• Giới thiệu sách

    Mạn Đàm “Hoa Cỏ Bên Đường” KIỀU MỸ DUYÊN: Không quân Lê Văn Hải. Chinh Nguyên. Nguyễn Hồng Dũng. Phương Hoa

    Mạn đàm Hoa Cỏ Bên Đường: Không quân Lê Văn Hải (chủ tịch Văn Thơ Lạc Việt, chủ báo Thằng Mõ, San Jose), Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng, nhà văn Phương Hoa và thi sĩ Chinh Nguyên. (Hình từ trái sang phải)

    Thi sĩ Chinh Nguyên:

    Chinh Nguyên xin kính chào quý vị. Hôm nay, tôi mời được chủ tịch của Văn Thơ Lạc Việt, ông Lê Văn Hải là một người sinh hoạt rất đều đặn trong vấn đề chính trị và bảo trợ tất cả những sinh hoạt cộng đồng ở San Jose, và một người nữa là Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng, ông cũng nói ở trên đài nhiều lần về vấn đề sinh hoạt cộng đồng và làm sao để chúng ta đoàn kết lại bảo tồn văn hóa Việt, và người thứ 3 nữa tôi muốn giới thiệu với quý vị, một người mới nhất đó là cô Phương Hoa, một người năng nổ làm trong Ban Điều Hành và Ban In Ấn của Văn Thơ Lạc Việt. Chúng tôi xin kính chào quý vị.

    Nhà văn Phương Hoa:

    • Xin kính chào tất cả quý vị.

    Không Quan Lê Văn Hải:

    • Xin kính chào quý khán thính giả.

    Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng:

    Trở lại với quý vị trong chương trình này và được gặp anh Lê Văn Hải cũng như là cô Phương Hoa trong buổi nói chuyện đặc biệt của chuyên đề Hoa Cỏ Bên Đường của ký giả Kiều Mỹ Duyên là một trong những vinh hạnh của chúng tôi. Kính chào quý vị.

    Thi sĩ Chinh Nguyên:

    Kính thưa quý vị, hôm nay chúng tôi nói về tác phẩm Hoa Cỏ Bên Đường của ký giả Kiều Mỹ Duyên, một người nữ đã từng trãi qua chiến tranh ở Việt Nam. Xin hỏi cô Phương Hoa, cô làm ở trong Văn Thơ Lạc Việt trong Ban Điều Hành và Ban In Ấn, cô làm về layout, cô có thể nói một chút xíu về layout cho tất cả các cuốn sách từ xưa đến nay không?

    Nhà văn Phương Hoa:

    Kính thưa quý vị, Văn Thơ Lạc Việt có chương trình giúp cho những người, những nhà văn, nhà thơ không có điều kiện ra mắt sách. Tại vì mỗi lần đi ra tự in, đưa cho nhà in thì họ tính tiền nào là phần layout, phần làm bìa, và các thứ, cộng chung với tiền in nữa. Người ta còn đòi hỏi là phải in một lần là bao nhiêu cuốn: 500 cuốn, 200 cuốn hay 1,000 cuốn gì đó, thì họ mới chịu in. Mỗi lần in như vậy tốn rất là nhiều tiền, nên Văn Thơ Lạc Việt thường giúp cho nhiều người, những nhà thơ, nhà văn lớn tuổi không có điều kiện và họ không có rành computer, ban biên tập của Văn Thơ Lạc Việt giúp layout, làm bìa rồi gửi đăng lên trên các nhà xuất bản ở trên mạng toàn cầu như là Amazon, Lulu, Banners Noble v.v... và đưa lên mạng bán.

    Có một điều có lợi cho quý tác giả, những người không có điều kiện, nếu mình đưa lên online, mình in trên nhà in online thì giá rẻ đã đành nhưng mà họ không bắt buộc là phải in bao nhiêu cuốn. Văn Thơ Lạc Việt giúp hoàn toàn miễn phí về phần layout, làm bìa, nhiều người còn tặng tranh nữa, cái đó không tốn tiền, nên tác giả muốn in ra một quyển sách thì không tốn bao nhiêu mà còn được sự giới thiệu khi sau sách đã hoàn tất, Văn Thơ Lạc Việt còn giới thiệu lên trên các diễn đàn. Từ đó Phương Hoa làm việc với nhiều nhà văn, nhà thơ, họ cảm động lắm và rất mừng, cảm ơn Văn Thơ Lạc Việt đã giúp. Có nhiều người nói rằng đây là quyển sách cuối đời của tôi mà Văn Thơ Lạc Việt giúp được, nếu không tôi không thể nào làm được hết. Đó là phần in ấn của Văn Thơ Lạc Việt.

    Thi sĩ Chinh Nguyên:

    Kính thưa anh Lê Văn Hải, chủ tịch của Văn Thơ Lạc Việt và chủ báo Thằng Mõ ở San Jose, anh có chương trình gì để bảo tồn văn hóa Việt và ở giúp đỡ các nhà văn, nhà thơ trong vấn đề xuất bản sách không?

    Không quân Lê Văn Hải:

    Tất cả những hoạt động của Văn Thơ Lạc Việt trong những năm qua đó là Văn Thơ Lạc Việt không có gom gọn trong một chu vi chật hẹp nào, Văn Thơ Lạc Việt luôn luôn mở rộng và muốn cộng tác với tất cả các văn, thi sĩ khắp nơi. Trong tâm tình đó mà biết bao nhiêu năm qua anh em chúng tôi đã đứng ra bảo trợ ra mắt sách, in không biết là bao nhiêu tác phẩm. Chúng tôi vẫn tiếp tục giữ chương trình đó và tiếp tục hoạt động như vậy, và cũng hay hơn nữa là sau này có những người rất là thiện chí như anh Hồng Dũng, cô Phương Hoa, anh Phạm Thái giúp đỡ, Văn Thơ Lạc Việt càng ngày càng khởi sắc hơn, chúng tôi cũng vẫn tiếp tục như thế.

    Thi sĩ Chinh Nguyên:

    Cảm ơn anh Lê Văn Hải đã nói về vấn đề giúp đỡ các văn thi sĩ, vấn đề giúp đỡ xuất bản sách. Quay trở lại với vấn đề giới thiệu tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường của ký giả Kiều Mỹ Duyên, xin tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng nói về tiểu sử của tác giả.

    Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng:

    Nói đến ký giả Kiều Mỹ Duyên, quả thật là không riêng gì cá nhân của chúng tôi mà tất cả các sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa cũng như là các chiến sĩ khu dân Cán chính trước năm 1975 đã biết về cô Kiều Mỹ Duyên rất là nhiều. Bởi vì cô không phải là một người chỉ viết báo mà cô còn là một phóng viên chiến trường, cho nên những trận đánh An Lộc, Khe Sanh hay những trận đánh có tính chất quyết liệt do có vấn đề vận mệnh của đất nước cô đều có mặt tại chỗ và tường trình trực tiếp, đó là cái điều mà người dân ở hậu phương phải lắng nghe để coi thử tình hình như thế nào.

    Quý vị biết rằng phóng viên chiến trường họ là những người phải hy sinh, phải đến ngay nơi đầu tên lửa đạn để có thể nhìn thấy được chiến trận sáp lá cà thế nào, và chính vì vậy mà những bài tường thuật của cô đã gây xúc động và cũng là một trong những tin tức hàng đầu của những tờ báo Hòa Bình, Trắng Đen, Công Luận trước năm 1975 mà quân dân Cán chính của chúng ta đã yêu thích.

    Cô Kiều Mỹ Duyên không phải là một người mới viết văn mà khi mới 12 tuổi cô cũng đã từng viết văn, cô đã viết những đoản văn nhỏ và được cô giáo khuyến khích và bài của cô Nguyễn Thị An này đã được đăng trên nhiều tờ báo và chính sự kiện được đăng trên tờ báo và có nhuận bút đó, đã là một chất xúc tác cũng như là một động lực đẩy cô lạc vào ngành văn chương cũng như là trực tiếp để viết về những sự kiện mà nó có tính chất liên hệ với thời sự và cuộc đời đưa đẩy dẫn dắt cô Kiều Mỹ Duyên trở thành một người phóng viên chiến trường nổi tiếng trước năm 1975.

    Sau 1975, cô cũng ở Việt Nam hơn một năm, năm 1976 cô vượt biên và cô được miền Nam California đón nhận và học tại trường đại học Cal States Fullerton. Cô đã tốt nghiệp khoa báo chí, và cô đã chuyên tâm học ngành địa ốc, cũng như là về những kiến thức của văn chương, cộng thêm tất cả những năng khiếu, tài năng và sự học hành có trường lớp, có quy cũ, cô Kiều Mỹ Duyên đã trở thành một phóng viên cũng như là một nhà báo đã khá nổi tiếng và điều đó đã khiến cho chúng tôi biết cô. Ngày hôm nay cô đã viết một tác phẩm mà có lẽ là tác phẩm thứ hai sau tác phẩm Chinh Chiến Điêu Linh mà chúng tôi được phép giới thiệu. Đó là một trong những tác phẩm và chúng tôi nghĩ rằng Hoa Cỏ Bên Đường là tên tuyển tập và dĩ nhiên là Hoa Cỏ Bên Đường ít có ai để ý nhưng mà thật sự nó là những điều góp phần cho cuộc đời này được thăng hoa, thêm sắc.

    Hoa Cỏ Bên Đường nói lên tâm trạng của những con người mà dường như là chúng ta không thấy họ trở thành nhân vật chính, thật sự không có nhân vật chính nhưng mà họ chính là những hình ảnh của xã hội, mà nếu không có họ sẽ không có xã hội này và hình ảnh của Hoa Cỏ Bên Đường đó cũng hao hao giống như chúng ta những con người vượt biên, những con người vượt biển tìm đường thoát và chúng ta đã ra khỏi chế độ tồi bại đó. Bây giờ chúng ta đến một đất nước xứ sở Tự Do, Dân Chủ này có lẽ chúng ta không còn ở bên đường nữa và rồi dần dần chúng ta sẽ trở thành những bông hoa thật sự trên những bàn thờ mà người ta để bên trên. Đó là hy vọng của chúng tôi như vậy. Có lẽ khi quý vị đọc tác phẩm Hoa Cỏ Bên Đường, quý vị sẽ thấm thía hơn khi cảm nhận thân phận của con người Việt Nam chúng ta trong đó.

    Thi sĩ Chinh Nguyên:

    Xin cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng. Xin hỏi cô Phương Hoa, tại sao tác phẩm có tên Hoa Cỏ Bên Đường? Tên Hoa Cỏ Bên Đường không phải do tác giả đặt, hình như do cô đặt tên thì phải?

    Nhà văn Phương Hoa:

    Thưa quý vị khán thính giả, xin thưa Phương Hoa không phải là tác giả của tựa đề Hoa Cỏ Bên Đường. Đầu tiên, khi anh Chinh Nguyên gửi bản thảo cho Phương Hoa làm, thường thì P.Hoa làm nháp trước, kiểu như dọn đường hết sạch sẽ, gửi qua cho thầy Thái và anh Chinh Nguyên duyệt về kỹ thuật, này kia... Lúc đầu, chị Kiều Mỹ Duyên chưa đặt tên cho tuyển tập, Phương Hoa thấy trong tuyển tập sao mà có rất nhiều câu chuyện rất là đặc sắc, sống động mà chuyện thật, đó là những phóng sự. Phương Hoa không tìm được cái tên nào nên lấy tên là tuyển tập Kiều Mỹ Duyên vậy thôi, và cứ làm nháp để đó. Mới đầu, chị Kiều Mỹ Duyên cũng để yên như vậy, rồi gửi bài tới lui, nhưng mà sau này thì có một vị, hình như là một học giả nào đó, đọc tác phẩm đó rồi mới góp ý cho chị lấy tên là Hoa Cỏ Bên Đường.

    Nhưng mà cho Phương Hoa nói thêm một chút, Phương Hoa trước giờ làm sách rất là nhiều, giúp người này, người kia layout sách rất là nhiều của các văn thi sĩ, nhiều người rất nổi tiếng nhưng chưa có một tác phẩm nào được nhiều người viết giới thiệu như là tác phẩm Hoa Cỏ Bên Đường. Các bài giới thiệu được đăng lên trước khi quyển sách hoàn thành. Chị Kiều Mỹ Duyên chỉ gửi bản thảo cho bạn bè, thân hữu thôi. Mọi người đọc, viết các bài giới thiệu rồi đăng lên các báo, đăng khắp nơi. Cách vài bữa là có bài giới thiệu tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường, và trên diễn đàn Văn Thơ Lạc Việt của mình cũng đăng rất nhiều lần. Phương Hoa làm xong rồi giao qua cho thầy Thái, nói với thầy nhiều quá PH làm không nổi nữa. Mà chị rất là kỹ lưỡng, quyển sách mà chị viết như là siêu nhân, mới đầu quyển sách mỏng như vầy, rồi chị cứ gửi bài thêm, gửi thêm, gửi thêm lên dày 600- 700 trang. Chị Kiều Mỹ Duyên rất kỹ, chị nói cái hình này em ơi lấy bỏ vô bên kia, xong chị gửi lại, chị nói cái trang này để kế cái trang kia, chuyện người này để kế chuyện người kia. Chị thay đổi vèo vèo làm Phương Hoa chóng mặt luôn, xong rồi cuối cùng Phương Hoa nói thầy Thái ơi làm ơn rước dùm, nhiều quá rồi, bưng lên bỏ xuống, rồi những hình ảnh chạy tùm lum hết. Cuối cùng, Phương Hoa giao lại cho thầy Thái.

    Mà phải thấy rõ là chị Kiều Mỹ Duyên đặt rất nhiều tâm huyết dù chị rất bận rộn, làm việc 24 giờ/ngày, nhưng mà chị vẫn chăm chú sửa từng ly từng tí cho tuyển tập này. Phương Hoa thấy đây là một tuyển tập rất có giá trị. Ban biên tập gồm anh Chinh Nguyên, thầy Thái Phạm, trưởng ban biên tập và Phương Hoa nữa làm cũng hết một năm mấy, gần 2 năm trường mới xong quyển sách này. Thường thường, không mất nhiều thời gian biên tập, mà tại vì chị cứ viết thêm, thay đổi, chỉnh sửa thêm, v.v.  Cho nên, tuyển tập này rất là giá trị.

    Không quân Lê Văn Hải:

    Nói về chị Kiều Mỹ Duyên, chị là một phụ nữ mà Hải đã thân thuộc mấy chục năm nay, xem như một người chị, một phụ nữ rất là đặc biệt, khi mà chiến tranh Việt Nam như tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng đã nói, từ năm 1968 chị bắt đầu là một phóng viên chiến trường mà lạ một điều nữ phóng viên chiến trường, khi đó nữ phóng viên chiến trường chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ra hải ngoại thì thấy gồm có ba chị: đó là chị Vũ Thanh Thủy, chị Phan Trần Mai và chị Kiều Mỹ Duyên. Tức là nữ phóng viên chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nhưng mà chị Kiều Mỹ Duyên hay hơn nữa đó là chị vẫn tiếp tục với ngòi bút của chị, bởi vậy chị đi khắp nơi, chị làm phóng sự khắp nơi. Mà cái hay hơn nữa của chị đó là Mikhail Sergeyevich Gorbachev chị cũng gặp, George Bush chị cũng gặp, các nhân vật lớn như Đức Đạt Lai Lạt Ma, thật là một điều lạ lùng. Tôi thấy chị đặt tên tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường, nghe “hoa cỏ” có vẻ rất khiêm nhường, nhưng là bông hoa quý.

    Thi sĩ Chinh Nguyên:

    Cảm ơn anh Lê Văn Hải đã nói thêm lời về chị Kiều Mỹ Duyên. Ban tổ chức có thư mời gửi tới quý vị, tôi xin đọc thư mời này, thay mặt anh Lê Văn Hải, trưởng ban tổ chức:

    Thư mời ra mắt sách Hoa Cỏ Bên Đường ở San Jose, 2pm, thứ bảy 6/25/2022:

    Cơ Sở Văn Thơ Lạc Việt trân trọng kính mời quý đồng hương và thân hữu đến tham dự buổi ra mắt tác phẩm “HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG” của ký giả Kiều Mỹ Duyên. Tại địa chỉ 70 W. Hedding San Jose, Santa Clara County, CA 95110. Vào lúc 2 giờ chiều thứ bảy ngày 25/6/2022. Sự hiện diện của quý vị là sự khích lệ lớn lao cho ban tổ chức và niềm vinh hạnh cho tác giả.

    Nhưng trong thư mời và chương trình này, có một cái câu rất là đặc biệt đó là tất cả tiền nhận được từ bán sách và bảo trợ, tác giả sẽ trao lại cho anh Lê Văn Hải, chủ tịch Văn Thơ Lạc Việt để làm từ thiện. Anh Lê Văn Hải nghĩ sao về chuyện này?

    Không quân Lê Văn Hải:

    Lại thêm một khía cạnh đẹp nữa để nói về chị Kiều Mỹ Duyên. Chị không những là một nhà báo, nhà văn mà chị còn là một nhà từ thiện. Chị về Việt Nam giúp không biết bao nhiêu là các em cô nhi, chính ở đây chị cũng giúp không hết nữa. Bởi vậy đây là một khía cạnh rất sáng của chị. Chị là một người rất lạ, chị theo Phật giáo, nhưng cách của chị là hoàn toàn không phân biệt tôn giáo, chị phỏng vấn các Đức Giám Mục, các linh mục đến Đại Lão Hòa Thượng, các hòa thượng, v.v. Phải nói chị có một cái tâm rất lạ. Nhân đây, xin cảm ơn chị đã có mục đích cao đẹp như vậy.

    Thi sĩ Chinh Nguyên:

    Kính thưa quý vị,1 địa điểm tổ chức ra mắt sách của ký giả Kiều Mỹ Duyên ở Sacramento nữa, là Tòa báo Chính Văn: 7005 Walter Avenue, Sacramento, CA 95828. Thời gian vào Chủ Nhật ngày 26/6/2022 lúc 2 giờ chiều. Quý vị có thể liên lạc với số điện thoại của cô Tô Ngọc 916- 230-6172 để biết thêm chi tiết.

    Thi sĩ Chinh Nguyên:

    Xin Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng bật mí một chút xíu về cuốn sách này được không?

    Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng:

    Thật ra thưa với quý vị, trước hết là cảm ơn cô Kiều Mỹ Duyên đã có nhã ý muốn tặng số tiền bán sách này để cho anh Lê Văn Hải làm từ thiện, mà anh Lê Văn Hải đã có một chương trình cho cơm cho những người homeless mấy năm rồi. Thành thử ra đó là một điều mà chúng tôi rất  ngưỡng mộ và xin cảm ơn cô Kiều Mỹ Duyên. Với cách của cô Kiều Mỹ Duyên viết trong tác phẩm Chinh Chiến Điêu Linh hay trong Hoa Cỏ Bên Đường, nó mang một cách sắc thái hết sức bình dị của một con người nhìn cuộc đời như là một sự kiện đang xảy ra với những tâm thức của một người mà cô đã từng trãi qua, phải nói rằng hai ba chế độ và hiện tại của những chế độ đó cho cô một thứ cảm nhận để dẫn dắt người đọc nhìn thấy cái nào là cái giá trị trong cuộc sống và rồi cuối cùng cuộc đời này biến động, nó bay nhảy rất phù phiếm như thế nào, nhưng mà rồi rốt cuộc cái thiện vẫn chiến thắng, mặc dù có thiện đó cũng bầm dập, cũng bị điêu linh, cũng bị chà đạp của xã hội nhưng rõ ràng là cái ác sẽ bị tiêu diệt trước khi cái thiện nó bắt đầu sáng lên. Đó là một điều mà chúng tôi bật mí trong cả ngàn điều mà cô Kiều Mỹ Duyên đã viết trong đó.

              Nếu mà chúng tôi nói hết thì chắc chắn là quý vị sẽ không tới để mà có tác phẩm này trong tay, do đó chúng tôi chỉ nói rất là ít, hy vọng mời quý vị đến. Thứ nhất là chúng ta đến để tham dự và chúng ta gặp gỡ tác giả, thứ hai nữa đồng tiền quý vị bỏ ra đó thật ra không có bao nhiêu nhưng mà là đồng tiền gián tiếp để hỗ trợ cho những việc tốt đẹp cho cuộc sống này, và điều thứ 3 nữa là chúng ta còn sống, chúng ta còn đọc, chúng ta còn có những người bạn bên cạnh đó là hạnh phúc vô biên mà chúng tôi không ngờ được sau những trận mà chúng ta gọi là những trận chiến hãi hùng, như là trận chiến Ukraine, hay là mới hôm qua đây bão cát ở Iraq đã làm biết bao nhiêu người đã bị mất nhà mất cửa và mất mạng luôn nữa. Đó thực sự là những thiên tai, nhân tai, nhân họa khắp nơi, thì việc chúng ta đến được với nhau, để chung vui với nhau là điều hạnh phúc. Chúng tôi hy vọng sẽ gặp quý vị trong bữa tiệc hạnh phúc do anh Lê Văn Hải làm trưởng ban tổ chức.

    Thi sĩ Chinh Nguyên:

    Xin anh Lê Văn Hải có những lời tốt đẹp nhất, thương yêu nhất và dễ thương nhất để mời quý vị khán thính giả đến với buổi ra mắt sách của ký giả Kiều Mỹ Duyên không?

    Không quân Lê Văn Hải:

    Kính thưa tất cả quý vị, tôi là người tổ chức không biết bao nhiêu buổi ra mắt sách, nhưng đây là buổi ra mắt sách rất là đặc biệt. Mỗi một câu chuyện trong quyển sách kể về những mảnh đời rất là kỳ lạ. Tôi chưa đọc hết các bài viết trong Hoa Cỏ Bên Đường, nhưng trong bút ký chiến trường Chinh Chiến Điêu Linh, ví dụ như trường hợp của chúng tôi trong đó, là những người lính không quân, khi đó Kiều Mỹ Duyên còn rất trẻ dám ngồi trên một máy bay quan sát, máy bay quan sát thì súng thường bắn cũng chết nữa. Như vậy việc bay trong vùng lửa đạn của chị với chúng ta cũng là quá lạ lùng. Bởi vậy, mỗi câu chuyện trong tuyển tập Hoa Cỏ Bên Đường và trong Chinh Chiến Điêu Linh, xin quý vị đọc để thấy xứng đáng với tên Kiều Mỹ Duyên.

    Thi sĩ Chinh Nguyên:

    Kính thưa quý vị, ông Ray Maberry nói thế này chẳng cần phải đốt sách mới hủy diệt được một nền văn hóa mà chỉ cần người ta không đọc sách nữa là có thể là đã hủy diệt nền văn hóa. Chúng tôi xin mời quý vị hãy tới chương trình ra mắt sách của ký giả Kiều Mỹ Duyên do anh Lê Văn Hải tổ chức để chúng ta bảo tồn được nền văn hóa của Việt Nam mà Văn Thơ Lạc Việt do anh Lê Văn Hải làm chủ tịch, đang hướng dẫn đi tới việc bảo tồn văn hóa Việt Nam sau 1975.

    Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng:

    Thật sự, chúng tôi rất hy vọng gặp lại quý vị trong ngày ra mắt sách và quý vị sẽ là những người tiếp nối những chương trình đặc biệt của Văn Thơ Lạc Việt và những nền văn học cổ truyền của chúng ta vẫn tiếp tục lưu truyền đến ngàn năm sau.

    Nhà văn Phương Hoa:

    Phương Hoa cảm ơn tất cả quý vị đã lắng nghe, đã theo dõi chương trình này. Cảm ơn anh Chinh Nguyên đã mời chúng tôi, để mọi người có cơ hội được bày tỏ. Cảm ơn chị Kiều Mỹ Duyên đã có một tác phẩm đáng để đời. Xin phép cho Phương Hoa nói thêm một chút, Phương Hoa là người biên tập tuyển tập này, nên Phương Hoa đã đọc hết các câu chuyện trong tuyển tập.

    Kính thưa quý khán thính giả, trong quyển sách dày 498 trang này, mỗi câu, mỗi chữ, mỗi câu chuyện đều có một lịch sử rất là sống động, toàn bộ đều là các câu chuyện thật. Tác giả Kiều Mỹ Duyên đã dồn tâm huyết vào đó, cho nên mỗi lần đọc, thường thường là làm sách thì đâu có thể đọc hết được, chỉ đọc qua để coi, nhưng mà đối với tuyển tập này, Phương Hoa đã đọc tất cả những câu chuyện trong đó, nên phải mất một thời gian lâu.

    Chị Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn từ một vị Thượng Tọa cho đến một vị linh mục, cho tới những vị Tổng Thống, v.v. Tất cả bài phỏng vấn các vị lãnh đạo tinh thần, cùng với các bài viết về tình mẹ, những ký sự làm thiện nguyện giúp những người nghèo, trẻ thơ, v.v.  Rất là cảm động quý vị ơi!

