còn có 2 ngày nữa là đã đưa ông Táo về trời.  Sau ngày đưa ông Táo, Tết đến thật gần, nôn nao như mình đưa tay ra là có thể với được Tết. Như không khí mình hít vào có cái gì nhắc nhở “Tết sắp tới, chuẩn bị gì để Ăn Tết chưa?”  Cho nên nói gì thì nói, người VN mình dù đi đâu chăng nữa cũng không thể quên ngày Tết Nguyên Đán.

    Ngày Tết ngoài đón mừng năm mới còn là ngày quay về với nguồn cội tổ tiên. Tổ tiên nghe thật xa vời ở những quốc gia không phải VN. Riêng với người Việt chúng mình dù ở  Âu châu, Úc châu, Á Châu, Mỹ Châu hay cả Phi Châu ngày Tết vẫn hướng về  cha mẹ cội nguồn. Dù đi tới đâu, căn nhà người VN cũng dành một nơi trang trọng nhất, an tịnh nhất để thiết lập bàn thờ tổ tiên, ông bà. Hai ngày quan trọng nhất trong năm khiến bàn thờ rực rỡ hương hoa là ngày giỗ và ngày Tết.

    Ngày Tết Việt Nam đã làm cho nền văn hóa những nước có người Việt định cư một sắc thái mới rất đẹp, rất ý nghĩa. Những chợ hoa ngày Tết đã có mặt trên khắp thế giới. Những bánh tét, bánh chưng, mứt và chiếc áo dài đã trở thành quen thuộc với người dân bản xứ. Nói thật lòng ngày Tết Tây đối với người Tây Phương chả là  gì so với Tết Nguyên Đán của người Việt Nam ta.

    Tuần qua chỉ mới qua rằm tháng chạp, chợ hoa Phước Lộc Thọ tại miền Nam Cali đã mở cửa. Hoa đủ màu đủ sắc trên các kệ. Những loại hoa được chăm chút nâng niu ở các nhà vườn được đem ra đây để khoe sắc. Tôi đi lựa hoa cho ngày Tết và để giỗ cha, chợt bâng khuâng thấy mình cô đơn, thiếu vắng vì nhớ một loài hoa Tết mà ở đây không thấy bán.

    Tôi dừng chân

    Chợt thấy mình lạc lõng

    Nhớ mẹ già

    Và nhớ một loài hoa

    Hoa nhà quê

    Không xinh đẹp kiêu sa

    Mà thật quý

    Một loài hoa dân dã

    Tôi thấy mình lạc loài như đi tìm một cái gì thật thiêng liêng mà tìm hoài không có.

    Hoa ở đây đủ loại rực rỡ, sang cả, tươi thắm. Nhưng sao tôi vẫn cảm thấy thiếu. Phải rồi. Tôi thấy thiếu hồn quê. Cái hồn quê thanh đạm, đơn sơ trong những ngày Tết xa xưa, thiếu vắng một cái gì thân thiết, quen thuộc vô cùng.  Ở đó có bóng dáng mẹ tôi bên vạt hoa vàng rực rỡ. Có nụ cười trẻ thơ của tôi mừng vui với áo mới ngày tư ngày Tết. Có một trời thương yêu tràn ngập trong lòng.

    Tôi thèm thưởng thức cái mùi hăng hắc, nồng nồng của một loài hoa dân dã mà miền Nam tôi gọi là  BÔNG VẠN THỌ.

    Chỉ cái tên thôi đã thấy nó đẹp trong ý nghĩa. Vạn thọ là sống lâu . Không một lời chúc nào tốt đẹp hơn cho những người già bằng câu chúc này:

    “Kính chúc các cụ một năm mới thật nhiều sức khỏe và sống lâu với con cháu”. Nếu chúc văn hoa là “Vạn Thọ Vô Cương”. Một lời chúc mà ai ai cũng muốn có được trong đời. Sống lâu trong một thân thể khỏe mạnh.

    Tôi là con nhà nghèo cho nên không biết gì đến hoa lan, thủy tiên, cẩm chướng, mẫu đơn hay các loài hoa vương giả khác.

    Tôi thân thiết với các loại hoa nhà quê đơn sơ như hoa lài, hoa bông bụp, hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa mười giờ, hoa sứ, hoa mai, hoa thiên lý, hoa cà phê, hoa bưởi, hoa ngâu… nghĩa là mấy loại hoa bình dân gần gũi trong đời sống hàng ngày của người dân quê miền Nam.

    Con gái miền Nam như hoa Cúc

    Đẹp dịu dàng thùy mị nết na

    Như hoa sứ, hoa mai ở trước nhà

    Hoa thiên lý ở hàng rào bên cạnh.

    Con gái miền Nam tâm hồn trong trắng

    Như hoa bưởi, hoa chanh xinh xắn trong vườn

    Tóc thả bờ vai bát ngát mùi hương

    Mượt mà như lúa ngoài đồng theo gió

    Người dân miền Nam thiệt thà vậy đó

    Trang trí bàn thờ vạn thọ ngày xuân

    Rực rỡ màu vàng Mai Thọ kính dâng

    Nhớ ơn tổ tiên, tiền nhân đất nước.

    Hoa vạn thọ là một loại hoa dân dã, nhà vườn trồng bán Tết hay vào những ngày rằm.  Hoa Vạn Thọ trồng 105 ngày là đúng hẹn, nghĩa là hoa đúng lứa để đem bán chưng Tết. Hoa không kén đất chỉ cần có độ ẩm, đất phù sa thì hoa sẽ nở rực rỡ, màu vàng bắt mắt thể hiện được sự sung mãn và căng tràn sức sống của mùa Xuân.

    Hoa Vạn Thọ như cô thôn nữ nhà vườn chơn chất và xinh đẹp. Áo bà ba, nón lá, tóc dài thơm mùi hoa bưởi hay mùi bồ kết. Một cô thiếu nữ đoan trang đôn hậu  giỏi giang, sẽ là một nàng dâu thảo, một người vợ thủy chung, một người mẹ hiền.

    Hoa Vạn Thọ màu vàng thuộc hành thổ, màu của vương giả vua chúa, vậy mà lại tượng trưng cho người dân miền Nam bình dị, hiền lành. Có phải chăng ngầm nói rằng những bà hoàng bà chúa của nhà Nguyễn đa phần đều xuất thân ở miền Nam cò bay thẳng cánh, con gái xinh đẹp và nhân hậu.

     Hoa Vạn Thọ khi bán họ nhổ luôn cả gốc, bó lại với ít đất, giá cả vừa với túi tiền. Đem về cứ lấy một cái chậu tùy thích rồi bỏ cả cụm vào, thêm chút đất, tưới ẩm và thế là có hoa chưng ba ngày Tết, hoa tươi thắm sống cả tháng giêng.

     Vạn thọ dễ trồng, một hoa để giống có thể trồng một vạt đất rộng. Nhà tôi từ ngoài đường dẫn vào sân trước, ba tôi trồng hai hàng huệ đỏ. Hoa huệ cứ tàn rồi mọc lại. Hoa tươi thắm trong nắng sớm đón khách từ cổng vào sân trước. Mùa Tết má tôi tiếp nối trồng vạn thọ xen lẫn bông mồng gà kéo dài đến tận bàn thiên. Tại đây là một vạt vạn thọ được chăm chút kỹ hơn với những đóa hoa đại đóa thật to để chưng cúng trên bàn thờ.  Đi hết con đường màu đỏ của huệ là màu vàng của vạn thọ xen lẫn màu đỏ thẫm của bông mồng gà. Kế bên bàn thiên là hai cây mai vàng đầy những nụ,  hai cây bông sứ một trắng một đỏ khoe màu.

    Ba tôi phải chọn ngày tuốt lá mai để mai nở cho kịp Tết. Khoảng 27 hay 28 tháng chạp, ba tôi chọn hai chậu bằng sứ, bứng mấy cây vạn thọ thật đẹp vào trong đấy để chưng trước thềm nhà. Trên bàn thờ Phật nhang đèn hoa trái trang trọng. Bàn thờ ông bà hai bình vạn thọ để hai bên, chân đèn, lư đồng chùi sáng choang, bát hương sạch sẽ. Bánh tét, bánh ít, mứt, rượu được đặt lên trên.

     Ngày 30 rước ông bà mâm cơm cúng tươm tất được bày lên thờ. Một mâm cơm bày lên giữa bàn khách cúng đất đai. Một mâm cơm bày ngoài sân để kính cáo mời chiến sĩ trận vong, oan hồn uổng tử về thọ dụng. Trên trang thờ ngoài bàn thiên chỉ có  hoa, trái cây, nước lọc, vài chén chè với một dĩa xôi.

     Ba tôi ăn mặc chỉnh tề kính cáo thiên địa quỷ thần, đất đai thổ trạch, xin phép mời tổ tiên, ông bà về nhà ăn Tết với con cháu. Chúng tôi cùng đến làm lễ và từ lúc đó Tết đã chính thức bắt đầu.

    Bàn khách trước bàn thờ được trải khăn bàn trang trọng với bình bông khá to với những cành mai được cắt chọn kỹ lưỡng thật nhiều bông và hình dạng đẹp mắt. Một bộ tách trà được cất trong tủ kiếng giờ được mang ra. Trà đặc biệt ướp hoa lài hay sen được dành riêng đãi khách. Má cũng cẩn thận đặt trước một vài lít rượu thật ngon cho ba tiếp khách đến chúc Tết trong mấy ngày xuân.

    Khách đến nhà chúc Tết lúc nào cũng xin phép gia chủ cho mình đốt hương bàn thờ. Nén hương kính cẩn đốt lên chào người trên trước, sau đó mới chào hỏi chúc Tết chủ nhà. Đây là một tục lệ rất đẹp của miền Nam VN.

    Những ngày cuối năm là những ngày con gái vô cùng bận rộn. Nước phải gánh đổ đầy lu. Gạo phải có đầy khạp. Muối đầy hủ. Thức ăn cho những ngày Tết luôn luôn sẵn sàng để đãi khách. Trước khi rước ông bà về sân trước phải tưới cho đầm đất, không để bước đi có bụi bay lên. Nhà cửa sạch sẽ tinh tươm chứng tỏ sự hiếu kính mừng vui đón ông bà về với con cháu.