    Đây là quyển sách mà nội cái bìa sách của tuyển tập cũng được chọn lựa rất kỹ càng. Các anh chị em trong ban biên tập rất quý chị, cho nên làm rất là nhiều bìa, trưởng ban Phạm Thái làm 5-6 cái, Phương Hoa cũng làm 6-7 cái, cuối cùng chị Kiều Mỹ Duyên đã chọn được bìa sách này. Kính mời quý vị tới buổi ra mắt sách để có được quyển sách này trong tay, vừa đọc vừa thưởng thức tâm huyết của tác giả, vừa làm thiện nguyện cùng với anh Lê Văn Hải là người đã nổi tiếng làm thiện nguyện khắp “bốn bể năm châu” trên Hoa Kỳ. Xin cảm ơn tất cả quý vị.

    Thi sĩ Chinh Nguyên:

    “Ồ, hóa ra là cây hoa dại

    Giữa nắng chan hòa gió mưa sa.

    Ngạo nghễ hiền hòa bên cỏ biếc

    Cúi nhìn đời thương rộng bao la.”

    Xin kính chào quý vị và hẹn gặp quý vị vào ngày ra mắt sách của chị Kiều Mỹ Duyên tại 70 W. Hedding San Jose, Santa Clara County, CA 9511 vào lúc 2 giờ chiều thứ bảy ngày 25/6/2022.

    Bìa sách Hoa Cỏ Bên Đường

    TIẾP THEO LÀ THƯ MỜI RA MẮT SÁCH HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG TẠI SACRAMENTO SAU BUỔI RMS SAN JOSE

  • Giới thiệu sách,  Lê Tuấn,  Thơ,  Văn Thơ

    Lặng Im Tiếng Đời

    Xin click vào hình để đọc sách

    Lặng Im Tiếng Đời

     

    Cho anh dựa vào trái tim
    Để nghe tiếng đập lặng im tiếng đời
    Âm vang duyên nợ tơ trời
    Gái xuân! Xin hỏi có người yêu chưa?
    Từ khi tình biết đẩy đưa
    Là khi ngơ ngẩn nhìn mưa biết buồn
    Cánh hoa rơi rụng bên đường
    Xuân sau rực rỡ lạ thường gấm hoa.
    Em đi cuối phố đường xa
    Gió xuân quấn quít vướng tà áo bay
    Gặp nhau tay lại cầm tay
    Trao nhau cánh thiệp xuân này gặp nhau.
    Ngày xưa có kẻ gieo cầu
    Nương theo trời định mở đầu tình duyên
    Bây giờ người muốn chung thuyền
    Dòng sông nào trở về miền yêu thương.
    Cuối sông một bóng tà dương
    Nhờ em nở nụ đào hương tuyệt vời
    Một bông hoa nở cho người
    Một vòng hoa nổi trên trời mây xanh.
    Môi thơm mật ngọt trong lành
    Em nằm nhìn lá rụng cành mưa rơi
    Tóc em óng mượt tơ trời
    Tay thon nõn trắng mở lời thơ xuân.
    Ừ thôi! Đừng có phân vân
    Tình như thấm ý còn ngần ngại chi
    Ru em giọng nói thầm thì
    Đời vang tiếng gọi xá gì tuổi hoa.
    Lời nào soạn nhạc bài ca
    Điệu nào giao hưởng mượt mà ý thơ
    Tiếng chim vui hót trên bờ
    Em thay áo mới đợi chờ tình nhân.

    LT
    Lục bát cho tình yêu

    Final-Lang-Im-Tieng-Doi-tuyen-tap-tho-thu-6-05-19-2022

  • Cao Mỵ Nhân,  Giới thiệu sách

    GIỚI THIỆU SÁCH – Hồi ức THÁNG NGÀY QUA của Nhà Văn NGUYỄN TƯỜNG NHUNG – CAO MỴ NHÂN

    ĐỌC HỒI ỨC  ” THÁNG NGÀY QUA ” 

    CỦA NGUYỄN TƯỜNG NHUNG.

                                       Cao Mỵ Nhân 

    ” Tháng Ngày Qua ” với một chuỗi thời gian dài trên tám chục tuổi, một đời người với bao sướng khổ , một bắt đầu và một kết thúc rất huyền thoại , đó chính là tên cuốn hồi ký 

    ” THÁNG NGÀY QUA ” của tác giả NGUYỄN TƯỜNG NHUNG , trưởng nữ Nhà Văn THẠCH LAM trong Tự Lực Văn Đoàn , và cũng là Phu Nhân TRUNG TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, miền nam Việt Nam. 

    Một cuốn hồi ký viết với tất cả tâm tình tự nhiên , trung thực , đầy đủ, cho bạn đọc cảm nhận được cuộc sống tác giả và các thành phần liên hệ với đề tài về 2 nhân vật tên tuổi, là Nhà Văn Thạch Lam thủa sanh thời, và Trung Tướng Ngô Quang Trưởng mới quá cố . 

    Có thể những băn khoăn của độc giả lại cũng là điểm tác giả  Nguyễn Tường Nhung thắc mắc, rằng bà không biết sẽ khởi sự từ đâu, khoảng thời gian nào của cuộc đời bà . “

    Để rồi bà bắt đầu từ giây phút xen kẽ , cứ bắt nhịp tư tưởng cũ mới, liên hệ nhau như kịch bản một chuyện phim được hình thành ở thời đại tân tiến ngày nay . 

    Nguyễn Tường Nhung đã nói bà không tham vọng là một nhà văn, cũng không sẽ có cuốn thứ hai, nghĩa là bà viết xong cuốn ” Tháng Ngày Qua ” là chấm dứt , vì các sự việc cũng đã đủ cho một tập hồi ký về người cha, Thạch Lam, và người chồng , Ngô Quang Trưởng . 

    Tôi tạm kể sơ lược thôi, không đưa trích dẫn  các đoạn văn hay chi tiết trong sách hồi ức này. 

    Trước hết, tôi xin thưa, tác giả bắt đầu ” tự sự kể  Tháng Ngày Qua ” từ những ngày tháng như đang còn hiện diện ở gia đình thủa bé thơ, tới khi đã lớn lên và trưởng thành . 

    Nay đã trở thành bà cố , tức con cháu đã xây dựng tới đời thứ 4, mà ” Phu Nhân Trung Tướng ” có thay đổi gì đâu, vẫn hân hoan bên cạnh các con , các cháu và cả chục đứa chắt nữa . 

    Quý vị sẽ bắt gặp một tác giả mà trải qua bao thăng trầm biến diễn, từ chuyện nhỏ trong gia đình , đến chuyện lớn ngoài xã hội, bị ảnh hưởng cao độ, bà vẫn ôn nhu, hiền hậu như mang sẵn trái tim lành, chân thiện, vô tư .

    Vì sẵn quen biết bà và đại gia đình bà từ lâu, tôi cứ tưởng bà sẽ bỏ qua hay lướt qua một số sự kiện nào đó, nhưng mấy ngày nay, tôi đọc đi đọc lại nhiều lần , thấy tác giả không bỏ quên một trường hợp nào , tính chất ngay thẳng , thành thực, hồn nhiên , đã biến hồi ức như một cuốn tiểu thuyết đầy không khí văn chương nhuận sắc . 

    Tác giả Nguyễn Tường Nhung , trưởng nữ của Nhà Văn THẠCH LAM, là người chưa từng viết lách, nhưng dòng văn của bà , tình tiết truyện kể chẳng khác gì những đoạn cảnh trong các tác phẩm của các bậc tiền bối của dòng họ NGUYỄN TƯỜNG danh tiếng , quý cụ cố NHẤT LINH, HOÀNG ĐẠO , THẠCH LAM .  

    Tất nhiên tôi không bầy tỏ bừa bãi, càng không bao giờ đưa ra sự so sánh chênh lệch sự nghiệp viết lách của dòng họ tên tuổi này . 

    Nhưng không thể nào phủ nhận tính cách hồi ký, mà tác giả NGUYỄN TƯỜNG NHUNG chỉ đề cập sơ sài là  ” hồi ức “, rất chính xác các sự việc ngoài đời của bà, và lời kể chuyện có lẽ được ảnh hưởng từ quý cụ Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, nên ngôn ngữ Tự Lực Văn Đoàn như phảng phất trong ” Tháng Ngày Qua ” của Nguyễn Tường Nhung vậy. 

    Tôi đã được đọc khá nhiều các hồi ký của các bậc danh nhân gần thế hệ tôi nhất, quý vị đủ ngành nghề , trong và ngoài quân đội, quý vị đủ lứa tuổi thanh niên, trung niên, cao niên …ở trong nước hay đã ra nước ngoài , đa phần là muốn tiết lộ, muốn thanh minh, muốn phê phán vv…

    Thậm chí có cả những cuốn ngầm kể công, muốn tranh cãi , muốn bảo rằng trong vấn đề nào đó , nếu ông hay bà được giao nhiệm vụ ấy, thì kết quả mỹ mãn hơn nhiều. 

    Nhưng không phải vậy, ý nghĩ viết ” Tháng Ngày Qua ” của Nguyễn Tường Nhung, trước sau chỉ muốn diễn tả lòng mình , mà theo thiển ý nông cạn của tôi, tôi nghĩ bà muốn bầy tỏ cho thân bằng quyến thuộc , cho con cháu sau này biết tới gốc gác, đồng thời biết tới một hình ảnh phụ nữ trong đại tộc Nguyễn Tường , bà đã tự an tâm , bình tĩnh , nhẫn nại , vươn lên như thế nào . 

    Có thể nói “Tháng Ngày Qua ” với 307 trang ký sự hồi ức, và 101 trang hình ảnh ít nhiều liên hệ tới sinh hoạt của tác giả 

    Nguyễn Tường Nhung, là những lời tâm sự  thành thật nhất  . 

    Tất nhiên những nhân vật xuất hiện thấp thoáng hay vĩnh viễn, đều được bà kể lại rất vô tư, hồn nhiên, bình thản và nhân hậu như tính tình ngoài đời của bà . 

    Đọc hồi ức ” Tháng Ngày Qua ” để biết được một bậc nữ lưu, đã thực sự gian truân từ tuổi thiếu niên, qua thực trạng khốn khó sau thế chiến thứ hai, khi người cha đã mất , nhà văn THẠCH LAM. 

    Tới thời buổi đất nước qua phân, chiến tranh ý thức hệ , thao thức nỗi lo âu khi có chồng là chiến tướng ngày đêm ngoài mặt trận, Trung Tướng VNCH NGÔ QUANG TRƯỞNG . 

    Vì thế , hồi ức ” THÁNG NGÀY QUA ” của NGUYỄN TƯỜNG NHUNG không chỉ đóng khung trong khuôn viên dòng họ NGUYỄN TƯỜNG , NGÔ QUANG … 

    Còn có thể, khoảng không gian chung của những người hiện diện trong 30 năm gian nan, nguy hại vì chủ nghĩa cộng sản xâm nhập chính nghĩa QUỐC GIA TỰ DO, đã thể hiện rõ nét nhất trong hồi ức này . 

    Quý vị sẽ thông cảm và mến mộ tác giả Nguyễn Tường Nhung , cây viết không chuyên, nhưng rất tài tình trong ngôn ngữ truyện ký, nên đọc, đáng đọc, để không phải tham khảo, truy cứu , vì một lẽ rất giản dị là ở cuốn  hồi ức đó, có tất cả chi tiết về thân thế, hành trình cuộc đời của 2 nhân vật lừng danh  : Nhà Văn THẠCH LAM nhân vật thứ 6 của dòng họ Nguyễn Tường, thành viên TỰ LỰC VĂN ĐOÀN. 

    Và,  Trung tướng VNCH NGÔ QUANG TRƯỞNG, TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN I / QUÂN KHU I. 

    Xin trân trọng giới thiệu tác phẩm ” THÁNG NGÀY QUA ” hồi ức của NGUYỄN TƯỜNG NHUNG cùng quý vị, một hậu duệ của dòng họ NGUYỄN TƯỜNG ,và TỰ LỰC VĂN ĐOÀN hậu chiến . 

         Hawthorne  22 – 2 – 2022

                 CAO MỴ NHÂN 

  • Giao Chỉ,  Giới thiệu sách,  Thông tin,  Video

    TẶNG SÁCH QUÝ – Giao Chỉ San Jose

    Ra mắt sách: Di sản của Việt Nam Cộng Hoà.  The Republic of Vietnam’s Environment & People.                              Tác giả bác sĩ Phan Quang Đán.

    Giao Chỉ San Jose

     Tổ chức 10 giờ sáng thứ bảy 18 tháng 12-2021 tại hội trường Santa Clara County 70 W. Hedding San Jose.    (Khai mạc đúng giờ. Phần mở đầu nghi thức và giới thiệu bằng Anh Ngữ nửa giờ. Một giờ tiếp theo bằng Việt Ngữ. Tác phẩm dành để biếu tặng. Không bán.)

    Cuối năm 2021 Viện bảo tàng Thuyền nhân và VNCH tại San Jose sẽ tổ chức Ra mắt Sách giới thiệu tác phẩm của vị phó thủ tướng cuối cùng của miền Nam Việt Nam. Bác sĩ Phan Quang Đán là một trí thức khoa bảng với bằng cấp y khoa của Hà Nội 1945, bằng bác sĩ Sorbonne tại Pháp và bằng Hoa Kỳ tại Harvard năm 1954. Tác giả cũng đồng thời là một nhân sĩ lập pháp đối lập với đệ nhất cộng hòa, bị tù chính trị 3 năm và cũng là người góp phần xây dựng đệ nhị cộng hòa cho đến những năm sau cùng của miền Nam. Suốt nửa thế kỷ VNCH lưu vong đã có biết bao nhiêu trang quân sử viết về các trận đánh trong chiến tranh Việt Nam nhưng chưa từng có tài liệu dân sinh về đất nước và con người. Tác phẩm này chính là tập hợp đã ghi lại với rất nhiều tin tức của viện thống kê Sài Gòn và nha địa dư Đà Lạt. Miền Nam Việt Nam trải qua 21 năm với 2 nền cộng hòa nhưng không có vị lãnh tụ nào để lại hồi ký lịch sử. Chúng ta đã từng có 2 vị quốc trưởng, 4 vị tổng thống và nhiều vị thủ tướng, nhưng duy nhất chỉ có bác sĩ Phan Quang Đán cùng các cộng sự viên của ông đã soạn thảo tác phẩm về đề tài Đất và Người miền Nam vào những ngày cùng tháng tận của VNCH.

     Mục đích Ra mắt sách. Nhân loại hiện nay đang sống trong thời kỳ điện toán. Sách vở đã từng hiện diện cả ngàn năm đưa nhân loại từ bán khai đến thời đại văn minh rực rỡ ngày nay. Tuy nhiên bây giờ là giai đoạn hoàng hôn của sách vở. Một ngày mai sách vở sẽ trở thành tài liệu tiêu biểu cho những ngày đã qua và là kỷ niệm của quá khứ. Những sách vở sẽ là hình ảnh của cuộc đời của từng người Việt xa quê hương. Với sứ mạng của Viện bảo tàng thuyền nhân và VNCH chúng tôi muốn tìm lại những tác phẩm tiêu biểu gửi đến mọi người trong chương trình gọi là Giữ đời cho nhau. Vì cuốn sách này viết bằng Anh Ngữ nên ưu tiên sẽ gửi đến thế hệ tương lai tại Hoa Kỳ. Sách sẽ trao tặng cho các văn phòng dân cử địa phương. Các thư viện, các tổ chức quan tâm và các nhà sưu tầm lịch sử. Chúng tôi sẽ mời các vị dân cử đến nghe phần giới thiệu và nhận sách. 58 ngàn chiến binh Mỹ đã hy sinh tại VN với hơn 200 ngàn thương bệnh binh. Hoa Kỳ và VNCH đã chia xẻ niềm đau làm mất miền Nam Việt Nam. Ngày nay sau gần nửa thế kỷ, các vị dân cử Mỹ biết gì về VNCH hay chỉ gặp gỡ xã giao với cử tri vì lá phiếu. Chúng tôi sẽ dành phần mở đầu của chương trình Ra Mắt sách để trao vào tay các nhà dân cử địa phương một tác phẩm viết về con người và đất nước mà 2 dân tộc Mỹ Việt đã cùng sống chết bên nhau. Sau phần mở đầu bằng Anh Ngữ sẽ đến phần giới thiệu với độc giả Việt Nam bằng Việt Ngữ. Đây không phải là một chương trình ra mắt sách vì nhu cầu bán sách. Đây là một tập hợp để chuyển giao thông điệp chính trị đồng minh vận và dân vận muộn màng cho thế hệ tương lai. Chúng tôi rất hân hạnh được thân quyến gia đình họ Phan của bác sĩ Phan Quang Đán cho phép. Trong lịch sử cận đại chúng ta hẳn không quên các nhà cách mạng họ Phan như Phan Đình Phùng, Phan châu Trinh, và Phan bội Châu. Ngày nay cũng rất cần nhắc đến con người và tác phẩm của cụ Phan Quang Đán. Trong số các nhà lãnh đạo của VNCH gần như chỉ có bác sĩ Phan Quang Dân có người con trai là phi công anh hùng vào năm 1972 đã hy sinh trên trời Cam Lộ tại cuộc chiến miền hỏa tuyến Quảng Trị. Người phi công trẻ tuổi đã không tìm được xác. Bài ca năm trước vẫn còn nghe vẳng đâu đây. Đi không ai tìm xác rơi.  Hồ sơ phi vụ của đại úy phi công Phan Quang Tuấn 26 tuổi bay khu trục bị phòng không ngày 6 tháng 4-1972 tại Cam Lộ, Đông Hà. Mất tích.                      Đã hơn 50 năm qua. Ai đã nghe thấy tiếng gọi của bác sĩ phó thủ tướng Phan Quang Đán nói với người con trưởng Phan Quang Tuệ. Con bay ra Huế với cậu. Em con gẫy cánh ở Đông Hà. Rơi trong vùng địch. Chưa tìm được xác. Ông bác sĩ với 3 mảnh bằng y khoa danh tiếng. Với 3 năm tù cộng hòa đệ nhất để rồi suốt cuộc đời còn lại phục vụ cho cộng hòa đệ nhị. Ông là người lo cho dân Việt tỵ nạn trên chính quê hương yêu dấu. Trách nhiệm toàn diện về lãnh vực xã hội cho miền Nam. Với tất cả tâm huyết và nghị lực dành cho quê hương nhưng đất nước vẫn đòi hỏi ông phải hy sinh thêm người con trai anh dũng ngay tại miền Trung thân yêu của họ Phan.

    Vì những tình tiết đặc biệt như vậy nên chúng tôi đã chọn tác phẩm Đất và Người của VNCH để gửi biếu mọi người.  

    Sơ lược về tác phẩm: Một tác phẩm vô cùng đặc biệt biên soạn bằng Anh Ngữ. The Republic of Vietnam’s Environment & People. Tên tiếng Việt: Việt Nam Cộng Hòa, Đất nước và Con người. Tác giả: Phó Thủ tướng , Quốc Vụ Khanh Phan quang Đán. Cuối năm 1974 bác sĩ Phan Quang Đán đã phối hợp với các nhân viên trực thuộc soạn thảo một tài liệu về Con người và đất phương Nam dưới thời đệ nhị cộng hòa. Tác phẩm sẽ giới thiệu trong nghị hội tháng giêng năm 1975 do UNICEF thuộc Liên Hiệp Quốc bảo trợ. Tài liệu thống kê lấy từ viện quốc gia thống kê Sài Gòn và phần địa lý nhân văn tham khảo từ nha địa dư quốc gia Đà Lạt. Bác sĩ Đán là tác giả chính chỉ đạo việc phối hợp biên soạn nhưng đã nhờ rất nhiều ở người phụ tá là ông Võ Văn Nhơn thuộc bộ xã hội. Chúng ta hẳn còn nhớ lại thời kỳ đầu năm 1975 hội nghị quốc tế tổ chức tại Thủ Đức với đề tài phát triển quốc gia và bảo vệ quyền thiếu nhi. Tác phẩm của bác sĩ phó thủ tướng VNCH được đón nhận đặc biệt giữa bầu không khí chiến tranh đè nặng trong lòng mọi người. Ai nghĩ rằng 3 tháng sau sẽ có một ngày 30 tháng tư năm 1975. Tác phẩm này sẽ trở thành di sản cuối cùng của VNCH. Tác phẩm gồm 588 trang khổ lớn tràn ngập tin tức về đất nước và con người thời VNCH. Có 3 phần chính là địa lý nhân văn, môi trường sống và con người. Nhưng khai thác chi tiết về nội dung sẽ tìm thấy tất cả về đất và người một thời đã xây dựng phương Nam tuy ngắn ngủi nhưng thực sự ngời sáng về tất cả mọi phương diện. Xin ghi lại các con số đáng lưu ý. 472 bản đồ, 90 bản vẽ,40 biểu đồ thống kê, 150 bức hình, 510 đầu sách đã tham khảo, 2000 địa danh và nhân vật được ghi nhận, Tên và chữ ký của 117 vì dân biểu quốc hội. Thêm 10 trang danh sách các hội đoàn thiện nguyện bất vụ lợi trong nước và ngoài nước. Phần phụ lục lại có thêm tóm lược hiệp định Geneve 1954 nên gọi là tờ khai sinh của nền Cộng hòa miền Nam. Bản Hiến Pháp đệ nhị cộng hòa và sau cùng là bản tóm lược hiệp định Paris 1973 có thể coi như bản án tử hình chờ ngày khai tử của nền Cộng Hòa miền Nam.

    Người con trưởng là thẩm phán tòa di trú Phan Quang Tuệ là người được thân phụ trao lại tác phẩm này.

    Ngày nay dù cộng sản thay tên đổi họ các địa danh những phần tài liệu về địa lý nhân văn trong tác phẩm của miền Nam vẫn còn giá trị muôn đời. Bao nhiêu đèo cao và vực sâu. Bao nhiêu sông nước và hải đảo. Khí hậu thay đổi ra sao và dân số cao thấp thế nào. Cuốn sách đất và người phương Nam có đủ hết. Từ gần nửa thế kỳ vừa qua, chúng ta đã được đọc về các trận đánh trong chiến tranh Việt Nam. Hàng trăm đến hàng ngàn câu chuyện. Nhưng không mấy ai có sách in về 20 năm xây dựng đất nước của 2 nền cộng hòa. Tác phẩm này đã trở thành di sản của đồng hồ Phần trong 50 năm lưu vong. Bây giờ cần đưa ra ngoài ánh sáng

    Sơ lược về tác giả. Bác sĩ Phan quang Đán sinh năm 1918 tại Nghệ An đã tốt nghiệp bác sĩ tại Hà Nội năm 1945, thêm bằng bác sĩ Sorbonne tại Pháp và lấy thêm bằng Hoa Kỳ tại Harvard năm 1954. Dưới thời đệ nhất cộng hòa bác sĩ Đán thuộc thành phản đối lập dù đã trúng cử dân biểu 1958. Qua năm 1960 ông đã từng bị tù chính trị 3 năm vì tham gia đảo chính bất thành. Cũng trong thời gian này, nhà văn Nhất Linh tự vẫn vì từ chối ra tòa. Năm 1966 ông chính thức trở lại chính trường và liên tiếp thành công trong các chức vụ phát triển quốc gia bao gồm cả ngoại giao, xã hội và văn hóa. Từ 1975 đến nay không có các nhà lãnh đạo VNCH viết hồi ký. Các vị tổng thống và phó tổng thống cho đến các thủ tướng cũng không hề viết dù là đôi dòng tâm sự dành cho hậu thế. Bây giờ chỉ còn cuốn sách của bác sĩ phó thủ tướng sau khi ông ra đi vào tháng 3 năm 2004 tại Tampa, Florida. Chúng tôi cũng cần ghi thêm rằng trong số các vị lãnh đạo quốc gia và tướng lãnh VNCH, bác sĩ Đán là phó thủ tướng đã có người con trai thứ là phi công khu trục đã hy sinh tại trận Quảng Trị năm 1972. Người con trưởng trước 75 là trung úy ngành tư pháp và hiện nay nguyên là thẩm phán tòa di trú SF Phan Quang Tuệ được thân phụ giao cho tác phẩm này. Ông giữ mãi hơn 40 năm qua… 

    Trang sách với tình yêu và mối Nhục mất nước.                        Tác phẩm này ngoài 588 trang lại có thêm phần mở đầu trên 30 trang có hình tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, quốc kỳ, quốc ca VNCH, hình tác giả, lời nói đầu v v. Tôi chú ý đến trang sách mở đầu có chữ viết tay của bác sĩ Đán, 

    Ông viết: Thân tặng con Tuệ, dưới ký tên Cậu. Đán . Chúng tôi hiểu gia đình này gọi cha mẹ là cậu mợ. Cũng trong trang sách này có 3 đoạn ghi những ý kiến về quan điểm sống, sự liên hệ giữa đất và người. Giữa con người với nhau và với môi trường sống.  Không có chiến tranh và không có chính trị. Chúng tôi không biết rõ đây là di cảo của tác giả hay ông ghi lại những tư tưởng này từ tác phẩm nào. Chúng tôi xin chép lại nguyên văn 3 đoạn và tạm dịch ra Việt Ngữ. Là độc giả của tác phẩm, chúng tôi chia xẻ với tâm sự của tác giả. Bác sĩ Đán là nhà khoa bảng trí thức. Đỗ 3 bằng bác sĩ Việt Pháp Mỹ rồi về nước mở phòng khám bệnh cho dân nghèo. Nhưng y khoa không giữ chân ông. Dòng máu cách mạng xứ Nghệ đưa ông vào con đường chính trị. Ông chống đệ nhất cộng hòa chấp nhận đi tù và sau đó nhập cuộc xây dựng đệ nhị cộng hòa. Ông nhìn về tương lai trông cậy vào 2 người con trai. Sự hy sinh của riêng ông chưa đủ, đất nước lấy đi thêm người con trai 26 tuổi. Tháng tư 1975 cha con ông phó thủ tướng phải di tản. Dân sinh Media của anh Phạm Phú Nam hỏi ông Phan Quang Tuệ lúc ra đi trên máy bay Mỹ bao gồm gần như cả nội các VNCH cảm tưởng ra sao. Ông trung úy tư pháp họ Phan ngoài 30 tuổi đã thẳng thắn trả lời: Nhục.                                                                             Là độc giả của cuốn sách VNCH với Sài Gòn thân yêu, năm 75 tôi là đại tá ngoài 40 tuổi nhưng hoàn toàn chia sẻ với ông trung úy 30. Dù các ông đi tầu bay Mỹ. Chúng tôi đi tầu quân vận của Army ta, tôi cũng thấy Nhục như cụ Đán và ông Tuệ. Nửa thế kỷ tiếp tục chiến đấu một mình, nếu có niềm hãnh diện nhỏ bé là vì tôi vẫn còn mang mối Nhục đến ngày hôm nay. Giao Chỉ, San Jose.