    Tết đến thiêng liêng khắp mọi nhà

    Giao thừa pháo nổ khắp gần xa

    Rộn rã cùng nhau đi chúc Tết

    Áo mới xum xoe bên mẹ cha.

    Mồng một đi chùa, chúc Tết Thầy.

    Mồng hai về ngoại thật vui thay.

    Xe ngựa gỏ đều trên đường nhựa

    Mồng ba hết Tết má cúng đưa .

    Mồng bốn luộc gà cúng đầu năm 

    Xôi chè, bánh trái khấn lâm râm.

    Săm soi mấy móng chân gà cúng.

    Ba đoán năm nay lộc tới thăm.

    Tết về mừng tuổi được lì xì

    Những đồng tiền mới thật mê ly

    Đếm tới, đếm lui mừng khấp khởi 

    Không dám đánh bài sợ hết đi.

    Đã quá xa rồi Tết ngày thơ

    Mùi thơm Vạn Thọ thoáng trong mơ

    Mẹ cha, anh chị đà khuất bóng

    Xứ người ngày Tết bỗng bơ vơ.

    ……

    Tôi ra khỏi khu vực chợ hoa Phước Lộc Thọ mà lòng thật bâng khuâng. Tôi không thể tìm một chậu hoa vạn thọ đại đóa cho ngày Tết trong nhà. Tôi đã rời xa tuổi thơ và rời xa đất nước. Tôi cũng không còn là một cô bé nhỏ ngày xưa mà là một bà già U80. Má tôi đã mất từ lâu lắm, và tôi bây giờ đang ở tuổi má tôi ngày đó.

    Má đã để lại cho tôi thật nhiều ký ức. Những bông hoa vạn thọ ngày xuân. Nụ cười móm mém với khay trầu và bộ ống ngoáy. Má với cái áo túi ngắn tay, cái áo bà ba và quần lãnh đen đáy nem muôn thuở. Má với những đòn bánh tét, bánh ít ngày tết. Má lom khom ngoài vườn, nắng chiều hắt hiu tưới lên cái khăn rằn đội đầu. Má với buổi trưa nắng chang chang đốt lửa khẩn hoang. Má với bầy con ruột, con chồng vất vả cả đời.

    Má tôi như hoa Vạn Thọ quê nghèo không thể thiếu trong gia đình ngày Tết. Không có má ngôi nhà lạnh tanh, thiếu sức sống, thiếu sinh khí hạnh phúc thương yêu. Hoa Vạn Thọ dễ trồng như má tôi dù thiếu ăn, thiếu mặc vẫn sống chan hòa tình thương, giang cánh tay bảo vệ và che chở đàn con.

    Năm tới sẽ là năm con mèo. Má tôi tuổi Mẹo và ba tôi tuổi Tí. Có một lần tôi hỏi má:

    – Má tuổi mèo mà tại sao bị ba khuất phục?

    Má tôi trả lời;

    – Tại vì ba là chồng còn má là vợ. Vợ phải phục tùng chồng.

    Tôi hỏi ba:

    – Tại sao ba tuổi chuột mà ba không sợ má?. Ba tôi cười tủm tỉm:

    – Tại vì ba là chuột cống mà má mày mèo con.

    Tôi chỉ biết cười trừ vì biết rằng mèo hay chuột thì cũng ở chung một nhà. Cùng đón nhận cuộc sống đã được định trước. Con chuột dù khôn ngoan thế nào tự bản thân nó cũng sợ mèo dù là một chú mèo con. Con Mèo dù ghét chuột nhưng không có chuột, giá trị con mèo cũng không xác định được. Hai con vật đối nghịch nhưng liên kết với nhau theo định mệnh trong gia đình tôi.

    Má tôi mất ba tôi suy sụp hẵn ra. Người đàn ông uy quyền trong nhà hụt hẫng như thiếu một cánh tay, như gãy một cái xương sườn, như mất đi một cái gì thiêng liêng lắm. Ba không còn má bên cạnh, trống trải như ngày Tết thiếu những đóa hoa vạn thọ trên bàn thờ gia tiên, bàn thiên ngoài trời và chậu hoa trước ngỏ.

    Như tôi đi chợ hoa Cali rực rỡ sắc màu mà không tìm được cho mình một chậu hoa vạn thọ đại đóa để chưng trong ba ngày Tết.

    CÚNG TỔ TIÊN NGÀY TẾT

    Mấy chục năm rồi trên đất khách

    Đã biết bao lần cúng tổ tiên.

    Bàn thờ hương khói bay nghi ngút

    Ngày Xuân kính cẩn lạy cửu huyền

    Cành mai không phải mai trước ngõ

    Cha già lặt lá mỗi xuân về.

    Những nụ hoa vàng cha ngắm nghía

    Chăm chút, nâng niu thật say mê

    Bình hoa trịnh trọng chưng lên cúng.

    Dù đẹp, dù sang vẫn  thua xa  

    Màu hoa vạn thọ má trồng Tết

    Hăng hắc mùi thơm của quê nhà

    Bánh tét, bánh chưng con gái gói,

    Nếp, đậu dẽo thơm, nhân thật ngon

    Dưa món, thịt kho, nem, giò thủ

    Thương quá mẹ chồng dạy cho con.

    Tô khổ qua hầm còn bốc khói.

    Vị tuy có đắng nhưng ngọt ngào.

    “Bao nhiêu gian khổ qua tất cả”

    Năm mới không còn những gian lao

    Năm nay thêm một ảnh trên thờ

    Nhang đèn nghi ngút, khói hương mờ

    Người quỳ cúng bái lên một cấp.

    Ngồi đó yên bình, thoắt như giấc mơ.

    Mồng một cháu con đứng song song.

    Lạy tổ tiên, lạy cố, lạy ông.

    Nỗi buồn mất mát sao quá lớn

    Xuân kém vui. Nước mắt lưng tròng.

    Cái ghế ông ngồi vẫn còn đây.

    Bàn tay run rẩy nắm bàn tay

    Từng lời yếu đuối  “Ngoan, học giỏi

    Lì xì cho cháu để lấy may! “

    Ông có về không hưởng khói nhang?

    Hoa tươi lộc Tết nghĩa trần gian.

    Cửu huyền thất tổ cùng phụ mẫu

    Chứng kiến hậu sinh sống vẹn toàn.

    Hương khói, chỉ là hương khói thôi.

    Tâm thành không phải ở đầu môi.

    Sống sao cho đẹp trong nhân cách.

    Giữ nghĩa- nhân – trung- hiếu ở đời.

    Ngày Xuân đoàn tụ lạy ông bà.

    Áo quần trịnh trọng lễ mẹ cha

    Chúc nhau sức khỏe nhiều tài lộc.

    Giữ gìn truyền thống Việt Nam ta.

    Nguyễn thị Thêm.

    CHÚC MỪNG NĂM MỚI – TRẦN CÔNG/Lão Mã Sơn

    TOI-NHO-QUE-TOI-2

    Mừng Xuân QUÝ MÃO 2023

    Xuân về Quý Mão đón MÈO ngao,

    Bệnh dịch thiên tai đã thoái trào.

    MÈO MẢ GÀ ĐỒNG cần chỉnh đốn…

    MÈO HOANG CHÓ DẠI phải làm sao…

    ĐÁ MÈO QUÈO CHÓ lòng chưa hả…

    CHƯỞI CHÓ MẮNG MÈO dạ cũng nao…

    Dân Chủ Cộng Hòa, thôi… xít lại,*

    MÈO mà cắn MỈU cũng kêu…”NGAO”!!!

                                      Đỗ Chiêu Đức

                                  Xuân Quý Mão 2023

    * DÂN CHỦ hay CỘNG HÒA gì đều là dân của “nước Mỹ”; cũng như MÈO hay MỈU gì đều chỉ “con mèo” cả ! Thôi thì hãy xít lại với nhau mà xây dựng đất nước, chẳng qúy hóa lắm hay sao !?

    Lại Đến Tết

    (thất ngôn bát cú thuận nghịch độc)

    oc xuôi)

    Khôi tinh ánh nắng loá mây trời,

    Bạch cúc hoa vờn gió lả lơi.

    Sôi réo dậy vang lừng nhạc tấu,

    Núi sông bừng sống mạch tràn khơi.

    Nơi nơi trống phách mừng lân múa,

    Nghẽn phố, đèn hoa rực sáng ngời.

    Tươi thắm áo màu phô chốn chốn,

    Coi đây, lại đến Tết, nè coi!

    Lại Đến Tết

    (đọc ngươc)

    Coi nè, Tết đến, lại đây coi!

    Chốn chốn phô màu áo thắm tươi.

    Ngời sáng rực hoa đèn, phố nghẽn

    Múa lân mừng phách trống nơi nơi

    Khơi tràn mạch sống, bừng sông núi

    Tấu nhạc lừng vang, dậy réo sôi

    Lơi lả gió vờn hoa cúc bạch

    Trời mây loá nắng ánh tinh khôi.

    Đỗ Quang Vinh

    Tạp Ghi và Phiếm Luận :  

                                      MÃO THỎ MẸO MÈO

                                                   Tuổi Mẹo là con Mèo Ngao,

                                             Hay quấu hay quào ăn vụng thành tinh

           Đó là hai câu trong bài Đồng Dao nói về CON MÈO trong 12 con giáp của vùng Lục Tỉnh quê tôi; khắp đồng bằng sông Cửu Long và cả nước Việt Nam đều biết tuổi MÃO là tuổi con MÈO; nhưng theo Thập Nhị Địa Chi trong Tử Vi đẩu số thì MÃO là con THỎ chớ không phải con MÈO ! Có thể do âm MÃO 卯 có âm sắc gần giống các âm MAO, MEO, MÈO, MIÊU, MỈU là tiếng kêu và là tên gọi của con MÈO mà ra chăng ?! Vả lại con MÈO là một trong những gia súc thường nuôi trong nhà hơn là con THỎ sống trong hang hố bụi rậm, nên con MÈO gần gũi thân thương với người Việt Nam ta hơn là con THỎ thường được nuôi trong chuồng.

           Nhưng dù cho Thỏ hay Mèo gì thì cũng là năm MÃO 卯, ngôi thứ tư của Địa chi kết hợp với ngôi cuối cùng của Thiên can là QUÝ 癸, nên năm nay 2023 là năm QÚY MÃO 癸卯. Bắc phương Nhâm Qúy thủy 北方壬癸水, nên QÚY thuộc âm thủy ở phương bắc và có màu đen, nên năm Quý Mão là năm của con thỏ màu đen, nếu đọc là QUÝ MẸO thì là con mèo đen, mà dân Cái răng Ba láng Vàm Xáng Phong điền của chúng tôi gọi là con Mèo Mun. Điều nầy cho thấy tiếng Việt ta rất lắt léo và rất khó học đối với người nước ngoài. Này nhé, con cọp đen thì gọi là HẮC HỔ; con ngựa đen thì gọi là con NGỰA Ô; con chó đen thì gọi là con CHÓ MỰC, còn con mèo đen thì lại gọi là con MÈO MUN và con cá đen là con… CÁ LÓC… !!!

                                           QÚY MÃO là Thỏ đen và Mèo Mun

          Năm Mão là năm thứ tư theo Địa chi : Tý, Sửu, Dần, MÃO… Nhưng tháng Mão là Tháng Hai Âm lịch trong năm; Ngày Mão là ngày được xếp sau ngày Dần và trước ngày Thìn; Giờ Mão là từ 5 giờ đến 7 giờ sáng, giờ của mặt trời mọc, giờ của một ngày mới bắt đầu, nên ông bà ngày xưa thường nhắc nhở con cháu câu nói trong Tăng Quảng Hiền Văn sau đây :

                  Mạc ẩm Mão thời tửu,         莫飲卯時酒,

                  Hôn hôn túy đáo Dậu.         昏昏醉到酉.

                  Mạc mạ Dậu thời thê,         莫罵酉時妻,

                  Nhất dạ thụ cô thê.            一夜受孤凄.

     Có nghĩa :

              * Đừng uống rượu vào giờ Mão (từ 5 đến 7 giờ sáng). Vì sẽ bị…

                 Say sưa mơ màng cho đến giờ Dậu (từ 5 đến 7 giờ tối). Vậy là 

                       suốt ngày sẽ không làm ăn gì được cả !

             * Đừng mắng vợ vào giờ Dậu, vì chiều tối mà vợ chồng giận nhau

                       thì suốt đêm sẽ chịu lạnh lẽo cô đơn có một mình, cũng sẽ 

                       không “làm ăn” gì được cả !

          Tâm lý qúa cở “thợ mộc”! Ai bảo là ông bà ngày xưa không biết tâm lý tình cảm và bảo vệ hạnh phúc gia đình đâu !?

          Theo truyền thuyết xưa trong cung trăng có con thỏ trắng giã thuốc trường sinh. Vì có sắc lông trắng như ngọc nên mọi người đều gọi là NGỌC THỐ 玉兔 là Thỏ Ngọc; hình thành thành ngữ NGỌC THỐ ĐẢO DƯỢC 玉兔搗藥 là Thỏ Ngọc Giã Thuốc theo các truyền thuyết sau đây : 

         * Thỏ Ngọc là hoá thân của Hằng Nga, vì sau khi đến cung trăng đã phạm luật của thiên đình nên Ngọc Đế phạt biến thành thỏ ngọc, đến mỗi đêm trăng sáng thì phải cầm chày ngọc cối ngọc để giã thuốc trường sinh cho các thần tiên trên trời.

         * Có truyền thuyết cho rằng Thỏ Ngọc chính là hóa thân của Hậu Nghệ, vì thương Hằng Nga ở cung trăng vò võ có một mình, nên mới hóa thân thành con vật mà Hằng Nga yêu thích nhất để cùng bầu bạn với nàng. Đáng thương cho Hằng Nga không biết là người chồng mà mình luôn tưởng nhớ chính là con Thỏ Ngọc đang kề cận bên mình mỗi đêm.

         * Theo truyền thuyết dân gian thì có ba vị tiên ông hóa thân thành ba ông già nghèo khổ đến xin thức ăn của ba người bạn là Chồn, Khỉ và Thỏ. Chồn và Khỉ đều mang thức ăn để dành ra cho ba ông già, riêng Thỏ thì không có gì để cho, bèn nói với ba ông già rằng :”Các ông hãy ăn thịt của tôi đi”. Nói xong, bèn nhảy vào đống lửa gần đó để làm thức ăn cho ba ông già. Ba vị tiên ông bàng hoàng và rất cảm động bèn cứu Thỏ ra khỏi đống lửa và đưa lên cung trăng.

         * Theo truyện Phong Thần Diễn Nghĩa thì khi Tây Bá Hầu Cơ Xương bị giam nơi Dũ lý, con trai trưởng là Bá Ấp Khảo đến Triều ca để tìm cách cứu cha. Đắc Kỷ thấy Bá Ấp Khảo đẹp trai lại giỏi về đàn cầm bèn động tình đem lời cớt nhả. Bá Ấp Khảo lấy lời lẽ chính trực khuyên can. Đắc Kỷ thẹn quá hóa giận bèn gièm pha với Trụ Vương là Bá Ấp Khảo buông lời vô lễ chọc ghẹo mình. Trụ Vương bèn hành hình Bá Ấp Khảo. Đắc Kỷ lấy thịt làm thành bánh bao đem cho Cơ Xương ăn. Tuy biết là thịt của con mình, Cơ Xương cũng giả ngây giả dại mà ăn hết để được tha về nước. Khi vừa về đến đất Tây Kỳ ông bèn lợm giọng và há miệng mửa ra ba con thỏ trắng. Ông biết đó là ba hồn chín vía của Bá Ấp Khảo. Đêm đó khi trăng vừa lên đến đỉnh đầu, các con thỏ đều chạy ra sân để ngắm trăng. Bỗng có Hằng Nga hiện xuống bảo rằng vâng lệnh của bà Tây Vương Mẫu đến rước các con thỏ ngọc về cung Quảng Hàn….

          Còn rất nhiều rất nhiều truyền thuyết dân gian khác về con Thỏ Ngọc ở trong cung trăng. Theo thời gian lâu dần lâu dần hình ảnh con Thỏ Ngọc là biểu tượng của vầng trăng. Trăng là Thỏ ngọc, Thỏ ngọc là trăng, như trong Truyện Kiều cụ Nguyễn Du đã cho Vương Quan nói về nấm mộ hoang bên đường của Đạm Tiên bằng hai câu :

                                      Trãi bao THỎ LẶN ÁC TÀ,

                                 Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm.

          THỎ LẶN là Trăng lặn, ÁC TÀ là Mặt Trời chiều; Trăng lặn là hết đêm, Mặt Trời về chiều là hết ngày. Nên THỎ LẶN ÁC TÀ chỉ ngày tháng qua đi. “Trãi bao THỎ LẶN ÁC TÀ,” là biết bao là ngày tháng đã qua đi rồi !

          Trong bài thơ Vấn Nguyệt của Bà Chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng có câu :

                                  Hỏi con NGỌC THỐ đà bao tuổi ?

                                  Chớ chị Hằng Nga đã mấy con ?

          Còn trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều thì gọi vầng trăng là BÓNG THỎ :

                                  Khi BÓNG THỎ chênh vênh trước nóc,

                                  Nghe vang lừng tiếng giục bên tai.                              

                                  Dè chừng nghĩ tiếng tiểu đòi,

                                  Nghiêng bình phấn mốc mà dồi má nheo.

          Trong văn học cổ ta cũng thường nghe câu THỐ TỬ HỒ BI 兔死狐悲, có nghĩa : Con thỏ chết con chồn buồn. Theo truyện ngụ ngôn sau đây :

          Ngày xưa, có đôi bạn thân Thỏ và Chồn sống nương tựa lẫn nhau. Một hôm trời quang mây tạnh, đôi bạn đang dạo chơi ngoài cánh đồng cỏ đầy hoa thơm cỏ lạ; Tình cờ, xuất hiện một người thợ săn giương cung bắn ngay chú Thỏ, Thỏ mang tên phóng chạy lủi vào đám cỏ đế để trốn. Nhưng vì vết thương quá nặng, thỏ chết. Khi chồn chạy đến thì thấy bạn mình đã chết rồi, bèn khóc than thảm thiết. Tình cờ có một ông cụ đi đến, hỏi :”Thỏ chết là chuyện của thỏ, sao ngươi lại khóc lóc thảm thiết thế kia ?”Chồn thưa rằng:”Vì Thỏ là bạn kết giao của tôi, nên nay bạn mất, sao tôi lại có thể không đau lòng chớ !” Ông cụ nghe xong cảm khái nói rằng :”Thố tử Hồ bi, vật thương kỳ loại 兔死狐悲,物傷其類 !” Có nghĩa : Thỏ chết Chồn buồn, loài vật còn biết thương yêu lẫn nhau !” Trong Hồi thứ 89 truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung đời Minh, khi Mạnh Hoạch bị bắt đã nói với một Động chủ chỉ điểm cho Khổng Minh bắt mình rằng :” Thố Tử Hồ Bi, Vật thương kỳ loại, ngô dữ nhữ giai thị các động chi chủ, vãng nhật vô oán, hà cố hại ngã?‘兔死狐悲,物傷其類’。吾与汝皆是各洞之主,往日无冤,何故害我?”. Có nghĩa : “Thỏ chết chồn buồn vì thương đồng loại. Ta và ngươi đều là động chủ của một động, ngày thường không có ân oán gì với nhau, cớ chi lại hại ta như thế ?!”

                                        Thố Tử Hồ Bi là Thỏ chết Chồn buồn

          Cũng từ truyện ngụ ngôn trên, ta thấy con thỏ bản tính nhút nhát, lại rất thính tai, nên hễ nghe tiếng động là nhảy vào bụi cỏ đế để trốn, nên chi ta lại có thành ngữ “NHÁT NHƯ THỎ ĐẾ” để chỉ những người nhút nhát không có chút gan dạ nào cả !