    Ghi chú của bác sĩ Phan Quang Đán:

    If time is to be considered the fourth dimension. geography would be history in space and history would be geography in time. They complete one another and their  combined disciplines help reach a better understanding of man and his environment through the diversities of nations and ages.

    Nếu thời gian được coi là chiều thứ tư, địa lý sẽ là lịch sử trong không gian và lịch sử sẽ là địa lý trong thời gian.  Chúng hoàn thiện lẫn nhau và sự kết hợp trật tự này giúp ta hiểu rõ hơn về con người và môi trường của chúng ta thông qua sự đa dạng của các quốc gia và thời đại

    The ruthless but efficient nature’s equilibrium which has preserved life on our planet should be gradually replaced by a rational and well planned harmony between man and his environment. There is little room for presumptuous and selfish feelings in this essential endeavor which could best succeed if inspired with a deep sense of humility and human solidarity

    Sự cân bằng tàn nhẫn nhưng hiệu quả của thiên nhiên đã bảo tồn sự sống trên hành tinh của chúng ta nên dần dần được thay thế bằng sự hòa hợp hợp lý và có kế hoạch giữa con người và môi trường của anh ta. Có rất ít chỗ dành cho những cảm giác tự phụ và ích kỷ trong nỗ lực thiết yếu này có thể thành công tốt nhất nếu được truyền cảm hứng với ý thức sâu sắc về sự khiêm tốn và tình đoàn kết của con người

    The distinction between people and their environment is mainly academic . They are both integrant parts of the same nature .They are closely related and react continually to each other. Economic development, health. Education and social welfare should aim in a concerted effort at improving man and his environment, achieving  their equilibrium and harmony and enhancing the quality of life with special attention for children and youth who obviously represent and hold the future of mankind

    Sự khác biệt giữa con người và môi trường của họ chủ yếu là học thuật. Chúng đều là những bộ phận tích hợp có cùng bản chất, chúng liên quan chặt chẽ với nhau và phản ứng liên tục với nhau. Phát triển kinh tế, y tế. Giáo dục và phúc lợi xã hội cần hướng tới một nỗ lực phối hợp nhằm cải thiện con người và môi trường của họ, đạt được trạng thái cân bằng và hài hòa và nâng cao chất lượng cuộc sống với sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em và thanh thiếu niên, những người rõ ràng đại diện và nắm giữ tương lai của nhân loại.

    Giao Chỉ San Jose

         

  • Giới thiệu sách,  Lê V. Hải,  Mặc Khách,  Phương Hoa,  Thơ

    Văn Thơ Lạc Việt Trân Trọng Giới Thiệu: Tuyển Tập THƠ TÌNH & Giữa Đời Hư Thực – Mặc Khách

    MỜI LẬT VÀO SÁCH BÊN TRÊN ĐỂ ĐỌC
    Phuongw-Hoa-hinh-tho-makc-khach

    Vài Nét Về Nhà Thơ Mặc Khách.


    Là một cây bút trong Quân chủng Không Quân nổi tiếng chuyện trị…Thơ! Các trang nhà của KQ, đều có cả một vườn thơ của Mặc Khách, như “Hội Quán Phi Dũng” chẳng hạn…vv…

    Mặc Khách chỉ là bút hiệu, tên thật là Trương Lâu, quê Bình Thuận. Là một cựu sinh viên Luật khoa trước khi gia nhập quân đội. Anh là một Sỹ quan của một Quân chủng “đi mây, về gió!” cho đến ngày mất nước.
    Sau 75, (tốt nghiệp…tiến sĩ!) Vì đã học 7 năm trong Trại Cải Tạo Cộng Sản, 3 năm quản chế, qua Mỹ theo diện HO.


    Đã xuất bản: Tình Thơ & Một Mảnh Đời (2010), Hồn Thơ & Đất Khách (2015) và năm nay, Thư Tình & Giữa Đời Hư Thực (2021) Anh cũng là một thành viên trong Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.


    Có lẽ VTLV rất có duyên với những cây bút yêu mây trời, lấy Không Gian làm Tổ Quốc, nên các Cánh Chim “Bốn Phương” đã quy tụ về đây! cùng hát vang bài ca “Ta Là Doàn Chim Bay Trên Cao Xanh!”


    Xin hân hạnh giới thiệu tác phẩm mới của một Niên Trưởng KQ quý mến của tôi, dù Anh Em chúng tôi đã bị…gẫy cánh, kẻ thù vùi dập bẻ cánh vỡ vụn! Nhưng chẳng ai có thể mang trời xanh, gió mát, mây trắng, ra khỏi trái tim của những người Lính, một thời “tung cánh chim sắt” vùng vẫy, hiên ngang, gìn giữ bầu trời Quê Mẹ cả. Ội không gian bao nhiêu năm, vẫn…hằn nỗi nhớ!
    Lê Văn Hải

    Văn Thơ Lạc Việt Trân Trọng Giới Thiệu Thi Tập:

    *******

    TUYỂN TẬP THƠ TÌNH & GIỮA ĐỜI HƯ THỰC

    *

    “TUYỂN TẬP THƠ TÌNH” mới nở hoa

    “GIỮA ĐỜI HƯ THỰC” ánh quang hòa

    TRƯƠNG LÂU “Khoa Luật” gìn quê Mẹ    

    MẶC KHÁCH “Không Quân” giúp nước nhà

    Quốc phá, chinh nhân đành biệt xứ

    Gia vong, thi sĩ buộc rời nhà

    Dồn bao tâm huyết từng trang sách

    Chia sẻ cùng người, chớ bỏ qua!

    ***

    Bỏ qua uổng lắm, “TẬP THƠ TÌNH”

    MẶC KHÁCH tỏa ngời nét xảo tinh

    Từ ngữ mượt mà như Phượng múa

    Cú câu uyển chuyển tựa Loan trình

    Đường Thi, Lục Bát… tràn phong cảnh

    Thơ Mới, Ngũ Ngôn… quyện ảnh hình

    LẠC VIỆT mừng vui xin giới thiệu

    VĂN THƠ mời đọc “TẬP THƠ TÌNH”

    Phương Hoa – BBT VTLV – AUG 3rd 2021

    ĐÔI LỜI TỪ TÁC GIẢ:

    Kính chào Quý vị Văn Thi Hữu VanThoLacViet

    Kính chúc Quy vị và Gia Đình Sức Khỏe – Bình An – Hạnh Phúc.

    Lời chia sẻ trong những tháng năm  Đại dịch Vu Han (2020….)
    Thời gian qua mau, ngày tháng của Thế hệ trẻ – cuối cùng của năm 1975 – càng thu nhỏ và, không xa, sẽ không còn hiên diện nơi đây …  – Diện tỵ nạn HO. chúng tôi. Thế hệ cuối, cũng nhiều đau thương, cho dù cuộc sống rất đầy đủ, tại nơi đây. Có lẽ quý vị đã hiểu (tuổi trên dưới 70 t) với những đứa con mới sinh ra 1982…
    và giờ đây … đã trở thành chuyện cổ tích  cho những  cháu trưởng thành của thế hệ @! và cũng xa vắng….
    Vâng, cho tôi lưu lại chút dư vị đời tôi xót xa theo vận nước và cũng là hình bóng của những mảnh đời thân phận làm tù binh (cải tạo), đọa đày! Vâng, vì vận nước, vì nhiều nguyên nhân – Không có sự thù hận….nhưng mãi mãi sẽ hằn sâu một lằn ranh vô hình trong tâm hồn của những người Việt ly hương! 
    Thoảng nghe có sự kỳ thị? Nơi có du học sinh ở hải ngoại, âu chỉ là sự khác nhau về ngôn ngữ, đạo đức, văn hóa, nhân sinh quan hoặc Học Thuyết Hóa. Có gì không đúng kính xin Quý vị chỉ bảo.

    Trân trọng

    Mặc Khách

    Lê Văn Hải xin mời quý vị đọc một bài thơ của Mặc Khách dưới đây:

    VINH DANH KHÔNG QUÂN

    MẶC KHÁCH

    Không gian hỡi! kiêu hùng – hằn nỗi nhớ!

    Của một thời lồng lộn giữa không trung

    Chí làm trai in đậm nét hào hùng

    Không nao núng, anh đi vào lửa đạn

    *

    Xếp bút nghiên, giang đôi tay đón nhận

    Nợ ân tình, nợ đất nước điêu linh

    Từng lệnh bay, anh chấp nhận hy sinh

    Lòng quả cảm khiến bao người thán phục

    *

    Dưới đôi cánh, quân thù nghe khiếp đảm

    Phòng không Sô Viết tua tủa vút cao

    Dương cánh bay gào thét lao vào

    Giặc phương Bắc, bao phen hồn run sợ!

    *

    Giữa thành phố, chiếc áo bay kiêu hãnh

    Từng bước đi, khiêm nhượng dáng oai phong

    Chí hiên ngang, lửa đạn chẳng sờn lòng

    Muôn ánh mắt, ngước nhìn lòng ngưỡng mộ

    *

    Cảnh giàu sang, danh vọng đời tình ái

    Anh lãng quên tung cánh giữa Trời Sao

    Xác thân anh làm đuốc ở trên cao

    Gương Anh Dũng muôn đời Tổ Quốc nhớ!

    MẶC KHÁCH

  • Giới thiệu sách,  Hình Ảnh,  Phương Hoa,  Tác giả và Tác Phẩm,  Video

    Thành Viên Văn Thơ Lạc Việt GIỚI THIỆU SÁCH Tại Hội Sách (Book Fair) – Hội Sách VBVNHN tại trung tâm thương xá Eden Virginia 17/10/2021

    VIDEO PHỎNG VẤN Phương Hoa, Giới Thiệu 3 quyển Sách của chính tác giả, và chủ Tịch VBVNHN Cung Thị Lan đã giới thiệu tập thơ mới nhất của nữ thi sĩ Cao Mỵ Nhân:

    Thành Viên Văn Thơ Lạc Việt GIỚI THIỆU SÁCH Tại Hội Sách (Book Fair)

    Hội Sách Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại tại trung tâm thương xá Eden Thành – Viên Văn Thơ Lạc Việt GIỚI THIỆU SÁCH Tại Hội Sách (Book Fair) của Hội Sách VBVNHN tại trung tâm thương xá Eden Virginia 17/10/2021

    Ngày 16 tháng 10/2021, một nhóm gồm 3 thành viên Văn Thơ Lạc Việt đồng thời cũng là hội viên Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (VBVNHN) & Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ (VBVNHN VĐBHK) từ California, gồm có: Phương Hoa, Minh Thúy, Phạm Phan Lang, và một người bạn thơ khác, Kim Phú bay sang tham dự đại hội kỳ thứ XII của VBVNHN. (Phương Hoa sẽ có bài tường thuật sau). Thể theo lời mời của Tân Chủ Tịch VBVNHN Cung Thị Lan và Chủ Tịch VBVNHN VĐBHK nhà văn Hồng Thủy, nhóm tác giả Cali có mang theo một số sách của mình để tham dự Hội Sách do Nhà Việt Nam tại Virginia và VBVNHN tổ chức.

    Một ngày sau đại hội VBVNHN, ngày 17 tháng 10/2021, tại Hội Sách Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại thật tưng bừng rộn rã ở Trung Tâm thương xá Eden, thành viên Văn Thơ Lạc Việt đã có dịp GIỚI THIỆU SÁCH của mình:

    Tại Hội Sách, các văn thi sĩ là thành viên Văn Thơ Lạc Việt đã giới thiệu sách của mình, trả lời phỏng vấn nhiều đài TV tại miền Đông, như đài VOA, đài Hoa Thịnhk Đốn, và vài đài truyền hình địa phương mà người viết đã quên tên.

    *Nhà Văn Hồng Thủy, chủ tịch VBVNHN VĐB HK, cũng là thành viên Văn Thơ Lạc Việt, đã giới thiệu hai quyển sách của chị: “Hoa Tương Tư” và “Những Cánh Hoa Dại Màu Vàng.”

    *Phương Hoa đã giới thiệu 3 quyển sách “Yêu Nhau Mấy Núi”, “Thằng Nước Mắm”, và “Chung Một Ước Mơ.”

    *Đồng thời cũng giới thiệu tập thơ mới nhất của nhà thơ Cao Mỵ Nhân, “Chim Bay Mỏi Cánh”

    *Nhà thơ Minh Thúy – Thành Nội giới thiệu tập thơ “Nếu Đời Không Có Thơ”.

    *Giới thiệu Tập Truyện của nhà văn Đỗ Dung, “Như Một Thoáng Mây Bay”.

    Tóm lại, có tổng cộng là 5 thành viên VTLV đã đem tổng cộng 8 quả “chuông sách” đi…gõ boong boong bên vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, cho nên có thể nói “phe ta từ xa đến mà cũng rộn ràng ghê lắm lắm” giờ nhìn lại hình ảnh thấy thật vui và hảnh diện vô cùng.

    *Xin đặc biệt cám ơn thành viên VTLV Hồng Thủy, là Chủ Tịch VBVNHN VĐB HK , và chủ tịch VBVNHN (Văn Bút trung ương) Cung Thị Lan đã có nhã ý mời để nhóm VTLV được vinh dự tham gia Hội Sách này.

    Phương Hoa

    Từ trái: Chủ Tịch VBVNHN Cung Thị Lan với tập thơ “Chim Bay Mỏi Cánh” của chị Cao Mỵ Nhân; Phương Hoa cùng Tập Truyện “Yêu Nhau Mấy Núi”, Hồng Thủy với “Hoa Tương Tư & Những Cánh Hoa Dại Mầu Vàng”, Minh Thúy cùng Nếu Đời Không Có Thơ.
    Từ phải: người thứ 2 là Hồng Thủy, 3 Phan Lang, 4 Phương Hoa
    Chào cờ khai mạc Hội Sách
  • Giới thiệu sách,  Phương Hoa

    GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: Sống Với Tâm Nhàn- Phương Hoa

    Bài Đăng Trên Việt Báo California:

    GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: SỐNG VỚI TÂM NHÀN:

    https://vietbao.com/a309621/gioi-thieu-sach-moi-song-voi-tam-nhan

    SỐNG VỚI vô ưu hưởng phước đời

    TÂM NHÀN buông xả trí nhàn lơi

    VĂN THƠ xướng họa hòa mây gió

    LẠC VIỆT thi ca quyện đất trời…

    Bốn câu thơ trên đây trích trong bài thơ Đường Luật Thất Ngôn Bát Cú có tựa đề “Sống Với Tâm Nhàn” cùng với tựa sách, được trình bày bằng những nét thư pháp mượt mà, lả lướt, của nhà văn Đỗ Dung, một cựu Dược Sĩ thời VNCH, cũng là bài thơ mở đầu giới thiệu Tuyển Tập văn thơ chủ đề Thiền “Sống Với Tâm Nhàn” do Thi Đàn Văn Thơ Lạc Việt vùng Thung Lũng Hoa Vàng San Jose California thực hiện.

    Người Việt Nam hải ngoại chắc không ít người biết đến Văn Thơ Lạc Việt (VTLV), một diễn đàn văn học có số tuổi đời và uy tín khá cao ở California. Thi Văn Đàn “Văn Thơ Lạc Việt” được thành lập từ năm 1992, bởi 5 nhà thơ nhà văn tiền bối: Cố thi sĩ Hà Thượng Nhân, cố thi sĩ Hoàng Anh Tuấn, cố thi sĩ Chu Toàn Chung, thi sĩ Dương Huệ Anh, thi sĩ Thượng Quân, và với sự cố vấn của cố nữ sĩ Trùng Quang, cố Bình Luận Gia Sơn Điền Nguyết Viết Khánh, và cố Nhạc Sĩ Vũ Đức Nghiêm. Trải qua ba thập niên, nước Mỹ đã kinh qua bao thế sự thăng trầm, nhưng VTLV vẫn còn đứng vững, và ngày càng phát triển mạnh theo thời đại. 

    Những năm trước thời kỳ xảy ra đại dịch Covid-19, hàng năm VTLV đều tổ chức cuộc thi văn thơ có phát thưởng bằng hiện kim, đã quy tụ hàng nghìn tác giả tại Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới gửi bài dự thi. Thêm vào đó, mỗi năm, kể cả năm vừa qua 2020, trong thời điểm toàn quốc Hoa Kỳ và thế giới thực hiện biện pháp cách ly, nhà nhà đóng cửa, thì VTLV vẫn tiếp tục thực hiện Tuyển Tập “Quê Hương Và Nỗi Nhớ.” Rồi đến đầu Xuân năm 2021, VTLV đã hoàn thành Đặc San Xuân Tân Sửu, một Đặc San Xuân in toàn màu với bài vở rất phong phú, giá trị và đã được rất nhiều văn thi sĩ cùng đồng hương khắp nơi khen ngợi ủng hộ.  Sau sự thành công của ĐS Xuân Tân Sửu,  VTLV tiếp thực hiện Tuyển Tập Sống Với Tâm Nhàn, 2021, và mới vừa hoàn thành, trong tháng 9/2021, còn nóng hôi hổi thơm mùi mực mới.

    Nhà báo Lê Văn Hải của hệ thống tuần báo “Thằng Mõ” San Jose, cũng là chủ tịch VTLV, đã viết trong lời giới thiệu Tuyển Tập Sống Với Tâm  Nhàn (SVTN), “Hy vọng sau khi đọc xong trên 400 trang sách này, không ít thì nhiều, mùi Thiền của thơ văn, sẽ thấm vào tim, để tâm hồn bay cao, cuộc sống được vui tươi, hạnh phúc hơn…”

    Quả thật đúng như vậy.  Mở ra vài trang đầu, đọc bài viết “Duyên Khởi Thơ Thiền” của nhà văn Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Dũng, tôi rất tâm đắc với nhận xét của nhà văn, “… sức sống Thiền trong thi ca vô cùng bền vững, là tiếng nói từ cõi lòng hòa cảm nỗi yêu thương. Hãy trân quý từng lời, từng vần điệu bởi chính nó đã giải tỏa phần nào cái tinh thần stress trong cơn đại dịch, xóa tan mọi tạp nhiễm xô bồ, giành giựt hơn thua rồi mặc kệ cái thịnh suy giữa trần gian mà chúng ta đang sinh hoạt.” (Sống Với Tâm Nhàn, Tr. 14)

    Đến bài viết “Quán Tâm Chính Là Tu Tâm” của Thượng Tọa Thích Tánh Tuệ, tôi đọc mãi mê từng chữ, từng lời vàng ngọc của Thầy, và cố gắng ghi nhớ những điều vi diệu, “Trong cuộc sống hằng ngày, con người bị tâm tham, sân, si chi phối thường xuyên.”  Và “Nếu chánh niệm đầy đủ, ta ngăn ngừa được sự sanh khởi của chúng hay có thể phát hiện, đoạn trừ chúng ngay từ lúc vừa mới khởi sanh.” (SVTN tr.17). Đặc biệt nhất, là bài thơ “Vội” nổi tiếng của Thầy đã được loan truyền khắp mọi nơi:

    “Vội đến, vội, đi, vội nhạt nhòa

    Vội vàng sum họp, vội vàng xa

    Vội ăn, vội nói, rồi vội thở,

    Vội hưởng thụ mau, để vội già…” (SVTN tr.20)

    Nhiều bài viết về Thiền khác của Thầy Thích Tánh Tuệ bài nào cũng chứa đựng những lời những giáo huấn quý giá, những điển tích rất nhiệm mầu của Phật, và thú vị hơn nữa, nhiều bài thơ về Thiền của Thầy đã được các thi nhân Phật Tử cùng xướng họa, dẫn người đọc lạc vào chốn rừng thơ bát ngát mênh mông, trăm hoa đua nở đủ sắc màu, những bông hoa tâm lành ý thiện, lòng trong dạ sáng… thấm đẫm hương vị Thiền và vô ưu vô uý…

    Trong tuyển tập này, có một bài viết rất công phu, tỉ mỉ của Giáo Sư Đỗ Quang Vinh, bài “Thái Cực Dưỡng Sinh” chỉ dẫn môn thiền khí công: “Thiền cũng như Thái-cực-quyền đều là lưỡng diện của nhất điểm dưỡng sinh. Nói khác, cả hai phương-thức này đều nhằm giải-quyết những bế-tắc về tâm sinh lý ngõ hầu giữ-gìn sức khoẻ, ngăn ngừa và chữa trị bệnh tật mà tăng thêm tuổi thọ.” (SVTN tr. 53), GS Đỗ Quang Vinh viết. Giáo sư còn vẽ minh họa chỉ dẫn rõ ràng cách tập luyện, những huyệt đạo của con người, cách vận khí, điều tức, và khai thông kinh mạch.

    Nhà thơ tiền bối Dương Huệ Anh đã góp mặt với nhiều bài thơ rất thanh thoát về Thiền, những câu trích dưới đây chứng minh cho sự hiểu biết mênh mông về Thiền Đạo của nhà thơ:

    “Thế nào là Đạo là Thiền

    Tân bình thường: Đạo

    Ưu phiền sạch không

    Nằm, Ngồi, Ăn, Ngủ, khoan dung

    Sống trong Tĩnh Thức ngoài vòng chấp tranh (SVTN tr. 81)

    Cựu nữ Trung Tá Lục Quân Hoa Kỳ, nhà thơ gốc lính Phạm Phan Lang đã trải lòng thiền khi nhìn hoa súng trắng chờ nắng sớm bên sông, và nhờ thấm mùi Thiền nên nhà thơ buông xả hết cả những đợi chờ, trải lòng vô ưu trong nhiều bài thơ khác nữa. Và tôi thích thú đọc từng lời từng chữ những bài thơ xướng họa của thi sĩ tiền bối Thiền Sư Xóm Núi Ngô Đình Chương, một trong những giám khảo các cuộc thi Văn Thơ của Văn Thơ Lạc Việt, cùng các nhà thơ hậu bối, những bài như “Chiều Đông Trên Đỉnh Trường Lục” “Am Vắng,” “Chốn Ẩn Cư” và nhiều, rất nhiều bài thơ xướng họa khác cũng hay vô cùng mà nếu được phép, tôi sẽ “mượn tạm” mấy câu của cụ Tiên Điền để diễn tả những bài thơ này, “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu.”

    Điều rất đặc biệt là, TT “Sống Với Tâm Nhàn” đã quy tụ rất nhiều Thi Văn Đàn bạn khắp Hoa Kỳ và thế giới tham gia.  Tác giả Kim Oanh là trang chủ Diễn Đàn Long Hồ Vĩnh Long từ Úc Châu cũng góp những ý Thiền nhẹ nhàng trong bài thơ “Khúc Hát Sai Mùa”.  Còn văn thi sĩ Nguyễn Phương Thúy, Hội Trưởng Diễn Đàn Cô Gái Việt từ Miền Đông Hoa Kỳ cũng mở rộng lòng từ, khi người ta xin thì cứ thoải mái cho, cho hết một nửa và còn cho mãi cho hoài, nhưng nếu người ta còn xin nữa thì vẫn cứ… cho tiếp, vì sự cho đi sẽ không bao giờ hết:

    “Hỏi thêm một nửa, cho ngay

    Nửa đi thêm nữa… vui thay vẫn còn

    Cho hoài chỉ nửa hao mòn

    Niềm vui san sẻ…. vo tròn phúc duyên” (SVTN tr. 141)

    Khi đọc bài “Bên Bờ Tử Sinh” của nữ văn sĩ Đỗ Dung thuộc Ban Điều Hành diễn đàn Minh Châu Trời Đông, tôi cũng thấy lòng nhẹ nhàng theo, tác giả bị căn bệnh hiểm nghèo bác sĩ nói chỉ sống thêm vài năm nữa, mà nhờ nhiếp tâm thiền định, chẳng những thoát khỏi cây cầu sinh tử mà tác giả còn sống yêu đời và trở thành một nhà văn với nhiều sáng tác đi vào lòng độc giả.