          Theo nghiên cứu khoa học, THỎ thở hơi rất nhẹ nhàng, không có tiếng động, chỉ thấy thành bụng dao động theo nhịp thở một cách rất dễ thương và tội nghiệp. Thỏ lại hay có tính “cắn nhẹ” có nghĩa là “được rồi, thôi đã đủ rồi”. Chúng sẽ lợi dụng hành động cắn nhẹ để ngăn cản động tác hiện tại của chủ nhân. Nếu bạn không quan tâm mà tiếp tục hành vi đó, chúng sẽ phản đối bằng hành động mạnh hơn. Có thể vì thế mà chủ nhân của Câu lạc bộ Playboy là Hugh Hefner đã dùng hình tượng của con thỏ cho các “NGƯỜI ĐẸP THỎ” để ngầm bảo với các khách hàng là phải biết tiết chế và dừng lại đúng lúc. Nên mặc dù có rất nhiều “lời ong tiếng ve” gán cho tội khiêu dâm, Tạp chí và Câu lạc bộ Playboy vẫn tồn tại phát triển cho đến hiện nay đã hơn 60 năm qua rồi !

                              Ông chủ Câu lạc bộ và Tạp chí Playboy từ 1960 cho đến hiện nay

          Nhạy cảm, trực tính, phản ứng nhanh nhẹn và phóng thẳng khi nghe tiếng động đã giúp cho Thỏ thoát qua nhiều tai nạn sát thân, nhưng có đôi khi phản ứng nhanh nhẹn và phóng thẳng quá cũng làm hại cho thân mình, thay vì phóng thẳng vào bụi cỏ đế để trốn, thì thỏ lại phóng thẳng vào gốc cây làm cho dập đầu sứt trán và ngất xỉu tại chỗ, như con thỏ của người nước Tống trong sách Hàn Phi Tử 韩非子 như sau :

           Thời Chiến Quốc, nước Tống có người nông dân siêng năng ra đồng làm ruộng mỗi ngay. Một hôm đang ngồi nghỉ dưới gốc cây, tình cờ có một con thỏ phóng nhanh tới va đầu vào gốc cây ngất xỉu. Xách con thỏ mập ú trong tay anh ta mừng rơn đem về nhà khoe với vợ con. Hôm đó gia đình có một bửa ăn thịnh soạn ngon lành với thịt con thỏ. Anh ta nghĩ :”Nếu mỗi ngày có được một con thỏ như thế nầy thì tội gì phải cày sâu cuốc bẩm chi cho mệt !” Anh ta bèn ngưng không làm việc đồng áng nữa, mỗi ngày cứ ngồi dưới bóng cây mà đợi thỏ phóng vào gốc cây để bắt về mà ăn thịt”. Ngày này qua ngày khác, đồng ruộng ngày một hoang vu, cỏ mọc cao hơn đầu mà nào có thấy thêm được con thỏ nào chạy lủi đầu vào gốc cây nữa đâu ! Chỉ tổ làm trò cười cho bà con lối xóm mà thôi. 

             Từ câu chuyện ngụ ngôn trên đây đã hình thành một thành ngữ trong văn học là THỦ CHU ĐÃI THỐ 守株待兔. Có nghĩa là “Giữ lấy cái gốc cây mà đợi thỏ” để chỉ những người cứng ngắt cố chấp không linh động, lấy việc Ngẫu Nhiên làm Hiển Nhiên mà mong đợi và hy vọng. Tiếng Nôm ta gọi là “Ôm Cây Đợi Thỏ” để mỉa mai những người “Nằm chờ sung rụng” không chịu siêng năng lao động để kiếm sống mà chỉ trông chờ vào những may mắn ngẫu nhiên như trúng số trúng đề; chỉ muốn làm ít hưởng nhiều hay không làm mà được hưởng ! Cứ ÔM CÂY mà ĐỢI THỎ đi nhé !!!

                                           Thủ Chu Đãi Thố là Ôm Cây Đợi Thỏ

         Nhắc tới số đề lại làm cho tôi nhớ lại hồi nhỏ lúc còn ở trong chợ Cái Chanh, thuộc xã Thường Thạnh Đông huyện Châu Thành tỉnh Phong Dinh. Lúc bấy giờ Chí sĩ Ngô Đình Diệm mới về chấp chánh, chính sự và xã hội chưa ổn định, nên lực lượng võ trang của Hòa Hảo còn đóng ở chợ Cái Chanh và họ đã cho xây dựng nhà lồng chợ lại để tổ chức xổ đề 36 làm kinh phí, nên tôi còn nhớ rất rõ các con số đề :

             * Con THỎ mang số 8, có tên chữ là Nguyệt Bửu 月寶 thuộc nhóm Ngũ Hổ Tướng 五虎將.

    Còn MÈO thì có tới 2 con :

             * MÈO rừng mang số 14, có tên chữ là Chỉ Đắc 只得 thuộc nhóm Thất Sinh Ý 七生意.

             * MÈO nhà (dị bản là Kỳ lân) mang số 18, có tên chữ là Thiên Thân 天伸 thuộc nhóm Nhị Đạo Sĩ 二道士.

         Trong bài “Vè Thua Đề 36” của thầy giáo Kiến dạy ở trường sơ cấp ấp Yên Thượng Thị trấn Cái  Răng có các câu như :

                     … Hai mươi chín, Mười tám, chữ THIÊN đứng đầu,

                             Lái buôn thua thiếu câu mâu,

                          Bạn bè đuổi hết ngồi sầu lái ghe…

          Số 18 là THIÊN Thân như ta đã biết ở trên, còn số…

               29 là THIÊN Lương 天良 thuộc nhóm Tứ Hòa Thượng 四和尚, là con Lươn.

    Vậy là…

          Năm MÃO, năm MẸO vừa là con THỎ vừa là con MÈO RỪNG lại vừa là con MÈO NHÀ, chiếm hết 3 ngôi trong đề 36 rồi. Sau nầy dân Chợ Lớn còn thêm vào 4 con số nữa cho chẳng 40. Đó là 37 Thiên Công 天公 là Ông Trời; 38 Địa Chủ 地主 là Ông Địa, 39 là ông Thần Tài 財神 và 40 là Táo Quân 灶君, là Ông Táo. Sau 1975 dân số đề lại áp dụng vào Xổ Số Kiến Thiết hằng ngày của các tỉnh thành, từ 00 đến 99 để đánh đề, nên QÚY MÃO 2023 nầy muốn đánh đề theo chữ MÃO là Thỏ và Mèo thì ta có các số sau đây :

              * THỎ là số 8, 48, 88 thế thân là số 20, 60, 00.

              * MÈO RỪNG số 14, 54, 94 thế thân là số 13, 53, 93.

              * MÈO NHÀ số 18, 58, 98 thế thân là số 10, 50, 90.

         Chỉ có một chữ MÃO thôi, muốn đánh đề cho chắc ăn theo Xổ Số Kiến Thiết hiện nay thì phải đánh tất cả 18 con số nêu trên, mà còn chưa chắc đã trúng nữa, nên ai mê số đề thì sẽ tha hồ mà…tán gia bại sản nhé !

         Trở lại với con MÈO…  

         Mặc dù không có tên trong “Lục Súc Tranh Công”, nhưng con mèo được nuôi trong nhà cũng sánh ngang hàng với con chó bằng các thành ngữ tục ngữ ghép đôi như : Chó giữ nhà, mèo bắt chuột; Chó tha đi, mèo tha lại; Gấu ó như chó với mèo, Đá mèo quèo chó, Chưởi chó mắng mèo; Chó treo mèo đậy; Không có chó bắt mèo ăn cứt… Xem ra, con mèo ở trong nhà có vẻ thất thế hơn con chó rất nhiều, nên nhiều con hay bỏ nhà đi làm “Mèo hoang”, sống lang thang ngoài đồng nội như câu ca dao sau đây :

                                   MÈO HOANG lại gặp chó hoang;

                                Anh đi ăn trộm gặp nàng bứt khoai.

               Vì sống lang thang vất vưởng ngoài đồng trong các gò mả, nên bị người đời mai mỉa là MÈO MẢ GÀ ĐỒNG như khi Khuyển Ưng bắt Thúy Kiều về giao nạp cho Hoạn Bà mẹ của Hoạn Thư; Thúy Kiều đã bị Hoạn Bà mắng rằng :

                                 Con này chẳng phải thiện nhân,

                         Chẳng phường trốn chúa thì quân lộn chồng.

                                  Ra tuồng MÈO MẢ GÀ ĐỒNG,

                          Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào…

           Mèo lại thích được vuốt ve chiều chuộng, lại hay nhõng nhẽo, dúi đầu dúi cổ vào mình vào tay của người khác, nên chi “Mèo” lại được dùng để chỉ người tình ngoài hôn phối. Đó là những “con mèo hai chân” rất dễ thương, rất nũng nịu, rất duyên dáng và cũng rất… sợ “Sư Tử”, nhất là “SƯ TỬ HÀ ĐÔNG”. Như Long Khâu cư sĩ Trần Qúy Thường 陳季常 bạn thân của Tô Đông Pha 蘇東坡, một trong Đường Tống Bát Đại Gia. Truyện kể, một hôm Tô Đông Pha rước mấy cô kỹ nữ ở Nghi xuân Viện về nhà để hầu rượu cho các bạn bè cùng nhau thù tạc, dĩ nhiên có cả Trần Quý Thường. Trong khi mọi người đang vui vẻ với các “Con Mèo hai chân” thì vợ Trần Quý Thường đến hét lên một tiếng, Trần Quý Thường giật mình rớt cả cây gậy đang cầm trong tay, nên Tô Đông Pha đã làm bài thơ ghẹo bạn như sau :

                  誰似龍丘居士賢,  Thùy tự Long Khâu cư sĩ hiền,

                  談空談有夜不眠。  Đàm không đàm hữu dạ bất miên.

                  忽聞河東獅子吼,  Hốt văn Hà Đông Sư Tử hống,

                  拄杖落手心茫然。  Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên !

    Có nghĩa :

         Có ai mà giỏi được bằng Long Khâu Cư Sĩ đâu ?!

         Có thể đàm luận chuyện đời nói không nói có suốt đêm không ngủ. Nhưng …

         Bỗng nghe tiếng rống của Sư Tử Hà Đông, thì …

         Giật mình hoảng hốt đến nỗi gậy rớt khỏi tay !

    Diễn nôm :

                      Long Khâu Cư Sĩ giỏi ai bằng,

                      Chuyện có chuyện không nói rất hăng.

                      Chợt bỗng Hà Đông Sư Tử rống,

                      Giật mình gậy rớt, hết còn … hăng ! 

            Vì vợ của Trần Quý Thường là Liễu Nguyệt Nga 柳月娥, con của một thế gia vọng tộc ở xứ Hà Đông 河東. Nên Tô Đông Pha đã gọi đùa là Hà Đông Sư Tử 河東獅子; Không ngờ từ đó về sau “SƯ TỬ HÀ ĐÔNG” trở thành bà vợ dữ, bà vợ hung ác, lấn lướt và “ăn hiếp” chồng !  và thành ngữ HÀ ĐÔNG SƯ HỐNG 河東獅吼 (tiếng gầm của con sư tử Hà đông)  được ra đời từ đó !

                                      Chợt bỗng Hà Đông Sư Tử rống

           Có người đẹp bên cạnh mà không biết ấp yêu chìu chuộng thì người ta sẽ bảo là “Mèo mà bày đặt chê mỡ”, nên đàn ông thấy gái đẹp thì như là “Mèo thấy mỡ” vậy, cho nên đừng bao giờ “Để mỡ gần miệng Mèo” thế nào có ngày cũng bị nó “xực” mà thôi ! Có bạn gái, có girlfriend thì gọi là “Có Mèo”; đi tán gái thì gọi là đi “Cua Mèo”. Mèo luôn luôn ăn uống nhỏ nhẹ chậm rải từ tốn như con gái mới lớn nên được tiếng “Nữ thực như miêu”, lại biết làm dáng hơn những con vật khác, biết rửa mặt rửa mày khi mới ngủ thức dậy, mặc dù rửa như “Mèo rửa mặt”, nhưng lại luôn tự hào về nhan sắc của mình, vậy nên mới bị người đời mỉa mai là rốt cuộc “Mèo vẫn hoàn mèo” hay “Mèo khen Mèo dài đuôi” như câu ca dao :

                                   Mèo nằm bồ lúa khoanh đuôi

                              Vợ anh đẹp lắm… bắt ruồi nấu canh !

           Đẹp mà vô dụng, chỉ biết … bắt ruồi nấu canh mà thôi ! Nhưng dù cho có xinh đẹp đến đâu hễ mắc mưa ướt nhẹp, lông tóc xụi lơ thì sẽ thành con “Mèo mắc mưa” ngay, như những câu ca dao sau đây :

                                  Anh đi năm bảy dặm truông,

                             Anh cưới cô vợ như khuôn bánh xèo.

                                  Anh đi năm bảy dặm đèo,

                             Anh cưới cô vợ như MÈO MẮC MƯA !

           Người đời lại thường nói :”Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang”, vì tiếng kêu “ngheo, ngheo !” gần với âm “Nghèo, nghèo !” nên cô gái tuổi Mẹo luôn nhận thiệt thòi về mình :

                                Lỡ sanh ra tuổi con Mèo,

                          Chị giàu chị ở, em nghèo em đi !

           Mèo lại được phong tặng là “Dũng sĩ diệt chuột”, nhưng chuyện “diệt chuột” thường chỉ xảy ra lúc ban đêm nên chỉ có mèo và chuột “rình rập rút rít rục rịt” với nhau mà thôi. Nên chuyện trai gái hẹn hò hú hí  nhau trong đêm khuya cũng được gọi là “Chuyện Mèo Chuột”. Thực tế, thì mèo gặp chuột là sẽ vồ ngay chẳng hề tha bao giờ, còn chuột gặp mèo thì chết điếng, cố kiếm  đường mà chạy thoát thân. Nên khi Ngự Tiền Thị Vệ là Nam Hiệp Triển Chiêu 展昭 được phong làm NGỰ MIÊU 御貓 là “Con mèo của Vua” thì Ngũ Nghĩa 五義 là Năm con chuột kết nghĩa với nhau rất bất mãn, nhất là Cẩm Mao Thử 錦毛鼠 (Chuột lông gấm) Bạch Ngọc Đường 白玉堂 quyết tìm cho được Triển Chiêu để so tài cao thấp, để cho biết “Mèo nào sẽ cắn Mỉu nào”; nhưng cuối cùng cũng phải chịu khuất phục vì “con chuột đẹp trai” nầy đã bị bại dưới tay của “con mèo vua ban” một cách khẩu phục tâm phục ! Cuối cùng tất cả cùng đồng lòng giúp cho Bao Thanh Thiên BAO CÔNG 包青天包公 phá giải những kỳ án để giúp đời. Như ta đã biết vụ phá án lớn nhất và nổi tiếng nhất của Bao Công là “Ly miêu hoán chúa thiêu hũy Bích Vân Cung 貍貓換主燒燬碧雲宮”. Có nghĩa : Dùng con Mèo chết để tráo ấu chúa và đốt cháy tiêu cung Bích Vân, câu truyện thâm cung bí sử giữa Lý Thần Phi, Lưu Hoàng Hậu, Thái giám Quách Hòe… mà chẳng những phim ảnh  Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc cho lên màn ảnh lớn màn ảnh nhỏ… mà cả hát Bộ, hát Cải lương của ta cũng cải biên thành những tuồng hát rất ăn khách từ thế kỷ trước đến giờ. Bài hát BAO THANH THIÊN sau đây có hình ảnh của Ngự Miêu Nam Hiệp Triển Chiêu và Năm con Chuột trong Thất Hiệp Ngũ Nghĩa :

                                          《包青天》胡瓜

          Đọc truyện Thuyết Đường Diễn Nghĩa ta còn thấy có câu MIÊU KHỐC LÃO THỬ 猫哭老鼠 : là Mèo khóc Chuột, ý muốn nói : Chỉ làm bộ thương xót mà thôi ! Cả câu là “Miêu khốc lão thử giả từ bi 猫哭老鼠假慈悲” : Mèo khóc chuột là lòng từ bi giả dối, để che mắt thiên hạ nhằm muốn đạt được một mục đích nào đó. 

          Thành ngữ MIÊU KHỐC LÃO THỬ 猫哭老鼠 có xut x t truyn Thuyết Đường, hi th 62. Đây là câu nói mĩa mai ca tướng Trình Gio Kim nói vi Tn Vương Lý Thế Dân, khi Tn Vương đến điếu tang tiu tướng La Thành vừa mới bị Ân Tề nhị vương hại chết. Trình Giảo Kim cho là Tần Vương chỉ giả bộ thương xót để cho các tướng khác cảm động mà liều mình bán mạng để giúp nhà Đường tạo dựng nên cơ nghiệp mà thôi, chớ chẳng phải thương xót thật tình. Nên câu …

         “Mèo khóc Chuột” có nghĩa tương đương như là câu “Nước mắt cá sấu” của ta vậy.

          Để kết thúc bài viết về Mèo, mời tất cả cùng đọc lại truyện ngụ ngôn của “Lã Phụng Tiên tây” Jean de La Fontaine (1621-1695) có liên quan đến con mèo sau đây. Bài thơ Ngụ Ngôn có tựa là KHỈ và MÈO. Nội dung tả lại việc Khỉ dụ Mèo khều lấy hạt dẽ đang được nướng ở trong lò. Khỉ ăn hạt dẽ còn Mèo thì bị cháy cả lông chân. Bài thơ Ngụ Ngôn nầy được diễn nôm như sau :

                       KHỈ và MÈO

              Khỉ và Mèo cùng chung một chủ 

              Chung một nhà, thức ngủ có đôi 

              Phá hại thì nhất hạng rồi 

              Lại không kiêng nể một ai bao giờ 

              Đã biết vậy, đừng ngờ xóm ngõ 

              Nếu trong nhà đổ vỡ vật chi 

              Khỉ thì trộm cắp quá đi 

              Mèo thì chuột bọ để gì ý đâu 

              Nhưng phó mát cất đâu cũng biết 

              Ăn vụng thì hạng nhất trần gian 

              Một hôm hai đứa lưu manh 

              Trông thấy hạt dẻ nướng quanh bếp lò 

              Cùng rỏ dãi, nhỏ to bàn mãi 

              Một việc thôi, mà lợi hai đường 

              Trước là thích khẩu no lòng 

              Sau thì để khổ cho ông hỏa đầu 

              Khỉ cất tiếng yêu cầu chú Mão: 

             “Việc làm này ông bạn mới xong 

              Nếu tôi mà được như ông 

              Bẩm sinh bạo lửa thì không phải nhờ 

              Hạt dẻ nướng đương chờ ta đó 

              Bạn lấy ra chẳng khó khăn gì!” 

              Mèo nghe hành động tức thì 

              Gạt tro cẩn thận ra rìa bếp than 

              Hai chân nó mấy phen thò thụt 

              Rốt cuộc rồi lấy được hạt đầu 

              Rồi hai ba hạt tiếp sau 

              Khỉ trong lúc đó cúi đầu bóc ăn 

              Bỗng con sen ngoài sân đi tới 

              Khỉ và Mèo cùng vội lẩn chuồn 

              Riêng Mèo vừa tức vừa buồn 

              Có nhiều hầu bá giống trường hợp trên 

              Nghe phỉnh nịnh, lửa tên liều mạng 

              Chiếm đất đai dâng hiến cho vua 

              Sánh Mèo cái dại chẳng thua !

                                   Bản dịch của Đỗ Khắc Siêm, Hà Khắc Nguyện  

                       Jean de La Fontaine (1621-1695).

          Cầu chúc cho tất cả mọi người trong năm QUÝ MÃO 2023 đều được AN KHANG HẠNH PHÚC đừng dại dột như con mèo của Lã Phụng Tiên nghe lời ngon tiếng ngọt rồi chỉ thiệt thòi cho bản thân mình mà thôi !