    Thật là một ngạc nhiên đầy thú vị khi “Sống Với Tâm Nhàn” chủ đề Thiền còn “quyến rủ” được một nữ văn thi sĩ người theo Đạo Chúa. Kim Loan cây viết trẻ từ tận xứ rừng phong Canada cho độc giả thưởng thức tấm lòng tha thứ và yêu thương như Đức Chúa của cô:

    “Nếu biết đời này rồi sẽ qua

    Mang nặng lòng chi, hãy thứ tha

    Sống nhẹ nhàng cho lòng thanh thản

    Yêu thương người như gương Chúa Ta” (SVTN tr. 155)

    Đến bài viết hừng hực niềm tin, sự yêu đời của nữ ký giả lão thành Kiều Mỹ Duyên “Tình yêu, Tình Yêu, Tình Yêu Ơi,” đã đưa tôi quên hết muộn phiền, chỉ giữ lại lòng yêu người, yêu đời, ngắm hoa, nhìn chim hót…. Và khi đọc tới 66 bài thơ Thiền của cựu nữ Giáo Sư Giác Đạo sưu tầm và nhuận sắc, tôi như lạc vào cõi Thiền muôn lối nghìn phương, miên man học hỏi dù còn nhiều điều chưa hiểu hết.  Cũng vậy, bài viết “Thiền Trong Sinh Hoạt” của nhà thơ Minh Thuý Thành Nội và rất nhiều bài thơ Thiền khác của thi nhân, tôi đọc xong tâm đắc lắm, nhưng đáng chú ý nhất là những điều đơn giản mà hữu ích sau đây khi một người muốn sống tốt:

    “Lo ít, ngủ nhiều

    Giận ít, cười nhiều

    Ngồi xe ít, đi bộ nhiều

    Nói ít, làm nhiều

    Tham lam ít, bố thí nhiều” (SVTN tr.192)

    Một nữ tác giả có cái bút hiệu ngồ ngộ làm người ta …khó quên, “Thúy M,” từ miền Đông DC đã gửi gắm cho độc giả những kinh nghiệm về thiền, khi đã nhập định thì quên hết phòng thiền, quên cả… người ngồi bên, để “Hồn trong trạng thái tĩnh nhiên/Số không tròn trĩnh tâm thiền trống trơ…” (SVTN tr. 201)

    Câu chuyện “Ở Trọ” của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Thanh Dương và bài thơ Thiền của tác giả đã cho tôi mở lòng ra và tin vào cái suy nghĩ: “…nhà to đẹp hay nhà cũ xấu cũng chỉ là quán trọ ven đường đời cho ta dừng chân và một ngày nào đó ta sẽ về nơi yên nghỉ sau cùng đó mới là căn nhà vĩnh cửu của riêng ta.” (SVTN, tr. 212)

    Còn đối với thi sĩ Như Thu, thì hình như thiền đã in đậm vào tâm trí. Rất nhiều bài thơ trong Tuyển Tập Sống Với Tâm Nhàn của Như Thu đưa độc giả đến cõi thiền, từ “Niết Bàn Chẳng Xa” đến “Ở Đây, Bây Giờ” rồi “Tuổi Đời”… đến bài “Tĩnh Lặng” đã hấp dẫn nhiều bạn thơ cùng xướng họa. Tác giả Như Thu đã nhận chân ra đời là vô thường, không nên mơ mộng huyễn hoặc mà chỉ nhìn vào hiện tại:

     “Ngày mai, chuyện của ngày mai

    Mong cầu gác lại tương lai đừng chờ

    Hôm nay, hiện tại, bây giờ

    “Ở đây” chỉ có “bây giờ” mà thôi (SVTN tr.216)

    Nữ văn thi sĩ Sao Khuê cũng từ Canada, tự xưng là mình đang “Mon Men Cửa Thiền,” mà đã viết nên một câu chuyện liêu trai “Bến Mê” thật kỳ lạ, thật liêu trai, nhưng những nhân vật trong truyện cũng đều học được thế nào là nhân quả luân hồi, qua lời giảng dạy của sư cụ thiền sư.

    Kế đến là bài biên khảo “Thiền Có Thật Sự Cần Thiết Cho Con Người” của nhà thơ Lê Tuấn. Có thể thấy đây là một bài biên khảo được tác giả dành nhiều tâm huyết và công phu để thực hiện.  Nhiều phương pháp thiền được phân tích rất chi tiết, và các tư thế ngồi khi thiền định cũng được tác giả minh họa rõ ràng. Thêm vào đó, rất nhiều bài thơ về Thiền của tác giả Lê Tuấn đã được các nhà thơ khác đồng cảm và cùng chung tay xướng họa, chắc chắn sẽ làm độc giả thích thú .

    Nữ văn sĩ Hồng Thuỷ, chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Vùng Đông Bắc Hoa Kỳ với hai bài viết rất hay, nhưng cảm động nhất là bài “Chiếc Phong Bì Tím Ngày Đầu Xuân” kể về một bà mẹ Mỹ có con trai sang chiến đấu rồi mất tích bên Việt Nam, đã chuyển sự kỳ thị, sự ghét bỏ người Á Châu, khi biết tác giả là người Việt Nam, và từ đó hết lòng giúp đỡ, kể cả việc mỗi lần Tết Âm Lịch đến bà đem tặng tác giả phong bì lì xì màu tím trong đó đựng bì lì xì đỏ với tiền mới để chúc may mắn theo phong tục người Việt Nam.  Riêng thiền giả Nguyễn Thị Yến trong bài “Đêm Diệu Nhân” và một bài viết, bài thơ khác đã chia sẻ nhiều điều rất bổ ích từ những khóa thiền mà tác giả tham dự.

    Nổi bật là, nữ sĩ Cao Mỵ Nhân từ trang Hải Ngoại Phiếm Đàn cũng đã đóng góp nhiều bài thơ trích từ tác phẩm “Đưa Người Tình Đi Tu” như “Sắc Tức Thị Không,” “Thiền Động” và nhiều bài thơ tình yêu mà rất thoát tục. Tôi thấy có chút xao xuyến bâng khuâng khi đọc những dòng thơ trong bài “Đứng Trước Ngõ Hạnh” này:

    “Ngõ hạnh vẫn nhờ người nhổ cỏ

    Để hoa nhân ái nở chan hòa

    Tam quan buồn bã chờ năm đó

    Giờ đã như là chẳng ghé qua” (SVTN tr. 323)

    Gần cuối sách có bài “Quét Lá Sân Chùa” của tác giả Nguyện Thị Thêm, đó là những tưởng nhớ nhẹ nhàng nhưng đầy thử thách của việc tu hành và xây dựng một ngôi Tam Bảo, nhưng “Yêu Thương” mới là câu chuyện cảm động rất đáng phải đọc cho kỹ để cảm nhận cái hay, cái tình cảm yêu thương chân thật kiếp người. Văn thi sĩ Sương Lam là trang chủ “Một Cõi Thiền Nhàn” ở Portland, Oregan, đã có bài viết “Một Chữ Tâm” đầy ý nghĩa…và bài “Dòng Sông Cuộc Đời” cùng những bài thơ Thiền rất thoát tục, rất an nhiên, mà tôi mãi mê dõi theo từ đầu đến cuối. Còn bài viết thật đặc biệt về triết lý sống “Wabi Sabi” của người Nhật do Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết biên khảo cũng vô cùng thú vị, và rất lạ lùng, đã đưa tôi đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác…

    Tóm lại, trong tuyển tập này còn rất nhiều văn, thi, nhạc, họa, sĩ tham gia. Thơ của các nhà thơ Trần Cẩm Thành, Thanh Hòa, Hoàng Mai Nhất… đều chứa đựng tâm thiền, trí không, khiến người đọc cảm thấy thật nhẹ nhàng.  Và thi sĩ Mặc Khách với nhiều bài thơ cũng đầy thiền vị. Đọc xong những bài thơ của tác giả Mặc Khách, tâm tôi đọng lại mấy lời này, “Ta về ngồi đếm hư hao/Chìm trong bể khổ thương đau kiếp người/Lợi danh nhường lại cho đời/Đường về cõi tịnh buông rơi nhẹ lòng.”  

    Ngoài ra còn có một ca khúc “mới toanh” của nhạc sĩ, cũng là trưởng Ban Biên Tập VTLV, Thái Phạm, phổ từ bài thơ “Nếu Tình Là” của thi sĩ Lê Tuấn, và nhạc sĩ Từ Nguyên đóng góp một bài viết về Thiền cùng khúc ca Đạo Nguyện. Nhiếp ảnh gia Lê Đức Tế cũng góp mặt với bộ ảnh chụp nghệ thuật sống động và điêu luyện. Và câu chuyện cuối, “Một Thoáng Di Linh” rất dễ thương, viết về mối tình trong sáng của chàng lính trẻ VNCH, mơ thầm một người con gái nhưng lặng lẽ để nàng vào Dòng Tu dâng đời cho Chúa, của văn thi sĩ Chinh Nguyên, cựu chủ tịch VTLV, làm cho tôi bồi hồi, gấp sách lại mà lòng vẫn cảm thấy bâng khuâng… 

    Sau cùng, Tuyển Tập “Sống Với Tâm Nhàn” là một quyển sách rất giá trị, rất hữu ích, đáng để đọc trong thời điểm khắp nơi vẫn còn lo âu vì dịch bệnh hoành hành. Đọc để giúp cho lòng thanh thản và để cuộc sống được tự tại an nhiên hơn.

    Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả khắp nơi.  

    Sách sẽ được VTLV ra mắt độc giả vào Chúa Nhật này, 26 tháng 9, 2021, tại San Jose California.

    Địa điểm: COFFEE LOVER 1855 ABORN ROAD, SAN JOSE, CA, 95121

    Phương Hoa

  • Giao Chỉ,  Giới thiệu sách

    GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: Kiều Chinh By Kiều Chinh: Giao Chỉ Vũ Văn Lộc


    Kiều Chinh by Kiều Chinh

    Giao Chỉ giới thiệu Hồi Ký KC.

    Nhà xuất bản nổi tiếng của Hoa Kỳ Barnes and Noble vừa phát hành cuốn hồi ký 500 trang của Kiều Chinh. Giới văn chương Mỹ gọi cô là nghệ sĩ lưu vong. Tra cứu trên Internet chúng ta thấy bản văn Anh ngữ nhà Barnes khen ngợi tác giả. Bản văn Việt Ngữ khen ngợi cô Kiều Chinh do nữ đại úy Phan của quân lực Mỹ viết.

    Cuốn hồi ký đặc biệt này đã ghi bán 30 đồng giấy thường và sách bìa cứng giá 40 đồng. Đại úy Phan là nữ quân nhân trẻ hiếm có đọc được cuốn hồi ký tiếng Việt đã ước mong rằng sẽ có phiên bản Anh Ngữ sớm phát hành. Trong cộng đồng Việt Nam cũng đã có khá nhiều hồi ký chính trị của các nhà lãnh đạo và các nhân vật nổi tiếng trong trường văn trận bút. Nhưng rất hiếm những cây bút nữ lưu Việt Nam viết hồi kỳ văn nghệ.

    Trong giới điện ảnh thì chỉ có riêng Kiều Chinh. Đã có nhiều tác giả viết về con người thường được coi là đệ nhất minh tinh của màn ảnh miền Nam Việt Nam từ sau cuộc di cư 1954. Bây giờ đến lượt Kiều Chinh viết về mình. Xem ra có phần muộn màng. Một số lớn khán giả của cô không còn nữa. Chẳng còn Mai Thảo để điểm sách hay Nguyên Sa để đọc thơ. Ngay như bạn ta Bùi Bảo Trúc cũng chờ đợi mãi không được, đành bỏ đi.Đặc biệt các danh tài văn nghệ nữ giới dù cao niên bao nhiêu các khán giả muôn đời vẫn thấy còn trẻ mãi nên suốt đời luôn gọi là cô. Cô Thái Thanh. Cô Thanh Nga. Cô Kiều Chinh. Dù cô còn đó hay cô đã đi xa. Tiếc thay các cô đi xa mà chẳng để lại Hồi Ký. May thay cô Kiều Chinh chưa vội đi xa và còn để lại hồi ký. Tác giả mới gọi cho     

    chúng tôi nói là sách đã có rồi. 500 trang bìa cứng thì dù nội dung ra sao quả thực cũng là một tác phẩm nặng ký đấy. Hỏi rằng sách có nói gì đến ông Trump hay Biden không. Không có đâu. Nếu vậy sách này hiền. Có nói đến trận Covid 19 không? Không có. Nếu vậy sách này lành mạnh. Sách đã chích đủ 2 kỳ. Nếu vậy Hồi Ký này khỏe mạnh đấy. Có thể đọc mà không phải đeo khẩu trang.

    Anh Giao Chỉ sẽ order nhà Barnes để xem Kieu Chinh By Kieu Chinh ra sao.

    Như vậy sách sẽ không có chữ ký. Bèn đi máy bay xuống nhận sách có chữ ký của tác giả.

    Tò mò xem cô Kiều Chinh viết về mình ra sao. Theo pháp thuật của Phạm Duy người ta có thể viết hồi ký theo dân ca, tình ca, tục ca hay đạo ca, thiền ca. Nhưng phải can đảm lắm mới viết theo phép tự ca. Con người một đời phục vụ cho điện ảnh và xã hội vào đoạn cuối phải về với thiền ca. 

    Tuần tới tôi nhận được tác phẩm sẽ điểm sách. Các bạn có thể mua trên B&N hoặc chờ sách có chữ ký khi tác giả đi khắp 4 vùng chiến thuật ra mắt sách

    Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393

  • Giao Chỉ,  Giới thiệu sách

    Giới Thiệu Sách: “HÀNH TRÌNH NHIẾP ẢNH” & “The Best We Could Do”- GIAO CHỈ

    GIAO CHỈ GIỚI THIỆU 2 TÁC PHẨM.

    HÌNH CHỤP VÀ HÌNH VẼ

    Độc giả thân tình.

    Mỗi khi khai báo con người có thú vui riêng, tôi vẫn không ngần ngại khai rằng mình là người thích ĐỌC. Vốn sở học của tôi chỉ trung bình. Vừa đỗ trung học đệ nhất cấp tại Nam Định xong. Lên Hà Nội chưa được bao lâu thì có giấy gọi động viên. Năm 1954 Điện Biên Phủ đang bị bao vây, quân đội quốc gia tân lập cần rất nhiều sĩ quan. 300 anh em miền Bắc chúng tôi vừa tốt nghiệp trung học là phải đi lớp sĩ quan trừ bị. Từ 1954 cho đến 1972 tôi mới có dịp tự đọc sách để thi tú tài IBM. Vì vậy phải nói rằng từ tuổi 20 cho đến nay, đa số kiến thức tôi học được trong sách và trong cuộc đời. Tôi đọc sách say mê và ngày nay đọc rất nhiều trên máy tính. Với khả năng của con mọt sách, hôm nay xin giới thiệu với độc giả thân tình hai tác phẩm mà tôi thực sự say mê. Tác phẩm làm cho chúng ta yêu quê hương hơn. Yêu con người Việt Nam hơn. Hai tác phẩm này rất khác biệt cũng do 2 người Việt Nam sáng tác và xuất bản tại Hoa Kỳ. Cuốn thứ nhất là Hành trình nhiếp ảnh của giáo sư Vũ Công Hiển San Francisco và cuốn thứ hai là The Best We Could Do của nữ tác giả Thi Bùi, nguyên giáo sư tại Oakland.

    Hành trình nhiếp ảnh:  Tác phẩm của nhà giáo Vũ Công Hiển tốt nghiệp cử nhân rồi cao học Sử tại Sài Gòn, trải qua 10 năm dạy học tại miền Nam. Vượt biên qua Mỹ trở thành sinh viên tốt nghiệp SFSU để trở lại làm thầy dạy các trường trung học Hoa Kỳ trong 20 năm. . Năm 2010 ông thực sự dành toàn vẹn cuộc đời cho nhiếp ảnh. Hơn 10 năm lên thác xuống ghềnh, vượt qua trăm vạn nẻo đường chụp hàng trăm ngàn tấm ảnh để chọn lựa đưa vào tác phẩm gọi là 100 ảnh nghệ thuật và bài viết. Chúng ta là khán giả của các công trình nghệ thuật trình diễn đã từng say mê với Thơ phổ Nhạc. Khi nhạc sĩ danh tiếng mà đi tìm được vần thơ tuyệt vời của thi sĩ thì hạnh phúc sẽ dành cho người thưởng ngoạn. Trong lãnh vực giao duyên của văn chương với nhiếp ảnh, Vũ công Hiển là người đi tiên phong. Đã từ lâu chúng ta có cơ hội xem tác phẩm Vũ Công Hiển trên Youtube với những danh ca hát nhạc Vàng của một thời vang bóng. Những bức hình tuyệt tác xuất hiện tinh tế trên màn ảnh nhỏ qua nghệ thuật trình bày hết sức đơn giản đã làm say mê khán giả bốn phương. Nhưng lần này những câu chuyện đặc biệt viết cho từng bức hình là một sự kết hợp mới lạ đầu tiên dành cho người xem và đồng thời cũng là người đọc. Tấm hình nầy chụp ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Kỳ công của tác giả hay là duyên may của người cầm máy. Phần lớn các tác phẩm của tác giả chụp con người. Không hề xử dụng người mẫu của đời thường. Người mẫu là nhân vật của trời đất, và của hoàn cảnh. Vẻ đẹp của trẻ thơ, của ông già thật già, của sức cần lao và núi đồi hay biển cả. Xem từng bức hình xúc động rồi quay sang đọc câu chuyện đời của từng tác phẩm. Bạn đọc sẽ suy tư cho kiếp người và phần lớn sẽ tự thương chính mình. Nhưng thực sự tác giả không nghĩ đến thân phận trầm luân của độc giả. Ông đưa đến cho chúng ta cái tình yêu quê hương, tình yêu đồng loại cũ kỹ mà dường như ta đã bỏ lại cố hương. Tác phẩm của Vũ Công Hiển không kêu gọi đấu tranh, không phê phán cuộc đời.  Tác phẩm của ông là bà già răng đen cuối cùng của dân tộc hay của cả nhân loại. Trẻ thơ thổi bóng hay nghịch nước. Những nụ cười của người ăn mày. Cuộc đua bò vĩ đại hơn cả đấu trường La Mã. Đôi bạn già còng lưng thăm hỏi trên đường quê. Đó đây có những bức hình ghi dấu được giải thưởng khiêm nhường ở một góc. Vinh quang gọi là nhưng không phải là điều hãnh diện.

    Tôi có thể bàn với các bạn từng tấm hình khởi đi từ số 1. Phần ảnh miền Bắc tác giả mở đầu bằng h ình Tháp Rùa trong Hồ Gươm. Nhưng sẽ không thấy toàn cảnh Hồ Hoàn Kiếm nổi danh, mà cũng chẳng thấy rõ Tháp Rùa. Chỉ là bức hình treo một cành ngang. Tháp Rùa mờ trong sương khói. Tác giả muốn nói lên điều gì. Hoặc chỉ là vô tình. Đọc bài viết kèm theo mới biết được quanh hồ có trăm chỗ dựng ống kính nhưng dân chơi Hà Nội sao lại cùng nhau chọn chỗ này. Mở xem bức hình thứ 2 tôi bị chinh phục liền. Cô bé HMong đi kiếm củi ngồi nghỉ mệt. Tôi nhớ thời ở trường Võ Bị Đà Lạt đeo ba lô ngồi nghỉ không tháo ra khỏi lưng. Đứng dậy là đi tiếp. Đứa bé này cũng ngồi như thế. Nó duỗi chân dài để vỗ về đôi chân mỏi. Con bé chừng 10 tuổi kiếm củi về cho mẹ. Đôi mắt u uẩn với khuôn mặt mệt mỏi nhìn máy chụp hình. Cháu nghĩ gì. Quá khứ, hiện tại và tương lai. Bạn có chợt nghĩ đến cô bé HMuong vừa được giải thường ở thế vận hội Tokyo. Xem qua bên bài viết thấy những dòng sau đây: Gương mặt con bé chịu đựng như một thói quen. Tôi ngắm tấm ảnh này nhiều lần, nhưng chính con bé lại chưa bao giờ nhìn thấy tấm ảnh chụp của mình. Lại càng không biết tấm ảnh đã dự thi nhiếp ảnh quốc tế và thắng bao nhiêu lần.

    Thôi, tôi chỉ dẫn quý vị đi xem 2 tấm hình trong số 100 hình chọn lọc của nhiếp ảnh gia Vũ Công Hiển. Còn lại để các bạn tùy tiện. Có cuốn sách hình này dễ thương quê hương hơn. Dễ thương dân tộc hơn. Rồi thương người như thể thương thân. Sau cùng có bạn hỏi tôi về quan điểm chính trị. Xin nhắc lại: Yêu nước không phải yêu xã hội chủ nghĩa. Chống Cộng không phải chống cả quê hương. Sách hình này khá nặng. 100 trang và giá bán 25$. Liên lạc vuconghien@gmail.com

    The Best we could do.

     Đây là một tác phẩm rất lạ bằng Anh Ngữ. Tác giả là một nữ lưu gốc Việt hiện ở Oakland CA. An Illustrated memoir của Thi Bui. Đây là sách hình, tốc họa với ghi chú và đối thoại như loại sách hoạt họa dành cho trẻ nhỏ. Tác phẩm độc đáo này đã được nhiều giải thưởng, đã được nhiều lời giới thiệu của truyền thông Hoa Kỳ và sau cùng được xếp vào loại National Bestseller. Tôi chưa bao giờ thấy một tác phẩm họa hình kiểu con nít do tác giả Việt Nam viết về cuộc đời của chính mình. Đây là một hồi ký bằng tranh vẽ. Một tác phẩm về nhân văn hay chính sự.

    Ba trăm ba mươi trang với hàng ngàn tấm hình tốc họa. Hết sự linh động giới thiệu một đại gia đình Việt Nam qua hơn 1 thế kỷ trầm luân. Từ trước 54 cho đến sau 75. Từ những nhân vật là bố của ông nội cho đến đàn con cháu trưởng thành tại Mỹ. Tài hội họa độc đáo của tác giả thể hiện toàn bộ lược sử người Việt từ ông Bảo Đại 1949 cho đến ông Hồ, ông Diệm rồi đến ông Thiệu ông Kỳ gói trọn trên 2 trang giấy 6×8 với đầy đủ chân dung tóm lược thời sự với biết bao nhiều tình tiết dâu bể trăm năm. Bằng những nét vẽ tài tình tác giả đã mở đầu cuốn sách hình bằng một cơn đau đẻ của bà mẹ đem chính tác giả vào đời. Vẫn chưa hết, ở đoạn sau là hình ảnh của chính tác giả sinh đứa con đầu lòng. Dùng văn chương để kể chuyện đàn bà vượt cạn cũng là độc đáo. Làm phim chuyện sinh đẻ cũng là lạ lùng nhưng vẽ cảnh sinh con có lẽ ít người nghĩ đến. Trên 300 trang sách tác giả đưa hình ảnh từ thời chiến tranh tại Việt Nam đến thời sự tại Hoa Kỳ. Cả chuyện tù cải tạo, kinh tế mới và thuyền nhân. Những thành phần trong gia đình đã hòa thuận và xung đột ra sao. Những đứa còn sống và chết, đời sống vợ chồng. Những người con gái lấy chồng Mỹ không có đám cưới. Những xung đột Quốc Cộng trong cùng dòng họ. Mỗi gương mặt phải có nét đặc thù để để phân biệt. Và sau cùng tất cả hình ảnh phải làm thành một câu chuyện lôi cuốn và hấp dẫn. Làm thế nào mà các độc giả và những nhà điểm sách Hoa Kỳ đọc được lịch sử của một gia đình Việt Nam lồng trong lịch sử của cả dân tộc. Khi đặt bút viết rằng người vợ lo lắng thì phải vẽ làm sao cho những nét đơn giản mà thấy cả một trời buồn trên nét mặt.  Sợ hãi, buồn rầu. Lo lắng hay mừng rỡ vui vẻ thể hiện qua từng nét vẽ và cử động rất tinh tế và xuất sắc.. Cuốn sách này quả thực đã hấp dẫn tôi là người đọc bị cuốn hút bất ngờ. Cuốn sách đã được giáo sư tiểu thuyết gia danh tiếng Ng, Việt Thanh phán một câu xanh rờn: Sách đã làm vỗ tim ta rồi hàn gắn lại.