          CHÚC MỪNG NĂM MỚI QUÝ MÃO 2023 ! HAPPY NEW YEAR !

                                                                                                   杜紹德

                                                                                               Đỗ Chiêu Đức

    * Câu đối cho năm QUÝ MÃO 2023 :

             NHÂM DẦN qua, bệnh dịch thiên tai qua tuốt luốt, tiễn đi ông NGÁO ỘP;

             QUÝ MÃO đến, tiền tài phúc lộc đến rình rang, rước lại ẻm MÈO MUN.

    DÁNG XUÂN – PHẠM PHAN LANG

    Xuân về, Phan Lang xin chúc quý anh chị và các ban VTLV
    một năm Quý Mão an khang, thịnh vượng và vạn sự như ý.

            TẾT THA HƯƠNG – NGUYỄN NGỌC HẠNH

    TET-THA-HUONG_1-ngoc_hanh-nguyen-1

    Một Cánh Chim Cô Quạnh – Trường Sơn Lê Xuân Nhị

    Mot-Canh-Chim-Co-Quanh

    Tại sao Trung Quốc Năm Thỏ Việt Nam Năm Mèo – Lê Tuấn

    Tai-sao-Trung-Quoc-nam-Tho

    Câu Lục Bát Xuân Tình. Thơ Phan Khâm, nhạc Trần Đại Bản, ca sĩ Vân Khánh
    Dấu chân chim mùa xuân || Thơ: Sa Chi Lệ | Nhạc: Nguyễn Văn Thơ | Ca sĩ: Giáng Hương

    Hôm Nay Giao Thừa! Bước Vào 3 Ngày Tết! Mừng Xuân Quý Mão 2023!

    nuhfu6guh.jpg

    Đầu Tiên Với Tục Lệ Cúng Giao Thừa:

    hiohihioiopj9.jpg

    Theo học giả Phan Kế Bính, cúng Giao thừa là một nghi thức không thể thiếu vào mỗi dịp Tết Nguyên đán của các gia đình Việt Nam. Lễ cúng Giao thừa còn được gọi là Trừ tịch, tức là trừ khử ma quỷ, tống những điều xui xẻo, không may mắn của năm cũ, để chuẩn bị đón một năm mới tốt đẹp hơn.

    Do đó, lễ cúng Giao thừa sẽ thường được thực hiện vào thời khắc chuyển giao, giữa năm cũ và năm mới âm lịch. Nghi lễ cúng Giao thừa năm Quý Mão 2023, cần được tiến hành vào giờ Tý (vào 23h), thời điểm tốt nhất là vào giờ chính Tý (0h) và kết thúc trước 1h ngày mùng 1 Tết.

    *Niền Tin Của Dân Gian:

    Theo bảng “phân công công việc” của các vị thần trên trời, trong 12 năm, năm Quý Mão 2023, trần gian, sẽ được trông coi bởi một thần, có tên là “Trịnh Vương”

    Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm có: 1 con gà trống luộc nguyên con, 1 đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng), bánh kẹo, 1 mâm ngũ quả, rượu, trà, quả cau, lá trầu, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, nhang, đèn…

    Cũng có gia đình làm cỗ ngọt và chay cùng hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết và các loại đồ uống khác.

    Tùy điều kiện mỗi gia đình có thể sắm lễ vật khác nhau, có thể đôn sơ chỉ là đĩa thịt lợn luộc, cái gì cũng được, cần nhất vẫn là lòng thành.

    lpkp[pl[]p-[.jpg

    *Mâm cúng Giao thừa trong nhà:

    Mâm cơm cúng giao thừa sẽ khác nhau, tùy theo từng phong tục của mỗi vùng miền, dưới đây là mâm cơm cúng giao thừa phổ biến nhất tại 3 miền:

    -Mâm cúng giao thừa ở miền Bắc

    Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Bắc thường là những món ăn truyền thống, bao gồm 4 bát, 4 đĩa. Nếu cỗ lớn hay gia đình có điều kiện thì bao gồm 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Thông thường, các món ăn đó là: Bát móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát miến nấu lòng gà. Đĩa thịt gà luộc, đĩa giò lụa, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa nộm, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng.

    -Mâm cúng giao thừa ở miền Trung

    Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung thường sẽ có cả bánh chưng và bánh tét. Ngoài ra, mâm cỗ giao thừa còn bao gồm các món ăn khác như: Đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, dưa giá, bát măng khô ninh, bát miến, đĩa cá chiên, đĩa ram…

    Ở một số nơi tại miền Trung, người ta còn làm nhiều món khác như: Cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa, xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi…

    -Mâm cúng giao thừa ở miền Nam

    nkguyfg7uhio.png

    Do đặc trưng thời tiết nắng nóng, nên mâm cỗ của người miền Nam thường ưu tiên các món nguội. Cụ thể, mâm cỗ cúng giao thừa của người miền Nam bao gồm: Canh măng tươi, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho hột vịt, gỏi tôm thịt, chả giò, dưa giá, củ kiệu, bánh tét, ăn kèm củ cải ngâm nước mắm…

    Bên cạnh đó, cần chuẩn bị các lễ vật khác như: 1 đĩa trầu cau, 1 đĩa trái cây gồm 5 loại quả, đèn dầu, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 3 hoặc 5 ly trà, bánh mứt các loại tùy vào gia đình, 1 bình hoa tươi, vàng mã…

    *Chuẩn bị cho mâm cúng giao thừa ngoài trời:

    kkkp[lp[lpl]l].jpg

    Hiện nay, một số người quan niệm, năm con gì thì cúng con đấy, như năm Dậu cúng gà, năm Mẹo cúng Mèo! (Ớ đất Mỹ này, đụng tới con vật này, rất dễ bị đi tù!)… hoặc lại có quan niệm năm con gì, thì kiêng cúng con đấy. Theo một số chuyên gia văn hóa, thì quan niệm này không đúng, bởi theo tục lệ ngàn xưa, chỉ cần có thịt động vật trên mâm cỗ là được.

    Cũng có gia đình làm cỗ ngọt và chay cùng hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết và các loại đồ uống khác.

    *Có 12 vị quan điều khiển!

    kopkopkopkp[pp.jpg

    Dân gian tin rằng, mỗi năm, trên trời sẽ cử xuống 1 vị thần, điều khiển trông coi việc trần gian. Thiên đình có 12 vị thần, tương ứng với 12 con giáp, để trông coi việc hạ giới trong năm đó. Cứ đến đêm Giao thừa, vị thần mới sẽ xuống trần, nhận bàn giao công việc để vị thần cũ về trời. Trong khi thời khắc chuyển giao qua nhanh, nên họ không thể ghé vào nhà nhận lễ vật của người trần. Vì vậy, nhiều người bày mâm cúng ngoài trời, để tiễn đưa cũ và đón rước mới.

    Trong 1 năm ở tại dương gian, vị thần đương nhiệm, xem xét mọi việc tốt xấu của từng người, từng gia đình, làng xóm, huyện tỉnh, đến quốc gia, để cuối năm về trời, tâu lên Ngọc hoàng định công luận tội.

    Người xưa còn tin rằng, các vị thần này, mỗi thần một tính, có vị nhân từ độ lượng, có vị khắc nghiệt, khó tính, tuy là thần, nhưng cũng hỷ nộ ái ố đủ cả, như con người! Chính vì thế có năm an bình, có năm nhiều tai họa. Thế nên ngoài việc ăn ở đúng luật trời, nhân gian còn cố gắng lấy lòng các vị, bằng việc đảm bảo lễ nghi cúng tế, để thần vừa lòng, không nổi giận!

    Trong vũ trụ có sao Mộc mà phương Đông gọi là sao Thái Tuế, 12 năm quanh hết một vòng mặt trời, hàng năm đi ngang qua một cung trên đường hoàng đạo, ứng với 12 cung từ Tý đến Hợi. Khi sao Mộc đi vào cung Tý, năm đó gọi là năm Tý, đến cung Sửu năm đó là năm Sửu. Người xưa thần linh hoá ngôi sao, khi đi qua 12 cung hoàng đạo này thành các vị thần.

    Vương hiệu của các vị thần, tương ứng với các năm như sau:

    Năm Tý: Chu Vương Năm Sửu: Triệu Vương Năm Dần: Ngụy Vương, Năm Mão: Trịnh Vương, Năm Thìn: Sở Vương, Năm Tị: Ngô Vương, Năm Ngọ: Tần Vương, Năm Mùi: Tống Vương, Năm Thân: Tề Vương, Năm Dậu: Lỗ Vương, Năm Tuất: Việt Vương, Năm Hợi: Lưu Vương

    kopopkopkp[kp[p[.jpg

    Kết:

    Nét đẹp truyền thống văn Hóa

    Những ngày đón Giao Thừa, đón Xuân, 3 ngày Tết về, mang lại cho mỗi chúng ta những cảm xúc khác nhau, song có một điểm chung, là cùng hướng tới những giá trị văn hóa truyền thống của bao đời của dân tộc, trong dịp Mừng Tết Nguyên đán. Có lẽ chỉ với mong muốn, mang tới một điểm hẹn ý nghĩa, ở thời khắc thiêng liêng trong Đêm Giao Thừa, của Ngày Tết, Ngày Xuân, tất cả đồng nghĩa với hy vọng, mong tất cả mọi người trên khắp miền Đất Nước, một tương lai tốt đẹp! hạnh phúc nơi nơi! 

    quy mao bon final.jpg

    Chúc Mừng Năm Mới Quý Mão 2023!

    nhan ruou Xuan Quy Mao.jpg
    buhjiojiojiop.jpg

    THƯ MỜI THAM DỰ LỄ THƯỢNG KỲ ĐẦU NĂM QUÝ MÃO 2023 ÂM LỊCH

    Kính Mời:

    Quý vị Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo

    Quý Đồng Hương Người Việt Bắc California.

     Quý bậc Trưởng Thượng Thân hào, Nhân sĩ.

     Quý Hội đoàn, Đoàn thể, Chính đảng.

     Quý Hội đoàn Cựu Quân Nhân QLVNCH và quý Chiến hữu.

    Quý Cơ Quan Truyền Thông, Báo chí.

    Quý anh chị em Sinh Viên, Học sinh. Kính thưa quý vi.

    Trước thềm năm mới Tết Quý Mảo 2023, Ban Tổ Chức Lễ Chào Quốc Kỳ mỗi Thứ Bảy đầu tháng tại Vườn Truyền Thống VIỆT Kính Chúc quý Đồng hương, quý Hội đoàn, Đoàn thể và Gia đình một năm mới An Khang, Thịnh Vượng, Bình An và nhiều May Mắn.

    Với mục đích giữ gìn và phát huy truyền thống cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

    Ủy Ban Điều Hợp Sinh Hoạt Cộng Đồng Bắc Cali sẽ phối hợp cùng Anh chị Phụng Sự Cộng Đồng và các em Liên Đoàn Hướng Đạo Diên Hồng tổ chức một buổi Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Quý Mão 2023 và Chúc Mừng Năm Mới tại:

    VƯỜN TRUYỀN THỐNG VIỆT

    1499 Roberts Ave – San Jose – CA 95122

    Vào lúc 10:00 Sáng Ngày Chủ Nhật 22 tháng 1 năm 2023

    nhằm ngày Mồng MỘT TẾT NGUYÊN ĐÁN

    (Năm QUÝ MÃO 2023 Âm Lịch)

    Với những nghi lễ Truyền Thống của Dân Tộc Việt Nam được tổ chức để gửi đến Quý Đồng Hương lời Chúc Thọ đầu năm:

    ● Nghi lễ Chào Quốc Kỳ HOA KỲ và VIỆT NAM CỘNG HÒA

    (Nghi lễ rước Quốc Kỳ HK và VNCH sẽ do quý chiến hữu Cựu quân nhân QLVNCH đảm trách.)

    (Nghi lễ Thượng Kỳ và Chào Kính Quốc Kỳ vẫn  do các em LĐ Hướng Đạo Diên Hồng thực hiện)

    Quốc Kỳ HK và VNCH sẽ được phất phới tung bay tại Vườn Truyền Thống VIỆT trong suốt năm 2023.

    ●  Nghi Lễ Nghinh đón Quốc Tổ (bàn thờ QUỐC TỔ sẽ do Niên trưởng Nguyễn Ngạc, Hội Người Việt Cao Niên Vùng Vịnh và Ủy Ban Điều Hợp Sinh Hoạt Cộng Đồng phụ trách)

    ● Đốt Pháo và Múa Lân Mừng Xuân

    •Chúc Thọ quý đồng hương với:

    -Chúc Xuân với bao phong bì Mừng Tuổi.(100 phong bì Mừng tuổi do Hội Văn Thơ Lạc Việt kính tặng)

    -20 phần Quà Xổ Số Mừng Xuân rất có giá trị do Hội Văn Thơ Lạc Việt Kính Tặng)

    • Cà Phê, Trà Sâm và điểm tâm nhẹ buổi sáng vẫn do Cô Brenda Huỳnh yểm trợ như thường lệ trong những buổi Chào Quốc Kỳ mỗii Thứ Bảy đầu tháng.

    • Đề Nghị: Quý Đồng hương tham dự mặc Quốc Phục cổ truyền của Dân tộc (nếu có) và quý chiến hữu QLVNCH xin mặc Quân Phục cho buổi Lễ Thượng Kỳ đầu năm mang nhiều ý nghĩa.

    • Xin Thông Báo: Để tránh những sinh hoạt của các Hội Đoàn, Đoàn Thể tại San Jose bị trùng hợp cùng ngày và cùng giờ. Ban Tổ Chức Lễ Chào Quốc Kỳ tại Vườn Truyền Thống VIỆT xin đề nghị quý Hội đoàn, Đoàn thể thông báo cho Ban Tổ Chức biết chương trình sinh hoạt của hội để có thể thông báo đến quý đồng hương trong buổi Lễ Chào Kính Quốc Kỳ mổi Thứ Bảy đầu tháng.

    •Thứ Bảy đầu tháng 2 năm 2023 (ngày 4 tháng 2 năm 2023 ) Lễ Chào Kính Quốc Kỳ vẫn thực hiện như thường lệ.

    Trân Trọng Kính Mời Quý Đồng Hương và quý chiến hữu QLVNCH tham dự

    T.M. Ban Tổ Chức Lễ Chào Kính Quốc Kỳ Mỗi Đầu Tháng tại Vườn Truyền Thống VIỆT      

    Trưởng Ban Tổ Chức.

    ĐPQ & NQ TRIỆU HÀ

    chao mumg.jpg

    Đón Tết, Vui Xuân, Trong An Toàn và Cùng Nhau Đẩy Lùi COVID-19!

    909pu90i9i0i0-0-.jpg

    (Bác Sĩ Thùy Anh Nguyễn)

    Mừng Tết Nguyên Đán, là thời điểm trong năm tất cả chúng ta đều dọn dẹp và làm sạch nhà cửa để bắt đầu một năm mới tươi sáng. Đối với nhiều gia đình như tôi, chuẩn bị đón Tết cũng đồng nghĩa với việc mua hoa tươi đi chợ, trang hoàng nhà cửa với những chiếc đèn lồng đỏ vàng rực rỡ, để chuẩn bị cho ngày đầu năm mới, ngày đầu Xuân, và chuẩn bị đón Tết với những bữa ăn mừng tại nhà, hoặc tại một nhà hàng địa phương.

    Khi quý vị mừng đón Tết Quý Mão, điều quan trọng là phải ghi nhớ việc giữ an toàn đối với COVID-19. Trước khi tụ họp, tất cả chúng ta nên bảo đảm rằng mọi người đã chích vaccine và liều tăng cường, được thử nghiệm, và thậm chí điều trị nếu cần thiết. Mặc dù tất cả chúng ta đều muốn vui đón năm mới cùng nhau, nhưng mọi người cũng phải lưu ý rằng COVID-19 vẫn còn ở đâu đó. Tóm lại, món quà tốt nhất mà chúng ta có thể trao cho nhau, là món quà sức khỏe tốt. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp chúng ta cho mùa lễ Tết này.

    Hãy chích ngừa

    Điều quan trọng là phải chích vaccine và liều tăng cường để bảo vệ chính quý vị và những người xung quanh quý vị. Vaccine cho cúm và COVID-19, tiếp tục là biện pháp phòng ngừa tốt nhất của quý vị, để hạn chế bệnh nặng và tử vong – và quý vị có thể chích cả hai loại vaccine này cùng một lúc. Nên nhớ rằng, có thể chích ngừa cúm và COVID-19 cùng lúc, hoặc lần lượt từng loại vaccine, để giúp làm vững mạnh cho hệ thống miễn dịch của quý vị, vì vậy việc chích vaccine ngừa cả hai bệnh là rất quan trọng.

    Vaccine cho cúm và COVID-19, hiện có sẵn cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên. Hãy vào trang web MyTurn.ca.gov hoặc gọi 833-422-4255 để tìm vaccine gần nơi quý vị cư ngụ.

    Tôi biết rằng nhiều người trong chúng ta đã mong chờ những buổi tiệc lớn, để đón mừng năm Quý Mão, nhưng tôi khuyến khích quý vị nên tổ chức những buổi tiệc theo những cách giảm thiểu nguy cơ lây lan virus mùa Đông như cúm và COVID-19. Quý vị có thể làm điều này bằng cách tổ chức các cuộc tụ họp nhỏ và ngoài trời, nếu có thể. Nếu quý vị có thành viên gia đình hoặc bạn bè bị các bệnh nan y, tốt nhất là không nên tụ tập, hoặc nếu cần, nên thực hiện việc này qua mạng xã hội.

    Mang khẩu trang

    Nếu quý vị định ăn tiệc trong nhà, đeo khẩu trang là một cách tốt để hạn chế sự lây lan của vi trùng. Để tận dụng tối đa công dụng của khẩu trang, hãy chọn một cái vừa vặn và có thể lọc khí tốt. Nguyên tắc chung là khẩu trang y tế, hoặc khẩu trang KN95, KN94, KF94 tốt hơn, và N95 là tốt nhất.

    Nếu sống trong một cộng đồng có nhiều sự kiện mừng Tết Nguyên Đán, chẳng hạn như các cuộc diễn hành hoặc lễ hội lớn, hãy nhớ thận trọng. Ở những nơi đông đúc ngoài trời, nơi không thể thực hiện giãn cách xã hội, nhớ đeo khẩu trang vừa vặn che miệng và mũi của quý vị.

    Làm thử nghiệm

    Cho dù được chích ngừa hay chưa, quý vị nên đi thử nghiệm ngay nếu có các triệu chứng của COVID-19 như sốt, ớn lạnh, ho, khó thở, mệt mỏi, đau nhức cơ thể hoặc đau đầu. Mọi gia đình ở Hoa Kỳ đều đủ điều kiện nhận một đợt bộ dụng cụ thử nghiệm miễn phí khác. Hãy truy cập trang web www.covid.gov/tests hoặc gọi 1-800-232-0233 để xin bộ thử. Quý vị cũng có thể đặt lịch hẹn thử nghiệm miễn phí, hay tìm nơi thử nghiệm không cần hẹn trước, hoặc mua bộ dụng cụ tự thử nghiệm tại nhà thuốc địa phương.

    Thử nghiệm cúm hiện cũng có sẵn tại tất cả các địa điểm thử nghiệm COVID-19 của tiểu bang. Kết quả sẽ có trong khoảng 30 phút và giúp mọi người xác định hướng hành động tốt nhất cần thiết để cảm thấy tốt hơn. Giờ đây, người dân California có thể được thử nghiệm cúm và COVID-19 cùng một lúc một cách thuận tiện. Hãy tìm một địa điểm thử nghiệm gần quý vị tại trang web MyTurn.ca.gov.