    “A book to break your heart and heal it” Tác giả tốt nghiệp đại học Hoa Kỳ và đồng thời theo học về hội hoạ. Tuy nhiên soạn được cuốn hồi ký cuộc đời như tác phẩm này quả là một thiên phú. Sách này có bán trên các hệ thống phát hành của Mỹ. Tôi thấy có những cuốn sách cũ nhưng con mới rao bán có $5 bao cước phí. Hãy mua một cuốn về coi. Đọc sẽ thấy thương người và thương mình hơn nữa. Cảm ơn cô tác giả Thi Bui. Thank you.

    Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393

    

  • Giải trí,  Giới thiệu sách,  Lê Tuấn,  Tác giả và Tác Phẩm,  Video

    Tác Giả Và Tác Phẩm

    Tác Giả Và Tác Phẩm là một chủ đề do Ban Truyền Thông Văn Thơ Lạc Việt, thực hiện thành những Video clips Hội Thoại cùng Tác Giả Và Tác Phẩm, dành riêng cho những thành viên VTLV, những Văn Thi Hữu đã có những tác phẩm đã xuất bản, cần giới thiệu. Xin liên lạc với Ban Truyền Thông VTLV, để lên lịch trình phỏng vấn, hội thoại trực tiếp với chính tác giả, tại phòng thâu hình (VTLV Studio) tại tư gia nhà thơ Chinh Nguyên. Mở đầu loạt Video này chúng tôi giới thiệu đến nhà thơ Le Tuấn (Trưởng Ban Media của VTLV) cũng là người Editor của chương trình hội thoại. Xin mời xem video clips đính kèm. Trân Trọng. Ban Truyền Thông VTLV.

     

  • Giới thiệu sách,  Hoàng Mai Nhất,  Phương Hoa,  Thơ

    Giới Thiệu Sách: CHÚT ĐỜI CÒN LẠI TRONG THƠ của nhà thơ H.O. Hoàng Mai Nhất (Lê Anh Thượng) Hưũ Định (Người đưa tin) & THƠ CHÚC MỪNG: Phương Hoa

    Hoang-Mai-Nhat-MUNG-RA-MAT-SACH

    Tổng hợp nhận định buổi ra mắt Thi tập “Chút Đời Còn Lại Trong Thơ” của nhà thơ Hoàng Mai Nhất qua các tờ Tuần Báo: Phương Đông, Người Việt Tây Bắc, Người Việt Ngày Nay ở vùng trời Tây Bắc Seattle, TB WA. 
    Hưũ Định (Người đưa tin)


    Trưa ngày Chủ Nhật (25/7/21), Thành Phố Seattle, TB WA đã có một sự kiện về Văn Học Hải Ngoại diễn ra (khi mà dịch Covid Tàu cộng đang dần giảm bớt, nhưng vẫn còn chút gì đó của âm hưởng biến chứng mới đang hình thành, phảng phất đâu đây), đó là buổi ra mắt Thi tập “ CHÚT ĐỜI CÒN LẠI TRONG THƠ” của nhà thơ H.O. Hoàng Mai Nhất (Lê Anh Thượng).

    Mặc dầu vây, nhưng buổi lễ đã diễn tiến tốt đẹp với sự tham dự ủng hộ tác giả của khoảng 50 đồng hương yêu thích Thơ Văn VN. Trong đó, nhận thấy có một số Văn Thi Sĩ trong TB WA như nhà thơ lão thành Song Xuyên, Tuyết Sơn Nguyễn Văn Thu, Lê Phi Điểu, Kiên Trương, nhà Thơ nhà Báo Kiến Hoa Võ Thành Đông, Phạm Trí Chủ Nhiệm Báo NVNV và nhất là nhà Thơ Trưởng Bối Hoàng Hà Võ Quang Hân, dù sức khỏe yếu kém nhưng cũng đã ráng đến tham dự chia vui cùng nhà thơ hậu bối HMN.

    Mở đầu là sự giới thiệu tác phẩm của MC Hoàng Mai Nhì (cũng chính là vợ của tác giả):

    Thưa quý vị, Nhạc thì lúc nào, bất kỳ ở đâu ta cũng có thể nghe được; nhưng Thơ thì chỉ có một dịp như thế này để được nghe Thơ và cũng chỉ có một lần mà thôi.  Tại sao lại là chút đời còn lại trong thơ? Tại vì trong tập Thơ này, khi đọc; quý vị sẽ thấy có một chút tuổi trẻ thời đi học, một chút đời trai trong chiến tranh, một chút đời tù cải tạo, một chút đời lưu vong…tất cả chỉ là một chút, một chút thôi…nhưng lại là cả một chút gì đó của chúng ta trong cuộc đời này; cho nên tác phẩm mới có tựa là “ Chút Đời Còn Lại Trong Thơ ”.

    Nhân đây, chúng tôi chân thành cảm ơn sự tham dự ủng hộ của quý Trưởng Bối, quý Văn Thi Hữu, quý báo NVNN, quý báo Phương Đông và quý đồng hươngđã nhín chùt thì giờ đến dự buổi ra mắt sách ngày hôm nay. Đây cũng chính là sự khích lệ để có những tập Thơ tiếp tục ra đời; giúp cho Thơ Văn Hải Ngoại và tiếng Việt không mất đi…

    Buổi lễ bắt đầu lúc 1:00pm với phần ẩm thực ngon miệng và sau đó, khoảng 2:00, đi vào phần chính là ra mắt tác phẩm với lời phát biểu nhận xét mở đầu của nhà thơ Song Xuyên.Kế tiếp là lời phát biểu nhận xét về tập Thơ và Tác Giả của nhà Báo, nhà thơ Kiến Hoa Võ Thành Đông và chị Ngọc Tuyết.

    Trong phần phát biểu của mình, nhà thơ Kiến Hoa đã ngỏ lời khen ngợi phu nhân của tác giả là chị Lê Thị Thanh Bình (người đã ủng hộ, yểm trợ và khuyến khích tác giả làm thơ để hôm nay có tác phẩm này ra đời). Một người con gái đáng quý vì đã không chê tác giả, một người tù CS trở về trắng tay, không có gì hết, mất cả tương lai; nhưng vẫn tin yêu chờ đợi và để rồi trở thành người vợ chung thủy cho đến tận hôm nay. Đăc biệt là chị đã đóng góp trong tập thơ này một bài viết cùng tựa đề “Vợ H.O.” (qua hình ảnh của chính mình) với bút hiệu Hoàng Mai Nhì (xin xem bài viết “VỢ H.O.” đăng trong tập thơ này ở trang 186).

    Kế tiếp là tác giả đã lên nói về ý nghĩa của tập Thơ và lý do tác giả làm Thơ. Mọi người đã được nghe những bài thơ của tác giả trong Thi tập do chinh tác giả diễn ngâm và trình bày; xen kẻ với những bài hát của đồng hương tham dự và tác giả cũng đóng góp phần ca hát của mình để giúp vui và làm cho không khí thêm sinh động. Mọi người ở lại cho đến gần 5:00pm mới chia tay (mặc dù chương trình dự trù dến 4:00pm là chấm dứt) sau lời cảm ơn của tác giả đến quan khách tham dự.

    Nhìn chung buổi ra mắt Thơ đã thành công tốt đẹp trong buổi trưa hè nắng nóng. Hy vọng sẽ là bước khởi đầu cho nhiều sinh hoạt Văn Học Nghệ Thuật và tất cả sinh hoạt khác trong Cộng Đồng khởi sắc hơn lên.

    Từ trái qua) nhà thơ Song xuyên; nhà thơ Lê Phi Điểu; nhà thơ, nhà báo Kiến Hoa Võ Thành Đông (chủ nhiệm báo Phương Seattle, WA); nhà thơ Hoàng Mai Nhất Lê Anh Thượng (tác giả ra mắt sách); nhà thơ Tuyết Sơn Nguyễn văn Thu; niên trưởng T/T Nguyễn Văn Bảo (LLĐB); niên trương HQ Tr/T Đinh Mạnh Hùng; Tr/u Quân (BĐQ); Tr/u Lam Sơn (SĐ21BB), một Mạnh Thường Quân nổi tiếng ở Seattle, WA và đã được vinh danh là “Người Đàn Ông của Năm” (Man of the Year Award) ở TB Washington trong năm 2020 (hình các VTH chụp với HMN).
     Nhà Thơ Song Xuyên nhận xét thơ HMN
    Con gái HMN (áo tím ngoài cùng bên trái) và các bạn của cháu
      HMN và MC Hoàng Mai Nhì ̣(vợ tác giả, Lê Thị Thanh Bình)
  • Giới thiệu sách,  Lê V. Hải,  Mặc Khách,  Phương Hoa

    VTLV Trân Trọng Giới Thiệu: TUYỂN TẬP THƠ TÌNH & Giữa Đời Hư Thực Của Tác Giả Mặc Khách: Lê Văn Hải – Phương Hoa

    TUYỂN TẬP THƠ TÌNH & NỬA ĐỜI HƯ THỰC – MẶC KHÁCH

    Mời quý vị bấm vào link bên dưới để lật SÁCH EBOOK đọc nhé:

    https://online.flipbuilder.com/mpqv/kavu/

    LINK FILE PDF BÊN DƯỚI – XIN BẤM VÀO MŨI TÊN GÓC TRÁI (TRÊN) ĐỂ LẬT TRANG:
    2-TUYEN-TAP-THO-TINH-THO.-MAC-KHACH-Book-1

    Vài Nét Về Nhà Thơ Mặc Khách.
    Là một cây bút trong Quân chủng Không Quân nổi tiếng chuyện trị…Thơ! Các trang nhà của KQ, đều có cả một vườn thơ của Mặc Khách, như “Hội Quán Phi Dũng” chẳng hạn…vv…
    Mặc Khách chỉ là bút hiệu, tên thật là Trương Lâu, quê Bình Thuận.
    Là một cựu sinh viên Luật khoa trước khi gia nhập quân đội.
    Anh là một Sỹ quan của một Quân chủng “đi mây, về gió!” cho đến ngày mất nước.
    Sau 75, (tốt nghiệp…tiến sĩ!) Vì đã học 7 năm trong Trại Cải Tạo Cộng Sản, 3 năm quản chế, qua Mỹ theo diện HO.
    Đã xuất bản: Tình Thơ & Một Mảnh Đời (2010), Hồn Thơ & Đất Khách (2015) và năm nay, Thư Tình & Giữa Đời Hư Thực (2021)
    Anh cũng là một thành viên trong Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.
    Có lẽ VTLV rất có duyên với những cây bút yêu mây trời, lấy Không Gian làm Tổ Quốc, nên các Cánh Chim “Bốn Phương” đã quy tụ về đây! cùng hát vang bài ca “Ta Là Doàn Chim Bay Trên Cao Xanh!”
    Xin hân hạnh giới thiệu tác phẩm mới của một Niên Trưởng KQ quý mến của tôi, dù Anh Em chúng tôi đã bị…gẫy cánh, kẻ thù vùi dập bẻ cánh vỡ vụn! Nhưng chẳng ai có thể mang trời xanh, gió mát, mây trắng, ra khỏi trái tim của những người Lính, một thời “tung cánh chim sắt” vùng vẫy, hiên ngang, gìn giữ bầu trời Quê Mẹ cả. Ội không gian bao nhiêu năm, vẫn…hằn nỗi nhớ!
    LVHải

    Văn Thơ Lạc Việt Trân Trọng Giới Thiệu Thi Tập:

    *******

    TUYỂN TẬP THƠ TÌNH & GIỮA ĐỜI HƯ THỰC

    *

    “TUYỂN TẬP THƠ TÌNH” mới nở hoa

    “GIỮA ĐỜI HƯ THỰC” ánh quang hòa

    TRƯƠNG LÂU “Khoa Luật” gìn quê Mẹ    

    MẶC KHÁCH “Không Quân” giúp nước nhà

    Quốc phá, chinh nhân đành biệt xứ

    Gia vong, thi sĩ buộc rời nhà

    Dồn bao tâm huyết từng trang sách

    Chia sẻ cùng người, chớ bỏ qua!

    ***

    Bỏ qua uổng lắm, “TẬP THƠ TÌNH”

    MẶC KHÁCH tỏa ngời nét xảo tinh

    Từ ngữ mượt mà như Phượng múa

    Cú câu uyển chuyển tựa Loan trình

    Đường Thi, Lục Bát… tràn phong cảnh

    Thơ Mới, Ngũ Ngôn… quyện ảnh hình

    LẠC VIỆT mừng vui xin giới thiệu

    VĂN THƠ mời đọc “TẬP THƠ TÌNH”

    Phương Hoa – BBT VTLV – AUG 3rd 2021

    *********

    ĐÔI LỜI TỪ TÁC GIẢ:

    Kính chào Quý vị Văn Thi Hữu VanThoLacViet

    Kính chúc Quy vị và Gia Đình Sức Khỏe – Bình An – Hạnh Phúc.

    Lời chia sẻ trong những tháng năm  Đại dịch Vu Han (2020….)
    Thời gian qua mau, ngày tháng của Thế hệ trẻ – cuối cùng của năm 1975 – càng thu nhỏ và, không xa, sẽ không còn hiên diện nơi đây …  – Diện tỵ nạn HO. chúng tôi. Thế hệ cuối, cũng nhiều đau thương, cho dù cuộc sống rất đầy đủ, tại nơi đây. Có lẽ quý vị đã hiểu (tuổi trên dưới 70 t) với những đứa con mới sinh ra 1982…
    và giờ đây … đã trở thành chuyện cổ tích  cho những  cháu trưởng thành của thế hệ @! và cũng xa vắng….
    Vâng, cho tôi lưu lại chút dư vị đời tôi xót xa theo vận nước và cũng là hình bóng của những mảnh đời thân phận làm tù binh (cải tạo), đọa đày! Vâng, vì vận nước, vì nhiều nguyên nhân – Không có sự thù hận….nhưng mãi mãi sẽ hằn sâu một lằn ranh vô hình trong tâm hồn của những người Việt ly hương! 
    Thoảng nghe có sự kỳ thị? Nơi có du học sinh ở hải ngoại, âu chỉ là sự khác nhau về ngôn ngữ, đạo đức, văn hóa, nhân sinh quan hoặc Học Thuyết Hóa. Có gì không đúng kính xin Quý vị chỉ bảo.

    Trân trọng

    Mặc Khách

    —————————–

    Lê Văn Hải xin mời quý vị đọc một bài thơ của Mặc Khách dưới đây:

    VINH DANH KHÔNG QUÂN

    MẶC KHÁCH

    Không gian hỡi! kiêu hùng – hằn nỗi nhớ!

    Của một thời lồng lộn giữa không trung

    Chí làm trai in đậm nét hào hùng

    Không nao núng, anh đi vào lửa đạn

    *

    Xếp bút nghiên, giang đôi tay đón nhận

    Nợ ân tình, nợ đất nước điêu linh

    Từng lệnh bay, anh chấp nhận hy sinh

    Lòng quả cảm khiến bao người thán phục

    *

    Dưới đôi cánh, quân thù nghe khiếp đảm

    Phòng không Sô Viết tua tủa vút cao

    Dương cánh bay gào thét lao vào

    Giặc phương Bắc, bao phen hồn run sợ!

    *

    Giữa thành phố, chiếc áo bay kiêu hãnh

    Từng bước đi, khiêm nhượng dáng oai phong

    Chí hiên ngang, lửa đạn chẳng sờn lòng

    Muôn ánh mắt, ngước nhìn lòng ngưỡng mộ

    *

    Cảnh giàu sang, danh vọng đời tình ái

    Anh lãng quên tung cánh giữa Trời Sao

    Xác thân anh làm đuốc ở trên cao

    Gương Anh Dũng muôn đời Tổ Quốc nhớ!

    MẶC KHÁCH

    PDF Embedder requires a url attribute
  • Giới thiệu sách

    SÁU CUỐN SÁCH ĐẤU TRANH CỦA PHẠM ĐOAN TRANG – Trịnh Bình An

    SÁU CUỐN SÁCH ĐẤU TRANH CỦA PHẠM ĐOAN TRANG

    * Trịnh Bình An

    Phạm Đoan Trang bị bắt ngày 6/10/2020 sau khi đã bị hàng loạt khủng bố, kể cả từng bị đánh gẫy chân. Từ một nhà báo viết cho hơn mười tờ báo chính tại Việt Nam, Đoan Trang trở thành một nhà hoạt động chống cường quyền. Năm 2014, cô được học bổng Feuchtwanger của Villa Aurora ở Los Angeles (dành riêng cho những nhà văn, nhà báo đấu tranh cho nhân quyền). Nhưng sau khi hoàn thành việc học, Đoan Trang đã từ chối ở lại Hoa Kỳ mà quyết định trở về Việt Nam dù biết con đường phía trước đầy dẫy hiểm nguy.

    Tại sao cộng sản lại khiếp sợ cô gái này đến thế?

    Phạm Đoan Trang là tác giả/dịch giả của gần 10 cuốn sách và rất nhiều bài viết đấu tranh.

    “NẾU TÔI CÓ ĐI TÙ…”

    Gửi các anh chị em, bạn bè thân yêu của tôi.

    Không ai mong muốn phải ngồi tù, nhưng nếu nhà tù là chỗ tất yếu ai đấu tranh cho tự do cũng phải đến, và nếu vào tù là để thực hiện một mục đích nào đó ta đã định trước, thì ta nên đi tù.

    Tôi có một số mục đích định trước như vậy. Thế nhưng đi tù chỉ là bước đầu để thực hiện các mục đích này, còn muốn hoàn thành thì rất, rất cần sự tiếp sức của các bạn”.

    Trên đây là trích đoạn lá tâm thư của Phạm Đoan Trang viết ngày 27/5/2019 hơn một năm trước ngày cô bị bắt. Trang đã nhờ người cộng sự Will Nguyễn phổ biến trong trường hợp cô bị bắt.

    Mời đọc “Nếu Tôi Có Đi Tù…” trên trang mạng báo Tiếng Dân theo link sau:

    PDF Embedder requires a url attribute
    https://www.luatkhoa.org/2018/08/chinh-tri-binh-dan-ban-moi-pdf/

    Trong tâm thư, Phạm Đoan Trang nhấn mạnh: “Tôi mong rằng việc mình bị bắt, đi tù hoặc gặp bất kỳ điều gì khác, nhất là đi tù, sẽ là cơ hội để quảng bá các cuốn sách tôi viết, giúp sách được nhiều người đọc hơn”.

    Trong bài viết này, xin mời các bạn cùng điểm qua 6 cuốn sách tiêu biểu nhất của Trang như một cách ủng hộ tinh thần người con gái can đảm ấy.

    1. CHÍNH TRỊ BÌNH DÂN (2017)

    Ngày 28/8/2009 khi còn là phóng viên của VietNamNet và đã gây tiếng vang lớn với các bài viết sắc sảo về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc cũng như các bình luận chính trị Phạm Đoan Trang bị giam giữ chín ngày tại Trại Tạm Giam B14 (Hà Nội). Sự kiện đó là bước ngoặt khiến nhà báo “lề phải” Đoan Trang dấn thân vào con đường đấu tranh.

    Viết trên Facebook về biến cố này, Đoan Trang cho biết:

    Trong những ngày ấy và những tháng rất đen tối sau đó, tôi sợ công an lắm. Nhưng trong đầu tôi cũng hình thành một câu hỏi: Tôi là nhà báo, nghĩa là tạm được gọi là có nghề nghiệp, học vấn, địa vị trong xã hội, mà còn bị công an đè bẹp như một con gián, để từ chỗ vô tội trở thành có tội, nhận tội như bổ củi. Vậy thì những người dân thấp cổ bé họng, khi giáp mặt cơ quan công quyền, họ còn bị chà đạp tới mức nào? Ai bảo vệ họ? Ai xót thương họ? Ai cứu họ?

    Và, “Chính Trị Bình Dân” ra đời!

    Sách trình bày những vấn đề như sau:

    Chính Trị Là Gì? [Định nghĩa chính trị Chính trị ảnh hưởng đến tất cả chúng ta Hoạt động chính trị Vì các vị độc tài, chúng tôi mới phải đi vận động quốc tế cho nhân quyền Mặt trái của biểu tình Về môn học “Khoa Học Chính Trị”]

    Chính Quyền Và Nhà Nước [Định nghĩa chính quyền Tính chính danh Nhà nước]

    Dân Chủ [Định nghĩa dân chủ Các hình thức đại diện Bốn cột trụ của dân chủ Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện Lợi ích và mặt trái của dân chủ]

    Các Chủ Nghĩa [Thế nào là một chủ nghĩa? Chủ nghĩa tự do Chủ nghĩa bảo tồn Chủ nghĩa xã hội và dân chủ xã hội Một số chủ nghĩa khác Nếu đàn ông có kinh nguyệt Dân túy và mị dân Tinh thần yêu nước Yêu nước là gì? Ý thức hệ có cần thiết không?]

    Tương Tác Chính Trị [Thay đổi xã hội Làm truyền thông: công luận, truyền thông chính trị, và tuyên truyền Công luận và việc làm chính sách Tự do báo chí kiểu Việt Nam Đảng và hệ thống đảng Bầu cử ABC về bầu cử quốc hội ở Việt Nam Hội nghị cử tri, nét quái đản trong cơ chế bầu cử quốc hội Tại sao đảng cố “lùa” dân đi bầu cử? Tổ chức và nhóm lợi ích Khi có quá nhiều một thứ tốt đẹp Cái gì quyết định sự phát triển của phe nhóm lợi ích?]

    Xã Hội Dân Sự [Xây dựng không gian cho xã hội dân sự Xã hội ảo… nhưng thật Phong trào xã hội Bộ máy nhà nước, Hiến pháp và pháp luật Bản hiến pháp vang vọng tiếng dân Lược sử cuộc sửa đổi hiến pháp Việt Nam Lập pháp 10 đầu việc của một đại biểu quốc hội Cách đo chất lượng hoạt động của quốc hội Hành pháp Nhánh hành pháp ở Mỹ Tư pháp Tòa án độc lập Chế độ đại nghị và chế độ tổng thống Bộ máy hành chính]

    Hệ thống chính trị CHXHCN Việt Nam [Quân đội và công an Nghề công an trong chế độ dân chủ Nguyên tắc “dân quản quân” và vấn đề tướng lĩnh nắm quyền cơ quan dân sự Việt Nam]

    Phụ lục [Kỹ thuật tuyên truyền Tài liệu tham khảo Từ điển thuật ngữ]

    Tải sách dạng pdf từ trang Luật Khoa (luatkhoa.org) theo link sau:

    https://www.luatkhoa.org/2018/08/chinh-tri-binh-dan-ban-moi-pdf/

    2. PHẢN KHÁNG PHI BẠO LỰC (2019)

    Nội dung sách trình bày những nguyên tắc căn bản và kinh nghiệm đấu tranh phi bạo lực dựa theo tác phẩm “Blueprint for Revolution” của tác giả Srdja Popovic.  Đoan Trang mô tả ngắn gọn những nguyên tắc đấu tranh và đưa ra ứng dụng vào tình hình Việt Nam.

    Cẩm nang “Phản Kháng Phi Bạo Lực” (110 trang) trình bày những vấn đề như sau:

    Hiểu đối thủ Làm tốt từng việc nhỏ “Tôi được gì trong chuyện này?” Tốt gỗ, tốt cả nước sơn Vô hiệu hóa sự đàn áp Đại chiến hành tinh khỉ: “Cùng nhau, khỉ sẽ mạnh” Cần cả chiến lược lẫn chiến thuật Phi bạo lực, phi bạo lực, phi bạo lực Trí tuệ và lòng dũng cảm sẽ được tưởng thưởng Nhà hoạt động hiệu quả Chống nạn thu phí ở BOT Cai Lậy: mẫu mực về phản kháng dân sự phi bạo lực.

    Tải sách dạng pdf từ trang Luật Khoa (luatkhoa.org) theo link sau:

    https://www.luatkhoa.org/2019/11/e-book-lam-the-nao-de-doi-pho-voi-cong-an-cua-mot-nha-nuoc-cong-an-tri/

    3. CẨM NANG NUÔI TÙ (2019)

    Trong lời tựa, Đoan Trang viết:

    Đây là cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam dành cho những gia đình có người thân bị tù, đặc biệt khi người thân là tù nhân lương tâm, tù chính trị. Nó nêu rõ, cụ thể, chi tiết tất cả những gì gia đình phải làm để hỗ trợ và bảo vệ người thân trong trại giam/nhà tù, suốt từ những ngày đầu khi mới bị bắt, trải qua giai đoạn tạm giam chờ xét xử, rồi ra tòa và có án, cho đến những năm tháng thụ án”.

    Cẩm Nang Nuôi Tùkhông chỉ được đúc kết ra từ kinh nghiệm tù tội của riêng Đoan Trang. Đây là bản tổng kết quá trình tác giả theo dõi hoạt động của công an và hệ thống cơ quan tư pháp Việt Nam qua nhiều vụ án chính trị và hình sự. Đoan Trang vạch trần các thủ đoạn công an thường xử dụng, gọi tắt là: trấn-phân-cô-kéo, nghĩa là trấn áp, phân hóa, cô lập và lôi kéo; Một biến thể từ thủ đoạn thâm độc: “Thứ nhất rỉ tai Thứ hai mã tấu”.

    Cẩm Nang Nuôi Tù” tuy chỉ dày 300 trang nhưng bao gồm nhiều vấn đề quan trọng sau:

    1. Vì sao bạn nên đọc cuốn sách này? [Giải thích một số khái niệm căn bản]

    2. Khi sự khủng khiếp bắt đầu:[Dỗ dành, đe dọa, sách nhiễu Bắt bớ, khám xét: Những việc cần làm ngay Làm gì khi nhận giấy mời, giấy triệu tập? Tại sao an ninh bắt một nhà hoạt động? Đối phó với “kiêu binh”]

    3. Nhà nước cảnh sát: [Đặc điểm của nhà nước cảnh sát Vài đặc điểm tâm lý của công an trong chế độ công an trị Trấn-phân-cô-kéo: Chiến lược, sách lược chống phản động Tính chất khủng bố của lực lượng an ninh bảo vệ Đảng •]

    4. Đấu tranh pháp lý: [Theo luật quốc tế Theo luật Việt Nam Nhà nước Việt Nam lách luật quốc tế như thế nào? Tìm kiếm luật sư Tạm giam điều tra: sự tàn phá thể xác và hủy hoại lương tâm con người]

    5. Làm truyền thông: [“Làm truyền thông” là làm gì? “Làm truyền thông cho người bị bắt” Làm truyền thông như thế nào? Tuyên truyền phản tuyên truyền Chống nạn dư luận viên Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về làm truyền thông Vượt qua nỗi sợ hãi Công an cũng… làm truyền thông!]

    6. Vận động: [Vận động là gì? Tại sao nên vận động cho tù nhân lương tâm? Vận động trong nước Vận động quốc tế Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về vận động quốc tế Làm thế nào vận dụng cơ chế LHQ để bảo vệ nhân quyền? Những lá thư gửi người trong ngục]

    7. Bảo mật: [Tại sao phải bảo mật? Cần bảo mật những gì? Tại sao lại bị lộ? Bảo mật vật lý Bảo mật thiết bị Quyền im lặng gây “phiền nhiễu” như thế nào? Chặn xuất cảnh]

    8. Thăm nuôi: [Vẫn cần biết luật Chuyện thăm gặp Chuẩn bị đồ ăn và đồ dùng sinh hoạt Đương đầu với những khó khăn do trại giam gây ra Làm truyền thông về chuyện thăm nuôi Cai ngục thời nay]

    Tải sách dạng pdf từ trang Luật Khoa (luatkhoa.org) theo link sau:

    https://the88project.org/wp-content/uploads/2019/08/POLITICS-OF-A-POLICE-STATE-2208-BAN-EBOOK.pdf

    4. POLITICS OF A POLICE STATE (2019)

    Nếu muốn trình bày về chính trị Việt Nam ngày nay cho người không biết tiếng Việt, bạn chỉ cần đưa cho họ cuốn cẩm nang mỏng này.

    Gói gọn trong 150 trang, sách tóm tắt những điều chính yếu nhất từ hai cuốn sách “Chính Trị Bình Dân” và “Cẩm Nang Nuôi Tù”.

    * VOLUME I: POLITICS FOR THE COMMON PEOPLE

    What is politics? The government and the state Pro-government Mob Harasses Activists Democracy Ideologies Political interaction How a society changes from dictatorship to democracy Public opinion, political communication, and propaganda Further reading: Freedom of the Press, Vietnam style Parties and party systems Election A Guide to the National Assembly Election Political organizations and interest groups Civil society Cyber Civil Society… But It Is Real Social movements Timeline of the Tree-felling Projects and Tree-protecting Campaign in Hanoi Machinery of government The Constitution That Echoed All People’s Voices A Chronology of the Constitutional Amendment in Vietnam Crazy about “High Consensus”.

    * VOLUME II: A HANDBOOK FOR FAMILIES OF PRISONERS

    Why should you read this book? Basic law concepts you need to know When the terror begins Encountering the police Further reading: Four Ways the Vietnamese Government Controls Religious Practitioners Using the law to fight The Danger That Is Article 258: How Law Criminalizes Disagreement Communication and mass media as your tool If You Fail to Conduct Communication, the Police Will Do Advocacy campaigning Your personal and digital security Basic supplies for prisoners Conclusion The story of an independent journalist under totalitarianism.

    Tải sách dạng pdf từ trang the88project.org theo link sau:

    https://safeguarddefenders.com/vi/t-i-c-ph-i-b-tr-ng-ph-t-0

    5. TỘI ÁC PHẢI BỊ TRỪNG PHẠT (2019)

    Nguyên tác “Fighting Impunity – A Guide on How Civil Society Can Use Magnitsky Acts to Sanction Human Rights Violators”. Phạm Đoan Trang cùng một số dịch giả trẻ chuyển ngữ với tựa đề: “Tội Ác Phải Bị Trừng Phạt: Hướng Dẫn Áp Dụng Luật Magnitsky Để Trừng Phạt Kẻ Vi Phạm Nhân Quyền”.

    Luật Magnitsky được dùng để trừng phạt các quan chức, cá nhân, doanh nghiệp vi phạm nhân quyền bằng cách cấm nhập cảnh và tịch thu tài sản của họ.

    Tội Ác Phải Bị Trừng Phạt cuốn cẩm nang chỉ dày 50 trang này gói ghém nhiều kiến thức hữu ích như sau:

    PHẦN I – Những khái niệm căn bản: [Luật Magnitsky là gì? Luật Magnitsky có những ảnh hưởng gì? Ai có quyền áp đặt các chế tài của Luật Magnitsky? Hướng dẫn từng bước: Quy trình thực hiện một hồ sơ Magnitsky]

    PHẦN II – Quy trình: [Vụ của tôi có áp dụng Luật Magnitsky được không?  Tôi phải nộp hồ sơ ở đâu? Trước khi nộp hồ sơ, cần xác định các đối tác Thời hạn, thời hiệu Bảo mật danh tính]

    PHẦN III – Làm hồ sơ: [Danh mục các việc cần làm Xác định đối tượng cần nhắm tới Thông tin nhân thân Lập hồ sơ vụ việc: thu thập bằng chứng Các luận điểm về “lợi ích quốc gia” Tình tiết bào chữa Nộp hồ sơ]

    PHẦN IV – Các kỹ thuật điều tra: [Tổng quát Phương pháp lập hồ sơ Tìm kiếm online Một vài ví dụ]

    PHẦN V: Vận động – phần tiếp sau công đoạn nộp hồ sơ: [Điều gì xảy ra sau khi bạn nộp hồ sơ? Vai trò của vận động trong các vụ kiện theo Luật Magnitsky Làm thế nào kết nối và liên lạc với nhà nước một cách hiệu quả? Tiếp cận các tổ chức chuyên vận động Thông tin bổ sung]

    Phụ lục:[Thông tin cần biết về Luật Magnitsky ở Mỹ và Canada Những câu hỏi thường gặp về Luật Magnitsky của Mỹ Mẫu hồ sơ theo Luật Magnitsky của Mỹ]

    Tải sách dạng pdf từ trang safeguarddefenders.com theo link sau:

    https://phonhonews.com/wp-content/uploads/2021/04/Bao-Cao-Dong-Tam.pdf

    6. BÁO CÁO ĐỒNG TÂM

    Nội dung của “Báo Cáo Đồng Tâm” xoay quanh vụ công an tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đêm 8/01/2020, và các diễn biến kể từ đó cho tới hết phiên xét xử sơ thẩm (14/9/2020).

    Báo Cáo Đồng Tâm” (ấn bản thứ ba) được hai nhà hoạt động Phạm Đoan Trang và Will Nguyễn công bố vào cuối tháng 9 năm 2020. Trong dịp này, Đoan Trang đã trả lời cuộc phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do (RFA), trình bày những động lực đưa tới việc cô cùng các thân hữu quyết tâm thực hiện và phổ biến bản Báo Cáo này.

    Chúng tôi hay nói đùa rằng “Nhà Sản sợ văn bản”, tức là, cái gì được ghi lại thì cộng sản ghét và sợ. Bởi vì, họ quen với mọi thứ bằng miệng, tin nhắn, lệnh miệng… để dễ chối tội sau này. Đặc biệt họ rất ghét những hành động sai trái, những tội ác của họ bị ghi chép lại. Dù chưa được công bố thì họ cũng vẫn ghét và sợ. […] Chúng tôi muốn Báo Cáo được viết một cách khoa học, tức là phải dựa vào sự thật, bằng chứng… nhưng phải được viết dễ hiểu, ai đọc cũng hiểu. tức là, những người không hiểu biết gì về pháp luật, không cần biết gì về lịch sử tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm… Họ chỉ cần đọc Báo Cáo này thì có thể hiểu toàn bộ vụ án”. (PĐT)

    Báo Cáo Đồng Tâm – A Report on the Dong Tam Village Attack”bao gồm 11 Chương và 5 Phụ Lục như sau:

    1 – Tóm tắt sự kiện (Event summary)

    2 – Hỏi nhanh đáp gọn về vụ Đồng Tâm (Brief Q&A regarding the Dong Tam attack)

    3 – Bối cảnh vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm (Background of the Dong Tam land dispute)

    4 – Các mốc thời gian trong vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm (Chronology of the Dong Tam land dispute)

    5 – Đối sách của chính quyền: thông tin bất nhất và đàn áp (Government response: inconsistent information and suppression)

    6 – Các điểm còn gây tranh cãi trong vụ tấn công (Points of contention around the Jan 9 attack)

    7 – Phiên tòa sơ thẩm (The preliminary September trial)

    8 – Bình luận và lời chứng về vụ tấn công Đồng Tâm và phiên xử sơ thẩm (Commentaries and testimonies on Dong Tam attack)

    9 – Các vi phạm của cơ quan tố tụng đối với chính luật pháp Việt Nam (Legal violations of Vietnamese domestic laws)

    10 – Các vi phạm xét theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế (Violations of international human rights standards)

    11- Khuyến nghị (Recommendations): (A) Dữ kiện và số liệu thực tế về vụ tấn công Đồng Tâm (B) Bào chữa của luật sư (C) Lê Đình Công trả lời luật sư trước tòa (D) Bản câu hỏi của tạp chí Luật Khoa gửi Bộ trưởng Công An (E) Những câu hỏi sau phiên tòa sơ thẩm.

    Tải sách (song ngữ Anh Việt) dạng pdf từ trang phonhonews.com theo link sau:

    https://phonhonews.com/wp-content/uploads/2021/04/Bao-Cao-Dong-Tam.pdf

    oOo

    Trong tâm bút “Tôi Đi Tìm Một Cuốn Sách Để Giúp Mình Nuôi Hy Vọng” trên trang mạng www.luatkhoa.org, tác giả Nguyên Sa có viết như sau:

    Ở Việt Nam bây giờ cũng tối. Trong mắt tôi, những động lực thay đổi chưa từng yếu như lúc này. […] Chuyện có thêm ai đó bị bắt không nên khiến tôi tuyệt vọng, thay vào đó, tôi nên bắt đầu tìm hiểu về những việc họ làm trước khi bị bắt, và kể lại những thay đổi nhỏ mà họ đã góp phần tạo ra. Những ký ức đó sẽ giúp chúng ta không bị hiện tại tối tăm đánh lừa rằng mọi thứ lâu nay vẫn thế”.

    Chẳng lẽ sự tối tăm sẽ mãi phủ trùm đất nước hay sao?

    Phạm Đoan Trang bị bắt giữ trong năm 2020, khi đại dịch Covid-19 phủ trùm khắp toàn cầu. Người Việt truyền cho nhau những “bài thuốc” chữa bệnh với mong mỏi bạn bè thân thuộc sẽ tai qua nạn khỏi. Vậy, với “đại dịch cộng sản” đã hành hạ dân tộc ta suốt gần một thế kỷ thì sao? Chúng ta có bài thuốc nào không?

    Phạm Đoan Trang đã dám sắn tay áo “kê toa, bốc thuốc” qua những cuốn sách của cô. Khó nói tác dụng sẽ được tới đâu, nhưng khi cộng sản phải bắt giam Phạm Đoan Trang chứng tỏ “thuốc” có tác dụng.

    Trong lá tâm thư “Nếu Tôi Có Đi Tù...”, Phạm Đoan Trang nhấn mạnh:

    Tôi sẽ không nhận tội, không xin khoan hồng, cho nên mọi điều công an nói hoặc làm mà có thể khiến dư luận tưởng như vậy thì đều là bịa đặt, lừa dối.

    (Nhưng) tôi nhận hành vi: Tôi luôn khẳng định tôi là tác giả của các cuốn “Chính Trị Bình Dân”, “Cẩm Nang Nuôi Tù”, “Phản Kháng Phi Bạo Lực”, cũng như tất cả các sách và báo cáo khác tôi từng viết và để tên thật. Tôi cũng khẳng định là tôi luôn muốn xóa bỏ chế độ độc tài ở Việt Nam. Tôi muốn được mọi người nhắc đến như một người viết, luôn cố gắng để góp phần khai dân trí về các giá trị tự do, dân chủ, và luôn đấu tranh để thay đổi xã hội”.

    Nếu bạn đã đọc tới những dòng chữ này, xin chân thành cảm tạ. Và cũng mong bạn hãy chuyển bài viết tới người khác. Vì, khi nào còn “đại dịch cộng sản” thì không ai trong chúng ta có thể được sống bình an.

    Trịnh Bình An

    (Tháng 7/2021, khi Covid-19 bùng phát tại Việt Nam)

  • Giới thiệu sách,  Kiều Mỹ Duyên

    Đọc ‘Hoa Cỏ Bên Đường’ của nhà báo Kiều Mỹ Duyên – PHAN TẤN HẢI & LÊ TỐNG MỘNG HOA – LÊ VĂN HẢI

    Nữ Phóng Viên Chiến Trường Kiều Mỹ Duyên

    Tôi hân hạnh được quen biết với Chị có lẽ đã trên 30 năm. Từ VN trước 75, tôi đã mến Chị qua bài phóng sự “Bay Trên Bầu Trời Lửa Đạn!” Rồi có duyên gặp Chị tại Hải ngoại. Mỗi lần xuống Nam Cali, có đến văn phòng địa ốc thăm Chị vài lần. Nhiều nhất đượcgặp Chị trong những buổi ra mắt sách.
    Chị là cây bút hiếm có còn sót lại, gốc từ phóng viên chiến trường, đến nay vẫn sống chết với ngòi bút.
    Nhớ thời khi Quê hương trong cơn “Binh lửa,” rất nhiều người vẫn theo đõi những bài phóng sự nóng hổi, khét mùi khói súng chiến trường có tên Kiều Mỹ Quyên, trên nhiều nhật báo ở Sài Gòn, nhất là trên nhật báo Hòa Bình. Tác giả bút ký chiến tranh độc đáo, có một không hai “Chinh Chiến Điêu Linh”
    Qua Mỹ, người Nữ phóng viên nhỏ bé, còn xông sáo, thành công hơn cả trên chiến trường! Chị tốt nghiệp Đại học Cal Fulleton. Chủ nhân Ana Real Estate, một trong những văn phòng địa ốc lâu đời nhất, lớn nhất khu Sài Gòn Nhỏ.
    Ngòi viết của Chị có mặt khắp nơi, trên khắp mọi phương tiện truyền thông, từ đài truyền hình, trên SBTN, SET, VNA TV, đến những đài phát thanh lớn, như Đài Á Châu Tự Do (RFA)…trên khắp mọi diễn đàn. Giống như “Tề Thiên Đại Thánh,” đâu cũng thấy!
    VTLV hân hạnh giới thiệu Tác phẩm mới nhất của Chị xuất bản trong năm nay (2021) có tên “Hoa Cỏ Bên Đường” Bảo đảm rất khác với những ngòi bút nữ khác. Vì đã tôi luyện qua biết bao nhiêu chiến trường khốc liệt, dù qua bao nhiêu năm, vẫn sắc bén, như gươm như giáo, như súng như đạn, bắn vào con tim Người đọc, thành những mảng vết thương nhức nhối, mà sẽ…không bao giờ lành! Thử đọc mới biết!
    LÊ VĂN HẢI

    ĐỌC TUYỂN TẬP “HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG” CỦA KIỀU MỸ DUYÊN

    LÊ TỐNG MỘNG HOA (VA)

    Kiều Mỹ Duyên tham dự đại hội kỷ niệm 15 năm thành lập Đài Việt Nam Hải Ngoại.

    Cô Lê Tống Mộng Hoa, một bằng hữu và là ân nhân của Hệ Thống Truyền Thông Việt Nam Hải Ngoại (áo dài vàng bên phải)

              Em đã đọc qua các bài giới thiệu tuyển tập HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG của nhà văn Huy Phương, nhà báo Chinh Nguyên và ký giả Mặc Lâm đài VOA. Cả 3 vị đều bộc lộ sự cảm phục và ngưỡng mộ lòng yêu thương, ham mê nghề nghiệp của “phóng viên chiến trường” xông pha vào nhiều chiến địa khốc liệt thập niên 1960 của người “nữ ký giả xuất sắc trong thời gian chiến tranh”: Kiều Mỹ Duyên.

    Cả 3 nhà văn, nhà báo này đã viết rất chân tình, rất hay và dẫn dắt độc giả đến gặp một nhà báo lớn thành công, yêu thích nghề làm báo, một ký giả viết phóng sự chiến trường trong nước và viết báo ở hải ngoại qua hơn nửa thế kỷ (1968-2021):

    Kiều Mỹ Duyên cũng là một nhà văn với lối hành văn giản dị mà lôi cuốn người đọc vô cùng. Lời giới thiệu tác giả HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG của 3 vị này đã quá đầy đủ và tuyệt dịu, vậy mà chị Kiều Mỹ Duyên vẫn muốn em viết đôi dòng cho tuyển tập này làm chi nữa?

              Vì vậy, em xin lỗi không giới thiệu sách HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG nữa mà chỉ “bật mí” những cá tính đặc biệt, đáng yêu của “chị Hai Kiều Mỹ Duyên” như tên gọi thân thương mà nhà văn Chinh Nguyên đã tặng cho chị.

              1/ Kiều Mỹ Duyên luôn nói cười vui vẻ, thân thiện mỗi khi gọi điện thoại cho bạn bè.

              Có lẽ nhờ duyên lành đưa đẩy mà em gặp và quen biết chị hơn 20 năm qua, mặc dù 2 người có cuộc sống và nghề nghiệp khác nhau. Chị là nhà địa ốc lớn, nhà báo nổi tiếng ăn nói khéo léo, mối giao thiệp lan rộng ra cả toàn cầu; còn em chỉ là “cô giáo dạy tiếng Việt không lương”, một chuyên viên điện toán tầm thường của chính phủ Liên Bang, chỉ giao tiếp trong phạm vi nhỏ hẹp của gia đình, sở làm, trường học tại địa phương.
              Điều khiến em thích thú nhiều nhất nơi chị là tiếng cười giòn giã, vui tươi mỗi lần chị gọi điện thoại hỏi thăm em.

              2/ Kiều Mỹ Duyên, nhà địa ốc giàu xụ luôn đòi “xin ăn” vì đang đói bụng?

              Mặc dù rất bận với 2- 3 công tác cùng một lúc, từ xa xôi chị vẫn gọi hỏi thăm và nói chuyện “thế sự gió mưa” với em ít nhất mỗi tuần 1 hoặc 2 lần.

              Em luôn cười thỏa thích khi nghe chị bảo: “Hoa ơi, mở cửa cho chị mau đi, chị đang đứng trước cửa đây nè, có gì cho chị ăn không, đói bụng quá!” Không những diễn màn hài hước “xin cơm chay” với em, vì biết em ăn chay trường tuy rằng chúng ta ở xa nhau vạn dặm (từ miền Tây sang miền Đông Hoa Kỳ), mà trong các chuyến đi hội họp ở các tiểu bang xa hoặc ở các quốc gia ngoài Hoa Kỳ, chị cũng “xin ăn” tại các chùa chiền và luôn được quý vị ni sư tiếp đãi ân cần, hậu hỹ. Chị còn được nhiều khách hàng của công ty Ana Real Estate (Broker An Nguyễn) làm thức ăn chay tinh khiết ngon lành mang đến biếu tặng chị vì lòng mến mộ, đến nỗi nhà văn Thu Nga (Tổng Giám Đốc Saigon Dallas Radio AM1600 kiêm Giám Đốc chi nhánh Hệ thống SBTN-TV Texas, bạn của chị ở Texas) đã phải than: “Mấy người này đang mang củi về rừng mà không biết!” Vì nhà nghèo mà lại đem dâng hiến cho nhà giàu, cũng lạ thật!

              3/ Hai chị em có chung một MƠ ƯỚC.

              Khi ký giả Mặc Lâm (đài VOA) phỏng vấn chị: “Bà có dự định gì cho những ngày sắp tới?”, sau hơn nửa thế kỷ hoạt động thành công trong lãnh vực báo chí truyền thông, chị đã tâm sự: “Cái mơ ước của chúng tôi suốt cuộc đời còn lại là giúp đỡ cho những người nghèo, những đứa trẻ mồ côi không cha không mẹ, hay là những người ở trong những làng quê hẻo lánh mà không được đi học thì mong rằng những đứa trẻ được đến trường, mong rằng những đứa trẻ có áo ấm mặc trong mùa đông và có thuốc men có thức ăn và có một đời sống văn minh cũng như tất cả mọi người.”

              Em đã cười vui sướng khi đọc đến đoạn này! Hi hi hi! Ha ha ha! Như vậy là hai chị em có chung một ước mơ, hèn gì tình thân thương giữa hai người tuy ở xa nhau, lối sống khác nhau vẫn còn được bền lâu, vững chãi.

              Xin cảm tạ ơn trên Trời Phật đã dẫn dắt cho em được quen biết với chị, một gương sáng hoạt động không ngừng nghỉ và đạt đến thành quả tốt đẹp rực rỡ trong môi trường báo chí, truyền thông cũng như địa ốc!

              Cầu mong cho tuyển tập HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG được đồng hương Việt Nam khắp nơi đón đọc thích thú và trở thành “Best Seller Book” năm nay giống như cuốn sách Chinh Chiến Điêu Linh của chị trước đây.

    LÊ MỘNG HOÀNG

    LÊ TỐNG MỘNG HOA (VA)-7/22/2021

    Charity Group of VA Affection
    Nhóm Từ Thiện Tình Thương VA
    Caring and Sharing with Affection

    Đọc ‘Hoa Cỏ Bên Đường’ của nhà báo Kiều Mỹ Duyên

    Phan Tấn Hải

    Không kể tới tuyển tập Chinh Chiến Điêu Linh, một tập bút ký xa xưa gồm nhiều bài có chủ đề một thời Chiến Tranh Việt Nam của phóng viên chiến trường Kiều Mỹ Duyên, tôi có nhiều cơ duyên đọc nhiều bài viết ở hải ngoại gần đây của người tôi quen gọi là chị An Nguyễn Kiều Mỹ Duyên, nhà báo của một thế hệ đã vào nghề phóng viên trước tôi nhiều thập niên. Những bài viết của chị gần đây thường là các đề tài bám sát đời thường. Thế rồi chị gom lại thành một tuyển tập có tên là Hoa Cỏ Bên Đường. Nơi đây, tôi chỉ viết về một số ghi nhận rời khi đọc tuyển tập này của nhà báo Kiều Mỹ Duyên, cũng là một người chị về nhiều phương diện.
     

    Điều ghi nhận đầu tiên nơi chị là một thái độ tôn trọng các nhà tu bất kể dị biệt tôn giáo. Cái hay nơi chị là sự hồn nhiên, tôn kính rất mực thuần thành bất kể các tôn giáo khác nhau trong cộng đồng. Có thể đó là nhờ bản năng phụ nữ? Tôi không biết, nhưng hiển nhiên, chị là Phật Tử, điểm hay của chị là đã tiếp cận tất cả các tu sĩ tôn giáo khác như dường không hề dị biệt.
     