    Chọn điều trị

    Nếu có kết quả thử nghiệm dương tính với bệnh cúm hoặc COVID-19, thì sẽ có các phương pháp điều trị để giúp quý vị bắt đầu tiến trình hồi phục. Phương pháp điều trị có thể giúp ngăn chặn các triệu chứng bị nghiêm trọng hơn. Chữa trị là miễn phí và được áp dụng cho hầu hết người lớn và bất kỳ ai từ 12 tuổi trở lên, có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn. Nếu không có bác sĩ và cảm thấy bị bệnh, hãy tìm một địa điểm thử nghiệm để điều trị, nơi quý vị có thể nhận đơn thuốc điều trị COVID-19 ngay tại chỗ nếu hội đủ điều kiện.

    Cuối cùng, đối với tất cả người dân California, lời khuyên số một của tôi để giữ an toàn trong dịp Tết Nguyên Đán là một lời khuyên rất đơn giản –  nếu quý vị cảm thấy bị bệnh (ngay cả với các triệu chứng nhẹ), nên vui lòng ở nhà.

    Thương gửi đến những ai đang hân hoan đón Tết, chúc quý vị sức khỏe và may mắn khi tham gia các hoạt động truyền thống đặc biệt một cách an toàn. Chúc mừng năm mới!

    chuc mung nam.jpg

    VỊNH CỔ ĐÀI NEUSCHWANTEIN & TRĂNG VIỄN PHƯƠNGTHƠ CAO MINH NGUYỆT

    VỊNH CỔ ĐÀI NEUSCHWANTEIN

    Cao Minh Nguyệt

    *

    Tháp phủ mây xanh vượt ngút ngàn

    Cổng thành rêu bám dệt không gian

    Lối lên dốc núi hờn băng giá

    Thung lũng nẻo về ngại sấm vang

    *

    Phòng nối phòng du khách lặng nghe

    Chuyện tình vương giả chốn buồng the

    Ngắm xem tranh ảnh nghìn năm cũ

    Của kẻ xa rồi dấu ngựa xe

    *

    Ngẩn lên, trần hoặc huyền tiên cảnh

    Trong xuống, thảm vàng díu sắc xanh

    Đá trắng Tượng ai sầu tuế nguyệt

    Chăn giường kim ngọc lạnh tàn canh

    *

    Hỏi ai hiển phách đài trang ấy

    Hồn có vương về nấm mộ xanh?

    Cao Minh Nguyệt

    TRĂNG VIỄN PHƯƠNG

    Cao Minh Nguyệt

    *

    Trăng đã về đây trăng viễn phương

    Đón thu xa bạn dạ hoài thương

    Người xưa biết có còn tri kỷ

    Hay đã năm dài nhạt nhớ thương

    *

    Sông xưa còn đó con đò nhỏ

    Vườn cũ hoa hời hợt gió sương

    Nếu biết tình ai không vĩnh viễn

    Thà đừng quen trước để buồn vương

    *

    Quê ngoại dặm trường sa nước mắt

    Xứ người đơn độc kẻ tha hương

    Sao trăng Tháng Tám buồn ghê nhỉ

    Trăng nhớ người hay khách viễn dương.

    Cao Minh Nguyệt.

    Las Vegas.

    LONG-MO-DAO-MUA-XUAN-VA-HY-VONG-KMD1

    TỐNG CỰU NGHINH TÂN                   

    (Tung Hoành Trục Khoán)


    QUÝ MÃO CHÀO MỪNG HƯNG THỊNH VƯỢNG        NHÂM DẦN TIỄN BIỆT HỌA TAI ƯƠNG

    QUÝ Xuân buông bỏ những sầu vương

    MÃO đến đem theo mọi cát tường

    CHÀO tải công thành tươi nhuận thất   

    MỪNG mang danh toại phủ phê đường         

    HƯNG tình bốn biển còn miên viễn     

    THỊNH nghĩa năm châu vẫn cửu trường     

     VƯỢNG lộc thân bằng cùng bửu quyến     

     NHÂM DẦN TIỄN BIỆT HỌA TAI ƯƠNG                       

    Thanh Song Kim Phú – CA. Jan/14/2023

    NHÀ THƠ THANH SONG KIM PHÚ VÀ PHU QUÂN

    BÚT KÝ: ĐẦU NĂM ĐI CHÙA – KIỀU MỸ DUYÊN

    “Lộc Uyển Tự. Bàn thờ thầy Thích Nhất Hạnh bên trái.”
    DAU-NAM-DI-CHUA-KMD1-1

    Ky-niem-Chien-Thang-Dong-Da-hinh-Tho.

    Chùm thơ Xuân – Minh Thúy

    Nàng Xuân

    Xuân mãi ngàn năm chẳng có già

    Xuân đàn khúc nhạc hợp hoà ca

    Xuân vui nắng đẹp đùa ong bướm

    Xuân thỏa trời hồng chiếu nụ hoa

    Xuân tạo niềm tin cho khắp chốn 

    Xuân đem sức sống đến từng nhà 

    Xuân mong phước, thọ luôn đầy ắp

    Xuân muốn công danh cứ tiến đà 

                    ​Minh Thúy Thành Nội 

                      ​Tháng 1/22/ 2023

    Năm Mão

    Mão đến bừng hoa trải lắm dòng

    Mão cười chúc tụng việc thành công

    Mão trao nắng ấm trồng cây quả

    Mão gởi mưa xinh tưới ruộng đồng

    Mão ngập niềm vui Đào vạn cánh

    Mão đầy hạnh phúc Thọ ngàn bông

    Mão gieo tất cả nguồn hy vọng

    Mão tạo bình yên thỏa mọi lòng

            ​​Minh Thúy Thành Nội

                ​Tháng 1/10/2023

    Xuân Thầm

    Tôi thầm trở lại những Xuân xưa

    Cận Tết ông trời cứ mãi mưa

    Ấm cúng lò than ngào mức dẻo

    Ba mươi cúng rước, đợi giao thừa

    Tôi thầm nhặt lại bóng thời gian

    Thủa ấy chờ ai dạo tiếng đàn

    Đất nước chiến chinh dòng nhạc nghẽn

    Nhìn Xuân thờ thẫn bóng đêm tàn

    Tôi thầm dạo phố ngắm vườn hoa

    Cúc, Huệ, Đào, Mai nở sắc loà

    Phố chợ Đông Ba người nhộn nhịp

    Thương người áo trận chiến trường xa

    Tôi thầm đếm những bước gian truân

    Có lúc bơi sầu chẳng thấy Xuân

    Ngõ tối sương choàng đời lạc mộng

    Chất thêm ký ức đậm vô ngần

    Tôi thầm buột gió thổi vườn thơ

    Khúc cũ đưa thuyền tới cõi mơ

    Đêm cuối năm sao trời tối lặn

    Dư hương mùa cũ điểm từng giờ

            ​​Minh Thúy Thành Nội

                ​Đêm Giao Thừa

                ​Tháng 1/21/2023

    Tuổi Mèo

    Nhà tôi cũng có một anh mèo

    Nghĩa mặn duyên nồng trói kết theo

    Ngọt sẻ nồi rau khi gặp khó

    Bùi chung bát gạo lúc lâm nghèo

    Tâm lành giúp bạn dâng lòng hiến

    Tánh thiện thương người tạo đức gieo

    Quý Mão năm này vui giống tuổi

    Mong cầu sức khỏe tốt hoài đeo

              ​​Minh Thúy Thành Nội

                ​Tháng 1/20/2023

    Màu Nắng Ấm

    Hôm nay thức dậy nắng chan hoà

    Giông gió bao ngày đã dịu xoa

    Lãng đãng trời xanh vờn cánh Én

    Từng chùm mây trắng lượn lờ qua

    Thêm tuần nữa Quý Mão chờ mong

    Tôi muốn nâng niu giọt nắng hồng

    Sưởi ấm con tim đời viễn xứ

    Quê nhà nỗi nhớ vẫn đầy đong

    Hoa chanh nở búp trái tươi vàng

    Còn đọng mưa đầy giọt vẫn đang

    Gió dập vườn hoa vương vãi xác

    Ôi nhìn ảm đạm cảnh lìa tan

    Hít đều thở nhẹ hưởng từng giây

    Sức sống bừng lên mạnh mẽ đầy

    Chuẩn bị bao điều lo đón Tết

    Xuân tràn ánh nắng ngập hồn say

    Minh Thúy Thành Nội

    Tháng 1/16/2023

    Mưa Hoài 

    Mưa chi mưa mãi mù trời 

    Một vùng trắng xoá buông rời hạt mưa 

    Nghe nhạc Tuấn Ngọc trầm đưa 

    “ Em đã thấy mùa xuân chưa? “ buốt lời 

    Ngất ngây giọng hát nửa vời 

    Cung buồn dìu dặt một thời yêu đương 

    Xa nhau Xuân chẳng còn hương 

    Chỉ như gió bụi phủ sương mịt mờ 

    Cho nên Xuân vẫn ơ thờ 

    Xuân còn xa mãi giấc mơ hiền hoà 

    Mưa giăng song cửa tối loà

    Mưa tuôn cây cỏ mù sa nụ hồng

    Mưa thêm héo hắt nỗi lòng 

    Mưa mờ xứ Huế, mưa hong nỗi buồn 

    Mưa thầm Thành Nội mưa tuôn 

    Mưa thăm Gia Hội đò buông mái chèo 

    Mưa bè bạn đạp xe đèo 

    Mưa tìm Nam Phổ quán nghèo bánh canh 

    Mưa che tơi nón cửa thành 

    Mưa nhìn Thượng Tứ lá xanh con đường 

    Mưa vùng Tây Lộc sầu vương 

    Mưa ra chợ Xép, sông Hương, Tràng Tiền 

    Mưa Hoàng Thành gió ngả nghiêng

    Mưa nhìn ngớ ngẩn qua hiên thềm nhà 

    Mưa nghe Thiên Mụ chuông xa 

    Mưa Cầu Kho lụt mưa đà khó đi 

    Mưa nay tại Bắc Cali 

    Mưa rơi dai dẳng nghĩ gì lặng câm 

    Mưa chôn nỗi nhớ âm thầm 

    Mưa dâng ký ức trầm ngâm một thời 

       Minh Thuý Thành Nội 

          Tháng 1/14/ 2023***Đoạn 2 mượn ý bản nhạc “ Em đã thấy mùa Xuân chưa ? “