    Điều này thực ra tôi đã học từ khi còn thơ ấu. Ba tôi dạy rằng đi qua chùa, nhà thờ, đền, miếu, thì phải cúi chào để bày tỏ lòng tôn kính, chớ có khởi tâm xúc phạm. Nhưng bản thân tôi không hoàn toàn hòa hài tự nhiên với nhiều tôn giáo khác, tuy rằng tôi luôn luôn chắp tay chào mỗi khi gặp linh mục, mục sư, giáo sĩ…


    Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Hồng Y Francis George


    Tôi đã kết thân, và đã giúp tận lực để in sách, rồi tìm người dịch sách cho Thầy Phó Tế Nguyễn Mạnh San, một người tôi rất mực tôn kính vì đã hoạt động trong cương vị luật sư hơn 2 thập niên trong hệ thống nhà tù Oklahoma. Tôi cũng đã có giao tình rất thân với Mục sư Nguyễn Quang Minh, một huynh trưởng hướng đạo và một thời là người thông dịch tòa án tại Quận Cam. Tôi vẫn còn nhớ cách Mục sư Nguyễn Quang Minh yêu cầu một thanh niên đang trong diện quản chế mỗi tuần hay mỗi hai tuần tới gặp mục sư ở một quán cà phê góc đường Bolsa/Magnolia, chỉ để uống cà phê chừng nửa giờ, rồi Mục sư bảo anh đang trong diện quản chế đó đi đâu gần đó, làm gì chút đỉnh, tới trưa thì cấp giấy là đã hoạt động cộng đồng vài giờ chi đó để tòa án sẽ tính điểm. Những lúc đó, có khi tôi chỉ ngồi nói chuyện với Mục sư Minh thôi, có khi tôi chụp hình rồi về tòa soạn Việt Báo viết một bản tin về tuổi trẻ Việt sinh hoạt cộng đồng theo quy định quản chế. Tôi cũng là nhà báo đầu tiên đăng các lời kêu gọi từ thiện của Mục sư Nguyễn Xuân Bảo, ngươi từng bị đốt nhà thờ; và trong một lần Mục sư Bảo từ Việt Nam ra, khi phi cơ ghé trạm Nam Hàn, nhằm lúc World Cup, Mục sư đã mua một quả bóng túc cầu có huy hiệu đặc biệt của sự kiện đó, về trao cho tôi, nói là Mục sư chỉ duy nhất mua 1 thứ về, và chỉ nghĩ tới tôi thôi, xem như “mua banh World Cup để tặng cho cậu con của anh Hải đấy.” Dù vậy, tôi vẫn thấy luôn luôn có một khoảng cách giữa tôi và các tu sĩ tôn giáo khác. Nhiều vị tu sĩ nói rằng lúc cầu nguyện, vẫn cầu nguyện cho tôi. Như Thầy Phó Tế Nguyễn Mạnh San nói, “Tôi luôn luôn cầu nguyện hàng ngày cho ông Phan Tấn Hải đấy. Ông Hải giúp tôi nhiều quá, nên tôi nghĩ tới ông hoài.” Tôi im lặng, lúng túng, vì bản thân mình là kiểu Phật Tử bên lề, không có thói quen cầu nguyện dù là cho mình hay cho người. Tôi chỉ khởi tâm từ để ước muốn bình an cho mọi người, nhưng không thực sự là cầu nguyện cụ thể. Có vẻ như mình ăn gian, vì họ cầu nguyện cho mình, mà mình không cầu nguyện cho họ. Nội mình lo canh giữ tâm mình cho đừng sai phạm cũng là hết ngày giờ rồi, hơi đâu mà cầu nguyện, nhưng chẳng hiểu sao chưa bao giờ tôi dám nói minh bạch. Chính những khi đó mới thấy mình với người là khác.

    Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Hồng Y Phạm Minh Mẫn (bên trái), 2003


    Nhưng chị Kiều Mỹ Duyên thì hòa đồng rất mực tự nhiên. Như trong bài Tạ Ơn đầu sách Hoa Cỏ Bên Đường, câu cuối chị viết là: “Cầu xin Thượng Đế ban phúc lành cho quý ân nhân.” Nghe rất tự nhiên, và sẽ làm biết bao nhiêu người hài lòng. Thực ra trong xã hội Hoa Kỳ, câu nói đó là tự nhiên, vì đi đâu cũng gặp chữ “God bless.” Dù vậy, tôi chưa bao giờ nói được hai chữ đó. Hóa ra, tôi mới thấy rằng tự bản thân mình không tự nhiên, khi thắc mắc về chữ nghĩa phức tạp.

     Nhà báo Kiều Mỹ Duyên là người có nhiều cơ duyên lớn trong đời. Nếu bạn ghé thăm văn phòng của chị ở khu thương mại nơi góc đường Westminster & Euclid, bạn sẽ thấy trên tường là một tấm hình chị đứng chụp chung với Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 14. Đó là một hy hữu, cực kỳ hiếm có.

    Rồi những cơ duyên khác của một nhà báo — đúng ra, chị còn là một người hoạt động cộng đồng, và đó là một ưu thế khi so với một nhà báo bình thường như tôi — chị Kiều Mỹ Duyên cũng từng có những cơ hội rất hiếm, như đã phỏng vấn Đức Hồng Y Francis George, khi Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ họp đại hội ở khách sạn Bilmore, Los Angeles, các ngày 15, 16 và 17 tháng 6/2006. Cũng dịp này, chị phỏng vấn Giám Mục William S. Skylstad, về những vấn đề rất trọng đại, như: Sự phát triển Thiên Chúa Giáo ở Hoa Kỳ trong những năm sắp tới, hay là Chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ có ý định đến thăm Việt Nam hay không, và nếu có là khi nào. Để nhắc về tầm quan trọng: Đức Hồng Y Francis George là 1 trong 15 Giám Mục từng nằm trong danh sách được xem là ứng viên vào chức Giáo Hoàng trong đại hội mật nghị “2005 Papal Conclave” ở Vatican để bầu chọn tân Giáo Hoàng sau khi Đức Giáo Hoàng John Paul II băng hà tháng 4/2005.

    Bản thân tôi ở trong nghề báo cũng lâu, chứng kiến nhiều sự kiện ở Orange County, nhưng kỷ niệm về phỏng vấn các lãnh tụ thì hoàn toàn thiếu vắng. Có thể, bản thân tôi ưa phỏng vấn các nhà thơ, nhà văn bên lề xã hội hơn. Trong khi đó, chị Kiều Mỹ Duyên có những cơ duyên lớn hơn.

    Nhà báo Kiều Mỹ Duyên viết nơi trang 85-86 của sách Hoa Cỏ Bên Đường, trích:

    “Nhờ làm nghề truyền thông mà tôi được nhiều cơ hội gặp mọi người, từ anh lính đến Đại tướng, từ người dân đến Tổng Thống, từ một người giáo dân đến Đức Cha chủ tịch Hội Đồng giám mục Hoa Kỳ, Đức Cha chủ tịch Hội Đồng giám mục Việt Nam. Đi đến đâu, tôi cũng được giúp đỡ một cách tận tình để được phỏng vấn.

    Tôi phỏng vấn nhiều nhân vật quan trọng trên thế giới và tôi được cử làm phóng sự, thuyết trình, gồm có: Tổng Thống Gerald Rudolph Ford, bộ trưởng Elizabeth Dole, Tổng Thống Nga Mikhail Sergeyevich Gorbachev. Tổng Thống Nga nói sở dĩ nước Nga có tự do, nhờ ông và Tổng Thống George W. Bush làm việc ròng rã suốt 10 năm, thường họp ở Canada. Ông cho biết ông tham gia chánh trị lúc 18 tuổi nhưng chỉ một lần thất bại. Ông bị bắt giam gần bờ biển, chiều chiều nghe tiếng sóng vỗ và nhìn lên núi, ông nhất định phải trở lại chính trường và phải làm Tổng Thống. Khuôn mặt ông rất lạnh, ông có bằng Tiến sĩ toán, cô con gái đi theo ông khuôn mặt cũng rất lạnh. Tôi gặp Tổng Thống Nga hai lần, một lần ở Anaheim. Truyền thông có chỗ ngồi riêng, gần sân khấu, an ninh cho từng người truyền thông rất kỹ, cẩn thận không kém gì lúc tôi gặp Tổng Thống Ronald Reagan ở Anaheim hồi mới sang định cư ở Mỹ, mấy năm đó tôi đang làm báo cho Mỹ.”

    Trong tập bút ký Hoa Cỏ Bên Đường, nhà báo Kiều Mỹ Duyên cũng ghi lại những cơ duyên phỏng vấn quý Thầy Phật Giáo VN, như ngài Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Thiền sư Thích Thanh Từ, Hòa Thượng Giác Nhiên, Thầy Tuệ Sỹ, Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, Hòa Thượng Thích Mãn Giác…

    Trong sách này chị Kiều Mỹ Duyên cũng kể lại một vài chi tiết lịch sử, có thể gây xúc động cho Phật Tử. Thí dụ, như chị kể lại nơi trang 94:

    “Học trò của Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu rất giỏi, rất giỏi và hiện nay trụ trì nhiều chùa ở khắp nơi trên thế giới. Có lần, thầy nhờ tôi gửi tiền về cho thầy Tuệ Sỹ. Thầy Tuệ Sỹ rất gầy, gầy không thể tưởng tượng được. Năm 2001, tôi cùng với phái đoàn từ thiện quốc tế dành thì giờ ghé thăm thầy Tuệ Sỹ. Chúng tôi đang ngồi quanh thầy thì một cụ bà, sau này chúng tôi biết bà cụ có người con trai làm trụ trì một ngôi chùa, cụ vừa đến quỳ xuống lạy thầy Tuệ Sỹ. Chúng tôi phải vội vội, vàng vàng tránh xa ra. Phòng khách của thầy Tuệ Sỹ nhỏ xíu, thầy ra tù về trú ngụ ở chùa Già Lam, Gò Vấp, không có hộ khẩu, không đi mua gạo được.”

    Trong tuyển tập bút ký Hoa Cỏ Bên Đường, nhà báo Kiều Mỹ Duyên còn nhiều bài khác, mang chủ để sinh hoạt cộng đồng, hay khắc họa chân dung nhiều nhân vật — như viết về Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, về Giáo sư võ Aikido Đặng Thông Phong, về phóng viên Phan Trần Mai…

    Nhà báo Kiều Mỹ Duyên đã trở thành một trụ cột lớn trong cộng đồng qua nhiều hoạt động, trong đó viết sách chỉ là một mảng hoạt động của chị. Gần như là chị có mặt khắp nơi trong cộng đồng. Chị xông xáo làm từ thiện, chị say mê làm đài phát thanh, chị mưu sinh bằng nghề địa ốc, chị tham dự guồng máy đại bồi thẩm đoàn của Orange County, và vân vân.


    Nói theo một kiểu từng nghe được, thì nhà báo Kiều Mỹ Duyên có mặt trên từng cây số của cộng đồng Việt. Trong đó, tuyển tập bút ký Hoa Cỏ Bên Đường là một dấu mốc của nhà báo Kiều Mỹ Duyên, nơi đó độc giả sẽ nhìn rõ hơn chân dung và hoạt động của một người đã từng là phóng viên trước 1975 và bây giờ thỉnh thoảng làm phóng viên vì muốn đóng góp cho cộng đồng. Hy hữu mới có người như chị. Dễ dàng đoán được rằng tuyển tập bút ký Hoa Cỏ Bên Đường của nhà báo Kiều Mỹ Duyên hẳn là sẽ được cộng đồng đón nhận nồng nhiệt.

    PHAN TẤN HẢI

  • Giới thiệu sách

    Giới Thiệu Tuyển Tập “HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG”- Giáo Sư Nguyễn Tường Tuấn

    (Giáo sư Nguyễn Tường Tuấn, đồng sáng lập tổ chức Forgotten People Foundation – NGO, Western Oregon University, 2005-2006, cùng Tiến sĩ Jerry Braza. Giáo sư Tuấn Nguyễn, một cựu tù nhân chính trị và đã từng là một thuyền nhân, rất quan tâm đến cuộc sống của người dân Việt Nam. Tổ chức Forgotten People Foundation giúp đỡ trẻ em mồ côi, khuyết tật ở miền Bắc Việt Nam.)

              Thế hệ chúng tôi may mắn sinh ra và lớn lên nơi miền Nam tươi sáng. Trong cái hạnh phúc, là công dân của đất nước tự do, chúng tôi cũng phải gánh chịu nỗi bất hạnh của một quốc gia “nồi da xáo thịt“. Anh chị em miền Bắc, chưa bao giờ được hưởng cái không khí an lành của “Hòn ngọc viễn đông” một nửa hình chữ S đã từng là giấc mơ của cố Thủ tướng Tân Gia Ba, Lý Quang Diệu. Họ bị tẩy não ngay từ tấm bé, bằng lời thơ nô bộc “Yêu biết mấy nghe con tập nói – Tiếng đầu lòng con gọi Stalin – Thương cha, thương mẹ, thương chồng – Thương mình thương một, thương ông thương mười“. Chiến tranh xẩy ra vì thế, một nửa đất nước bị đầu độc, dù muốn hay không, thế hệ trẻ miền Bắc phải cầm súng lên đường, họ từ giã cha mẹ, vợ chồng, con cái, người yêu, để hy sinh cho bác và đảng, thực hiện giấc mơ “Sinh Bắc Tử Nam“.

              Thanh thiếu niên miền Nam cầm súng ra trận, không vì thằng bác khốn nạn, hay bè lũ đảng lưu manh. Chúng tôi chiến đấu để bảo vệ xóm làng, thành phố bình an. Cho dù phải hy sinh, thân xác phủ cờ vàng, người nằm xuống sẽ muôn đời được “Tổ Quốc ghi ơn”.

              Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đã hiên ngang tái chiếm Cổ thành Quảng trị, anh dũng bảo vệ An Lộc, và kiêu hùng trên khắp mọi chiến trường. Trong từng thước đất của tổ quốc, chiếm lại bằng xương máu, người dân miền Nam Việt Nam không thể nào quên tên tuổi một nữ phóng viên chiến trường: Kiều Mỹ Duyên.

               Kiều Mỹ Duyên không ngồi tại văn phòng tiện nghi ở Sài Gòn để viết phóng sự. Chị mặc áo giáp, theo từng chuyến bay ra mặt trận, những bài tường thuật của chị là nhân chứng hào hùng cho tuổi trẻ chúng tôi, trong trận chiến bi thương, tàn khốc và bất công.

              Vâng, người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hứng chịu mọi bất công nhất của thế giới tự do. Họ chiến đấu chống lại một chủ nghĩa cộng sản độc ác mà cả thế giới xa lánh. Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower từng vinh danh Việt Nam Cộng Hòa là thành trì chống cộng của thế giới tự do. Nhưng đám phóng viên, báo chí, truyền thông Mỹ không như thế. Họ ngồi trong phòng lạnh khách sạn Caravell, Majestic, cà phê La Pagode, Givral, Brodard tại Sài Gòn để viết phóng sự chiến tranh. Nếu có chăng, họ đi theo một vài đơn vị chiến đấu của Hoa Kỳ … Quân đội Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu, hy sinh trên 4 vùng Chiến thuật bị bỏ rơi trên báo chí Mỹ. Mậu Thân 1968, chúng tôi đẩy lùi cuộc tổng tấn công lịch sử của Bắc Quân trên khắp các thành phố miền Nam. Charlie, địa danh đi vào lịch sử với tên tuổi cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo, báo chí Hoa Kỳ không hề biết.

              Trong nỗi cô đơn tội nghiệp đó, người nữ phóng viên chiến trường Kiều Mỹ Duyên đã trở thành “Tiếng nói, cho những người không tiếng nói“. Không những tại Việt Nam, khi đến Hoa Kỳ vào những ngày đầu tiên của thập niên 75, chị như cánh Chim ưng đã thay lông, đổi cánh, tung bay trên bầu trời bao la. Chị theo phi cơ của Cảnh sát Hoa Kỳ để tường thuật săn đuổi tội phạm. Chị vào thăm và làm việc trong nhà tù Mỹ, tham dự không mệt mỏi các hoạt động từ thiện qua tổ chức Y.M.C.A hoạt động tại nhiều quốc gia thứ ba trên thế giới. Kiều Mỹ Duyên là một Barbara Walter của người Việt không những tại Hoa Kỳ mà còn trên nhiều quốc gia khác. Chị phỏng vấn các vị chức sắc cao cấp Công giáo Hoa Kỳ, và Việt Nam; chị cũng có mặt trong những chương trình phỏng vấn những vị Hòa  thượng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Về quốc tế, chị đã hỏi cựu Tổng thống Nga Gorbachev, một câu mà tất cả người Việt chúng ta cần nghe: Bao giờ đất nước Việt Nam thoát khỏi ách cộng sản? “Khi nào Trung Hoa cộng sản sụp đổ” đó là câu trả lời ngắn gọn của ông Gorbachev.

              Xin mời bạn cùng đọc “Hoa cỏ bên đường” để biết thêm về tầm vóc của chị Kiều Mỹ Duyên, một chiến sĩ tự do chưa hề buông súng.

    Giáo sư Nguyễn Tường Tuấn

    (Forgotten People Foundation – www.forgottenpeople.net2850 S.W Cedar Hills Blvd, Suite 131 | Beaverton, OR 97005)

  • Giới thiệu sách,  Phương Hoa

    NGƯỜI GIỮ LỬA – Phương Hoa

    Thứ Bảy vừa rồi là ngày Ra Mắt Sách của Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm, tại thành phố San Jose, Bắc California.  Đi cùng tôi là người bạn văn thơ Minh Thúy, từng đoạt giải nhì Văn cùng năm với tôi trong cuộc thi sáng tác Văn Thơ Lạc Việt 2016. Cô bạn gốc Huế này nhờ nhà ở gần San Jose hơn, lại thường hăng hái tham gia các sinh hoạt của cộng đồng Việt Nam ở đây, nên dù nhà tôi khá xa cũng có cơ hội dự buổi ra mắt sách của GS Sâm nhờ chạy đến nhà rồi bỏ xe đó đi theo xe với bạn.

    Hôm ấy chúng tôi đến hơi sớm. Chủ tịch Văn Thơ Lạc Việt (VTLV) Chinh Nguyên đang bận trang trí cho buổi lễ vội vã dừng tay chào đón. Là người luôn nhiệt tình với các chương trình văn hóa Việt, ông chủ tịch Chinh Nguyên đã bỏ thời gian, tâm huyết, và nhiều công sức điều hành rất thành công cơ sở VTLV, tổ chức giải Văn Thơ LV hàng năm, xuất bản Tuyển Tập VTLV thường niên, và liên tục giúp tổ chức ra mắt sách cho rất nhiều tác giả đồng hương Việt.

    Từ trái qua: GS Nguyễn Văn Sâm, Chủ Tịch VTLV Chinh Nguyên, Phương Hoa, Minh Thúy

    GS Nguyễn Văn Sâm là nhà văn tiền bối mà tôi kính trọng, cũng là một trong các vị giám khảo của cuộc thi VTLV mà tôi đã thắng giải Văn năm trước, nên dù ở khá xa tôi cũng cố gắng đến để ủng hộ người.

    Thấy GS Sâm xong việc đến ngồi chỗ bàn ký sách, tôi kéo Minh Thúy lại chào. Thật vui được nói chuyện trực tiếp với vị Giáo Sư mà từ khi quen biết đến giờ tôi chỉ trao đổi qua email và điện thoại. Chúng tôi phải chờ rất lâu mới chụp cùng GS được vài tấm hình kỷ niệm, vì ông bận ký sách liền tay.

    Buổi lễ vừa bắt đầu khách đã ngồi kín các dãy ghế trong Câu Lạc Bộ Mây Bốn Phương. Một số người của Ban Tổ Chức và Ban Chấp Hành VTLV phải ra ngồi phía sau hậu trường. Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Dũng hướng dẫn các thủ tục chào cờ Mỹ và chào cờ VNCH xong, thì MC Bác Sĩ Trần Văn Nam lên giới thiệu quan khách.

    BS Nam quả là người có máu hài hước. Nhân đề cập đến chuyện chữ nghĩa theo thời gian bị “tam sao thất bổn”, ông đã “lẩy” câu Kiều thứ 57 của cụ Tiên Điền Nguyễn Du, “Sờ sờ nắm đất bên đàng…” bị ông làm cho “thất bổn” thành ra, “Xè xè nắm đất…” và đùa, ông đã nói vậy với bịnh nhân tiểu đường của ông, kêu họ phải chú ý tìm… mấy con kiến, làm mọi người cười ồ.

    Diễn giả kế tiếp là nhà báo kỳ cựu Lê Văn Hải. Vẫn với giọng Bắc chậm rãi hiền từ như mọi khi, ông bày tỏ những nhận xét thật sâu sắc về tác giả và tác phẩm “Chuyện Đời Xưa” của GS Nguyễn Văn Sâm, và ông cũng ca ngợi nhà ngôn ngữ học Trương Vĩnh Ký là người có công lớn tưới bón cho tiếng Việt. Ông Hải còn cho biết, giới nhà báo như ông đã tôn Pétrus Ký là “Thánh Tổ” của báo Việt Ngữ, vì cụ là người đầu tiên lập ra tờ báo quốc ngữ của nước An Nam ngày ấy, lấy tên là “Gia Định Báo.”

    Xen kẽ với quý vị diễn giả, các ca sĩ trong ban văn nghệ, Nguyệt Thanh, Thùy Nga, Khôi Nguyên, Hồng Hạnh… đã trình diễn những bài hát trữ tình rất hay và nhận được những tràng pháo tay vang dội cả hội trường.

    Tiếp theo chương trình, TS Nguyễn Hồng Dũng lên giới thiệu tác phẩm “Chuyện Đời Xưa.” TS Dũng thao thao bất tuyệt điểm những câu, những chữ đặc biệt trong quyển sách của cụ Trương Vĩnh Ký mà GS Sâm đã chú thích rõ ràng. Ông còn nêu ra các thông điệp, bài học đạo đức trong cuộc sống mà tác giả muốn nhắn gửi trong nhiều câu chuyện, kèm theo chủ ý của GS Nguyễn Văn Sâm khi chú giải cho quyển sách này.

    Đến lượt Chủ Tịch Văn Thơ Lạc Việt Chinh Nguyên giới thiệu về tác giả. GS Nguyễn Văn Sâm gốc Sài Gòn, thời VNCH dạy tại trường Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho, Pétrus Ký Sài Gòn, giảng sư Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Đại Học Cao Đài Tây Ninh, và nhiều trường đại học khác. Ông cũng nhắc qua về những tác phẩm GS Nguyễn Văn Sâm xuất bản thời VNCH như “Văn Học Nam Hà,” “Văn Chương Nam Bộ…,” và ở hải ngoại đã in “Miền Thượng Uyển Xưa,” Câu Hò Vân Tiên,” cùng nhiều cuốn sách giá trị khác…

    Sau đó GS Nguyễn Văn Sâm được mời lên trình bày về tác phẩm của mình.  Ông cho biết, quyển “Chuyện Đời Xưa” của Trương Vĩnh Ký là tác phẩm bán chạy nhất và đi vào lòng người nhiều nhất trong số hàng trăm quyển sách khác của cụ Trương ngày ấy. Sách hấp dẫn người đọc vì chứa đựng những câu chuyện vui về giáo dục luân lý, bài học làm người, và cách ứng xử những khi hữu sự. Thêm vào đó, “Chuyện Đời Xưa” được học giả Pétrus Ký viết hơn trăm năm trước, dùng văn nói thường nhật của người miền cực Nam, nên nó có giá trị lịch sử về ngôn ngữ Việt Nam. Và do đó ông mới chọn quyển sách này để in lại và chú thích thật rõ ràng hầu lưu lại cho các thế hệ con cháu Việt đời sau.

    Sau đó, nhân thấy GS Sâm có chút thời gian rảnh tôi bước lại xin phép được hỏi ông vài chuyện. Trả lời câu hỏi điều gì đã khiến ông nghĩ đến việc in lại và chú giải quyển “Chuyện Đời Xưa” thay vì quyển sách khác.  Giáo Sư cho biết, ông nhận thấy quyển “Truyện Đời Xưa” của Trương Vĩnh Ký bản sớm nhứt in năm 1873 không ai còn tìm thấy, chỉ duy nhứt ấn bản 1914 còn tại thế là nhờ sự lưu giữ của cụ Vương Hồng Sển, vậy thì cần phải nhân bản nó để cho nhiều người có được. Từ sự suy nghĩ nếu in lại thì cũng nên làm chuyện gì có ích lợi cho người đọc, GS Sâm đã nẩy ra ý tưởng chú giải quyển sách.

    Khi được hỏi là một nhà văn tiền bối, ông có lời khuyên gì cho những cây viết non trẻ của các thế hệ sau, GS Sâm trả lời khiêm nhường, nhưng là những lời khuyên vàng ngọc rất hữu ích:

    – Tôi không dám có lời khuyên đến thế hệ đi sau, nhưng nguyên tắc cầm bút của tôi là tìm vui trong việc viết lách và nghiên cứu, cũng như sử dụng tối đa giờ giấc cho việc nầy. Cố đi với văn chương của mình suốt đời, không nửa chừng bỏ ngang vì bất cứ lý do gì, kể cả sự nghèo khổ bịnh tật, hay sự đánh phá của người khác. Quan trọng nhất, là tìm hướng viết đứng đắn, viết lách cẩn trọng, không viết vì tiền, vì thị hiếu của người nào, hay vì muốn có tiếng tăm, và sự đặt hàng mà mình thấy không hợp.

    Giáo Sư Sâm còn tâm sự, trong gần 40 năm cầm bút ở hải ngoại, ông viết truyện bằng văn phong Nam Kỳ lục tỉnh, và đề tài ông chọn thường là đời sống bi đát của người trong nước hoặc hải ngoại, nhưng ông thường nhắm vào mặt tâm hồn hơn là bề ngoài. Hiện tại, ông đã phiên âm rất nhiều tuồng hát bội chữ Nôm, khoảng 100 hồi tuồng Tây Du Ký và 120 hồi tuồng Tam Quốc, nhưng ngại thời nay không còn nhiều người lưu tâm đến nên ông chưa cho trình làng. Hát Bội cũng là một nét văn hoá độc đáo của Việt Nam không thua gì nghệ thuật Cải Lương, hy vọng Giáo Sư sẽ đưa ra sớm để các đoàn hát có cơ hội ra mắt bà con. Sắp tới, trước cuối năm nay ông sẽ cho in tập truyện ngắn thứ 6 “Giọt Nước Nghiêng Mình”.

    Chiều đến, nhân tiện đang còn ở San Jose, Minh Thúy muốn kéo tôi qua dự lễ Vu Lan ở chùa Hồng Danh, nên dù chương trình văn nghệ vẫn còn tiếp tục trong buổi RMS, chúng tôi chào GS Sâm và CT Chinh Nguyên rồi len lén rút êm, sợ làm kinh động mọi người mãi mê xem ca nhạc.

    Ra đến cửa, tôi gặp GS Lưu Khôn, người từng là Hiệu Trưởng trường Phan Thanh Giản trước 75, cũng là bạn đồng nghiệp của GS Sâm ở đại học Văn Khoa. Tôi mừng quá chụp hỏi thầy mấy câu về GS Sâm để bổ sung cho bài viết, vì khi nãy tôi nghe GS Sâm nói hai người là bạn cũ, còn BS Nam cũng đã giới thiệu GS Sâm là “sư” chữ Nôm và GS Lưu Khôn là “thầy” về Hán tự.

    GS Lưu Khôn vui vẻ kể, ngày xưa ông và GS Nguyễn Văn Sâm là bạn cùng dạy ở đại học Văn Khoa và nhiều trường nữa. Ông nói hồi đó ông rất mê Hán Văn còn GS Sâm thì chuộng chữ Nôm. Sau qua Mỹ hai người đều bận rộn nên ít liên lạc với nhau.  Lần ra mắt sách này nhờ ông nghe qua truyền thông nên biết GS Sâm sắp ra mắt sách ở Jan Jose và tự đến để ủng hộ bạn.

    – Ông ấy thích chữ Nôm và rất chịu khó. GS Khôn nói.  – Cả đời ông đi sưu tầm các sách truyện chữ Nôm cổ xưa. Mỗi lần đi đâu ông Sâm đều mang theo tiền mặt, kể cả khi về thăm quê bên Việt Nam, hễ gặp sách cổ là mua liền.

    Khi GS Khôn kể ông dịch xong quyển “Bát Thập Tự Tự” của Lâm Ngữ Đường ra Việt Ngữ lúc ông “vừa tròn 80,” tôi thật sự…hết hồn, vì bây giờ trông ông cũng khoảng chừng đó là cùng, chắc nhờ làm việc nhiều bằng trí óc nên người ông cụ trông rất là linh hoạt và minh mẫn.  Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên và nói bác đã vượt ngưỡng cửa 80 mà trông còn trẻ lắm, ông cụ cho biết chỉ vài năm nữa là sẽ mừng thọ cửu thập niên! Càng nói chuyện, tôi càng khâm phục ý chí của GS Khôn, một người bị bịnh mắt kém bẩm sinh từ nhỏ mà cố gắng học hành tới nơi tới chốn, giờ gần qua tuổi đại thọ rồi vẫn còn ngồi dịch, biên khảo hàng trăm trang sách bằng cách viết tay, vì không thể nhìn thấy chữ trên máy vi tính.

    Thời VNCH, GS Lưu Khôn đã xuất bản nhiều tác phẩm giá trị, “Hán Văn Tự Học” Khai Trí xuất bản, “Phê Bình Văn Học Việt Nam”, và dịch nhiều truyện chữ Hán như “Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa”, ở hải ngoại ông dịch Quỳnh Dao, “Tam Độ Mai” “Cho Trọn Cuộc Tình”…

    Sau đó GS Khôn hỏi tôi có biết em học sinh, sinh viên nào nhận đánh máy thuê để ông nhờ đánh máy dùm tập bản thảo cho “Thư Mục Phan Thanh Giản” mà ông sắp hoàn thành. “Soạn để lại nhằm sau này có ai muốn tham khảo về cụ Phan Thanh Giản sẽ có tài liệu khỏi mất công họ đi tìm tòi,” ông nói.

    – Nào giờ tôi toàn viết “hú họa” trên giấy, liệu chừng mà viết chứ không có theo hàng lối gì hết cô ơi, vì mắt tôi đâu có thấy hàng kẽ! Cho nên người đánh máy cũng sẽ rất vất vả.

    Tôi nghe mà xúc động đến nghẹn lời. Một ông cụ gần chín chục, mắt không nhìn thấy cả đường kẽ hàng, mà còn ráng sưu tầm rồi ngồi mò mẫm viết tay những tác phẩm văn học để lại cho đời. Có thể nói GS Lưu Khôn cũng là một trong những “người giữ lửa” rất quan trọng cho tiếng Việt thân yêu. Ước gì tôi có thời gian để đánh máy giúp ông. Giã từ vị cựu giáo sư uyên bác mà lòng tôi áy náy khôn cùng.

    Hôm thứ Bảy là một ngày may mắn cho tôi, được gặp tận mặt, nghe tận tai những lời hay ý đẹp của các diễn giả trí thức, và chuyện trò cũng những vị giáo sư khả kính mà ngày xưa còn nhỏ ở trong nước dù có tình cờ diện kiến quý thầy, “con nhãi” như tôi cũng phải…xanh mặt khép nép cúi đầu né qua một bên, chưa dám nhìn thẳng mặt hay cả gan đụng vào vạt áo của quý thầy, chứ đừng nói chuyện dám tay bắt mặt mừng, chụp hình chung để dành làm kỷ niệm như bây giờ…

    *

    Là người Việt Nam ai cũng biết, tiếng Việt và văn chương Việt vô cùng phong phú. Nhưng sau khi chúng ta mất miền Nam tự do, nền văn hóa đẹp đẽ và tiếng Việt nguyên thủy đã bị làm sai lạc cả ý nghĩa. Nhờ tấm lòng thủy chung của cộng đồng Việt hải ngoại cùng nhau giữ lửa, nên tiếng Việt và nền văn hóa Việt vẫn được bảo tồn, ít nhất cho đến bây giờ.  Công lao này là của rất nhiều người, gồm các nhà giáo dục, quý vị dân cử, nhà văn, nhà báo, các cơ sở truyền thông, và các tổ chức cộng đồng, đặc biệt là các hoạt động văn hóa Việt Nam, điển hình là Văn Thơ Lạc Việt.

    Nhiều người lo không biết rồi đây các thế hệ tiếp nối còn được bao người có lòng với quê hương đất nước mà tiếp tục giữ gìn tiếng mẹ đẻ như thế hệ hiện tại?  Câu trả lời là, chúng ta vẫn còn hy vọng. Hiện tại các trường học dòng chính Hoa Kỳ, đặc biệt là ở Nam Cali, đã được đưa vào dạy song ngữ Anh-Việt toàn thời gian bắt đầu từ bậc Tiểu Học, và trường đại học Cal State Fullerton cũng đã có chương trình tốt nghiệp bằng Cử Nhân Việt Học. Những kết quả này đều là nhờ sự đấu tranh không mệt mỏi của các nhà giáo dục, các vị dân cử gốc Việt, và cộng đồng Việt Nam chúng ta.

    Năm 1873 khi viết quyển “Chuyện Đời Xưa,” cụ Petrus Ký được cho là người giữ lửa cho ngôn ngữ của dân tộc Việt. Hiện tại, 144 năm sau, GS Nguyễn Văn Sâm là người tiếp nối đã bỏ tâm huyết để chú giải rõ ràng rành mạch theo tiếng Việt miền Nam ngày nay và in lại tác phẩm văn học cổ này. Như vậy GS Sâm cũng là một trong những “người giữ lửa” của thời đại chúng ta, cùng chung tay giữ gìn để ngôn ngữ Việt không bị mai một.

    Xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả tác phẩm “Chuyện Đời Xưa Của Trương Vĩnh Ký – Những Điều Thú Vị” của GS Nguyễn Văn Sâm, vừa ra mắt tại San Jose, miền Bắc Cali, hôm thứ Bảy tuần rồi, và sẽ ra mắt lần thứ hai ở Nam California vào Chúa Nhật 24 tháng 9 do Nha-Văn-Nhạc-Sĩ Cao Minh Hưng tổ chức, với sự góp mặt giúp vui của các thành viên Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, tại Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu Westminster, Hoa Kỳ

    Quý độc giả muốn mua quyển sách rất có giá trị Văn Học Việt Nam này xin mời liên lạc tác giả:

    samnguyen20002002@yahoo.com

    Phương Hoa

  • Giới thiệu sách,  Phương Hoa

    Vài Cảm Nghĩ Khi Đọc “Tuyển Tập KIỀU MỸ DUYÊN – HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG” – Phương Hoa

    Thú thực, khi anh Chinh Nguyên Chủ Tịch Văn Thơ Lạc Việt, ngỏ ý nhờ Ban Biên Tập & In Ấn Văn Thơ Lạc Việt mà tôi cũng là một thành viên, giúp layout tuyển tập cho nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên, tôi chỉ chăm chú làm việc theo những gì mà trưởng Ban Biên Tập & In Ấn Văn Thơ Lạc Việt Thái Phạm dặn tôi làm, theo cái kiểu “sai đâu đánh đó” vì tôi quá bận nên không chú ý nhiều đến nội dung những bài viết trong bản thảo. 

              Ban đầu, chị Kiều Mỹ Duyênchỉ gửi cho chúng tôi đâu chừng mười mấy bài viết, cũ có, mới có. Tôi được phân công phần giàn trang, làm xong thì thấy tổng cộng chưa tới hai trăm trang. Ôi sướng thật, khỏe thật, vì sách mỏng nên hoàn thành quá nhanh. Tôi mừng thầm. Nhưng tôi đã lầm. Số bài đó chỉ mới là một phần trong số các bài viết của nữ ký giả chiến trường Kiều Mỹ Duyên. Tôi còn đang loay hoay thay tới đổi lui cách trình bày, chỉnh sửa hình ảnh, thì chị Kiều Mỹ Duyên liên tục gửi bài đến, hầu như mỗi tuần một bài, rồi đến vài ngày một bài, có ngày chị gửi đến những hai bài! Vì nhận quá nhiều bài, nhiều hình ảnh, đến nỗi tôi quáng cả mắt, ù cả tai, gần như là bị “tẩu hỏa nhập ma.” Tôi bèn cầu cứu trưởng ban Thái Phạm, nhờ giúp “take over” cái tuyển tập dày cộm nầy. Nhờ vậy tôi mới có thời gian đọc kỹ lại các bài viết của chị Kiều Mỹ Duyên.  Càng đọc, tôi càng khâm phục chị. Tôi thật sự ngã nón trước sức viết “như vũ bão” của vị nữ ký giả kỳ cựu này. Cho tới khi sang sinh sống ở Mỹ, chị vẫn còn giữ được cái phong độ viết mạnh mẽ như khi làm phóng viên chiến trường thời Việt Nam Cộng Hòa mà tôi đã từng đọc và biết về chị.

              Có thể nói tác giả Kiều Mỹ Duyên là một người rất giàu tình cảm, luôn quan tâm đến người khác. Tuy bận rộn, nhưng chị đã bỏ ra nhiều thì giờ quý báu để đọc hết ba tập truyện tôi mới xuất bản năm vừa rồi, và còn cho tôi những lời ủng hộ thật chân tình. Những lời khen của bậc đàn chị đã giúp tôi lên tinh thần và cố gắng tiếp tục viết. Cho nên, khi chị tỏ ý muốn tôi viết cảm nghĩ về “Tuyển Tập KIỀU MỸ DUYÊN – HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG,” dù biết mình chỉ là hàng hậu bối, tôi cũng phải mạo muội ghi vài hàng mộc mạc theo cái cảm xúc “nghĩ sao viết vậy” tự đáy lòng mình, chứ không hề dám nghĩ là điểm sách hay phê bình cho chị. Tôi đã đọc hết hơn bốn trăm năm chục trang sách, và trong tôi có rất nhiều cảm xúc về tuyển tập mà tôi muốn ghi lại nơi đây.

              Còn nhớ có lần chị Kiều Mỹ Duyên đã nói với tôi, “Chị là nhà báo nên viết khô khan lắm, không ướt át đâu em ơi!”  Khi ấy tôi cũng đã tin như vậy. Thường thì độc giả dễ bị hấp dẫn hơn đối với những sách truyện dưới dạng tiểu thuyết trữ tình… lâm ly bi đát, và nhiều người cho là những câu chuyện viết theo kiểu thông tin báo chí thì quá khô khan. Ngày trước khi còn đi học, cô bạn Mỹ ngồi cùng lớp sáng tác (Creative Writing) với tôi đã than là “quá chán” khi viết chuyện thật (non-fiction) vì cô không thể sáng tạo, thêm thắt cho hấp dẫn hơn được. Nhưng, như đại văn hào Ernest Hemingway từng có một câu nói nổi tiếng dành cho giới viết văn, là hãy “Viết những gì bạn biết” (Write What You Know) sẽ giúp bạn thành công. Và nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên đã làm được điều này. Tập sách của chị quá hấp dẫn, lôi cuốn, tất cả các bài viết đều là những câu chuyện thật chị biết, gặp, hay chứng kiến, được chị diễn tả rất sống động, mạch lạc, kèm theo nhiều hình ảnh thật và cảm động vô cùng.

              Nội dung Tuyển Tập HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG rất đa dạng, phong phú.  Ngoài việc những nhân vật có tiếng tăm viết giới thiệu tác giả Kiều Mỹ Duyên, như nhà văn Huy Phương, văn thi sĩ Chinh Nguyên, nhà báo Mặc Lâm, và nhà báo Nguyễn Lệ Uyên, tuyển tập thể hiện một sự bao gồm rộng lớn, sự quan tâm đối với xã hội về mọi mặt, mọi vấn đề, của đất nước Hoa Kỳ, và thế giới, những bài phỏng vấn nóng hôi hổi quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, từ quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, đến quý Đức Cha, Đức Hồng Y, … và kể cả nhiều vị Tổng Thống, Mỹ, Nga, … cộng thêm nhiều bài viết chia sẻ, những băn khoăn, trăn trở, buồn đau, của tác giả mỗi chuyến đi làm từ thiện, hay khi nghe tin người quen, bạn bè xa lìa cõi thế.

              Tôi thật thích thú lẫn ngưỡng mộ, khi đọc những bài nữ ký giả viết tường thuật về các chuyến đi phỏng vấn những nhân vật quan trọng. Hãy nghe chị kể lại, “Nhờ làm nghề truyền thông mà tôi được nhiều cơ hội gặp mọi người, từ anh lính đến Đại Tướng, từ người dân đến Tổng Thống, từ một người giáo dân đến Đức Cha chủ tịch Hội Đồng giám mục Hoa Kỳ, Đức Cha chủ tịch Hội Đồng giám mục Việt Nam….Tôi phỏng vấn nhiều nhân vật quan trọng trên thế giới và tôi được cử làm phóng sự, thuyết trình, gồm có: Tổng Thống Gerald Rudolph Ford, bộ trưởng Elizabeth Dole, Tổng Thống Nga Mikhail Sergeyevich Gorbachev. Tổng Thống Nga nói sở dĩ nước Nga có tự do, nhờ ông và Tổng Thống George W. Bush làm việc ròng rã suốt 10 năm…” (TT KMD, tr.84-85)

              Tôi tâm đắc nhất là cái câu chị Kiều Mỹ Duyênhỏi tống thống Nga Gorbachev, và câu trả lời của ông, “- Thưa Tổng Thống, bao giờ Việt Nam có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền thật sự?” “Tổng Thống Nga trả lời: – Bao giờ Trung Quốc có Tự Do thì Việt Nam có tự do.” (TT KMD, tr.87). Đúng là tổng thống Nga Gorbachev đã “đi guốc” trong bụng chính phủ Việt Nam hiện tại. Biết đến bao giờ đất nước mình mới “thoát Trung” được như người dân hằng mong ước đây?

              Tôi cũng thích những bài phỏng vấn của nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên; tôi cảm động khi đọc bài “Hội Nghị Copenhagen, Đan Mạch: Vì Nhân Quyền Việt Nam”; tôi xúc động khi đọc các bài tường thuật về những buổi đi làm từ thiện của tác giả, như, “Một Chuyến Đi Ngậm Ngùi”; và tôi rơi lệ vì những bài chị viết để tưởng niệm những người quá vãn có công lớn với cộng đồng, như  “Người Đã Đi Nhưng Người Vẫn Ở Bên Ta: Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn…”. Và còn nhiều, nhiều lắm, những bài viết xúc động khác.

              Vài bài viết ở cuối Tuyển Tập càng khiến cho người đọc cảm nhận được cái tâm lành, cái tư chất thiện lương của nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên. Trong “Hãy Cho Nhau Tiếng Cười,” tác giả đã trải lòng mình cùng với vạn vật, với nhân sinh. Kính mời quý vị hãy cùng tôi đọc một đoạn sau đây để hiểu được tâm tư vị tác giả đầy lòng nhân ái, “Hãy cho nhau nụ cười, cho nhau tiếng cười…. Yêu người, yêu đời qua tiếng cười. Hãy yêu thương, lòng rộng mở, tiếng cười của mình sẽ hồn nhiên hơn, giòn giã hơn. Tôi yêu tiếng cười của trẻ thơ khắp nơi, nhất là các em trong viện mồ côi. Hãy ôm chặt các em trong tay với trái tim nồng nàn, chúng ta sẽ tìm thấy tình người trong vòng tay ấm áp của mình. Hãy nắm chặt tay người già trong viện dưỡng lão, chúng ta sẽ cảm nhận được người cần người dù trong chốc lát…” (TT KMD, tr. 434)

              Và cái thông điệp tác giả Kiều Mỹ Duyên chuyển tải đến độc giả trong bài viết cuối cùng, “Lạc Quan, Yêu Người, Yêu Đời Mà Sống” đã khiến cho lòng tôi thật thanh thản, nhẹ nhàng sau khi đọc những câu chuyện về sự mất mát, sự ra đi của những người tác giả thân quen. “Sống lạc quan, đời sống sẽ đẹp hơn. Hãy yêu thương, yêu người, yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu tiếng chim hót líu lo trong vườn buối sáng, yêu những cành đào, cành mai rung rinh trong gió thì lòng mình sẽ thanh thản hơn, nhẹ nhàng hơn. Đâu phải giàu có mới hạnh phúc.” (TT KMD, tr. 459)

              Tóm lại, “Tuyển Tập KIỀU MỸ DUYÊN – HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG” của nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên là một tác phẩm có thể gọi là “để đời” cho chính tác giả, và để “lưu cho hậu thế” đối với những thế hệ nối tiếp con cháu người Việt Nam chúng ta nơi hải ngoại. Không thể nào diễn tả hết ý nghĩa của tác phẩm độc đáo đầy giá trị này trong chỉ vài trang ngắn ngủi. Phải đọc hết, mới thấy hết, mới cảm hết.

              Xin kính trân trọng giới thiệu Tuyển Tập KIỀU MỸ DUYÊN đến với độc giả gần xa.

    California, Tháng Tư, 2021

    Phương Hoa

  • Giới thiệu sách

    Vài Dòng Về Nữ Ký Giả KỀU MỸ DUYÊN Nhân Dịp Đọc Bản Thảo “Hoa Cỏ Bên Đường” – MỘNG TUYỀN- But Tre Magazine

    Mộng Tuyền, chủ bút Bút Tre Magazine, Arizona

    Tôi rất vui khi biết được nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên đồng ý in tuyển tập “Hoa Cỏ Bên Đường” – một quyển sách bao gồm loạt bài tản mạn, phỏng vấn… ngắn, nhẹ nhàng, nhưng hữu ích đã được cô viết những năm định cư tại Mỹ. Nếu quyển “Chinh Chiến Điêu Linh” ghi lại nhiều câu chuyện đáng biết trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, thì “Hoa Cỏ Bên Đường” cũng là một quyển sách nên có nếu cần tài liệu về một số nhân vật quan trọng trong và ngoài cộng đồng người Việt tại hải ngoại cũng như một số nỗ lực vì Việt Nam như tranh đấu nhân quyền.

              Tôi hân hạnh được gặp ký giả Kiều Mỹ Duyên tại Đại Hội Phụ Nữ Văn Chương lần thứ nhất vào đầu tháng 10 năm 2005 tại Seattle. Tôi không nhớ vì sao mà mình được chú Quốc Nam, tổng Giám Đốc Cơ Sở Văn Hóa Đông-Phương và SRBS Radio, mời. Đứng cùng những cái tên như Kiều Mỹ Duyên, Jackie Bông, Vũ Thị Dạ-Thảo, Thu Nga, Khuê Dung, Miên-Du Dalat,… tôi vô cùng lúng túng và mắc cỡ. Nhưng những ngày đại hội đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng đẹp. Quý cô đã không để tôi cảm giác lẻ loi. Riêng cô Kiều Mỹ Duyên lại còn dành cho tôi rất nhiều cơ hội tỏa sáng. Cô phỏng vấn tôi cho các đài mà cô đang hợp tác thời đó. Cô cũng luôn cố ý nhắc đến tên tôi và đẩy tôi ra phía trước khán giả của đại hội những khi có dịp. Những điều này khiến tôi vô cùng cảm kích. Ở khoảng tuổi tôi năm đó, cô đã lăn xả ở chiến trường để có những bản tin và bài viết chân thật nhất về cuộc chiến. Còn tôi chỉ mới chập chững gầy dựng tờ báo vô vụ lợi Bút Tre nhỏ xíu tại Arizona thì thiết nghĩ cô đâu cần phải bận tâm như vậy. Sau này trò chuyện với cô nhiều hơn, tôi mới biết cô rất quý và đặt nhiều niềm tin và hy vọng vào người trẻ. Tôi chẳng bao giờ nghe cô chê hoặc than phiền về ai, chỉ toàn khen và khen. Nhất là những người làm truyền thông, nghệ thuật nhằm gìn giữ tiếng Việt và văn hóa Việt trên đất Mỹ thì cô càng quý vì cô biết tất cả đều rất cố gắng dù gặp nhiều hạn chế (ví dụ về ngôn ngữ, như tôi). Cô hết lòng làm cầu nối cho người khác. Thỉnh thoảng tôi ghé California, cô dẫn tôi đi hết nơi này đến nơi khác. Vào chùa, cô giới thiệu tôi với trụ trì và xin Thầy cho tôi được tham quan bộ sưu tập đồ cổ quý báu. Lúc đi ăn, cô dành thời gian chờ đợi thức ăn mang ra để cho tôi nói chuyện phone với vị này, vị kia, hoặc là nhắc tôi nên nộp đơn xin phụ trợ tài chánh dành cho các non-profit organization cho tờ nguyệt san Bút Tre… Mỗi lần chia tay, cô không quên nói nhiều câu thương mến và “I love you” làm tôi vô cùng xúc động. Trái tim người ký giả từng sống giữa những lằn đạn và trải qua nhiều cuộc chia ly đầy nước mắt hẳn đã cho cô nhận thức rằng thời gian có bao nhiêu lâu đâu mà hững hờ với người, với đời.

              Tại sao đặt tên tuyển tập này là “Hoa Cỏ Bên Đường”? Tác giả không đề cập đến lý do trong Lời Tạ, nhưng tôi không muốn hỏi vì tôi xin phép được chia sẻ cái nhìn của mình qua đôi mắt độc giả của tuyển tập này… “Hoa,” theo tôi, là những nhân vật từng gặp gỡ và phỏng vấn như Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, tổng Thống Gerald Rudolph Ford, tổng Thống Nga Mikhail Sergeyevich Gorbachev, Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu… “Hoa” cũng là những buổi hội nghị đầy ý nghĩa như Hội nghị Hội Nghị Copenhagen (2002), Hội Nghị Diên Hồng (2003), Đại Hội Toàn Quân (2003), Hội Nghị Asem 6 Ở Helsinki (2006), Đại Hội Phụ Nữ Văn Chương Toàn Cầu Kỳ III (2013)… Và “hoa” cũng là những tâm tình và cái nhìn rất nhân văn, đáng yêu của tác giả Kiều Mỹ Duyên như khi cô viết về Mẹ, về “Một Chuyến Đi (Miên) Ngậm Ngùi, hay “Lạc Quan, Yêu Người, Yêu Đời Mà Sống”… Những cánh hoa này đã cho đời nhiều hương sắc và tôi cảm ơn cô Kiều Mỹ Duyên giúp lưu lại những cánh hoa này trong “Hoa Cỏ Bên Đường”.

    Mộng Tuyền, chủ bút Bút Tre Magazine, Arizona

              Tôi đã được đọc rất nhiều bài trong “Hoa Cỏ Bên Đường” trước khi chúng được chọn cho vào tuyển tập này. Mấy năm nay, cô Kiều Mỹ Duyên luôn dành cho Bút Tre hân hạnh đăng những bài viết ngắn của cô. Bài nào cũng được độc giả khen tặng, đặc biệt bài “Cho Nhau Thì Giờ” gây tác động sâu sắc đến người đọc. Tôi xấu hổ lắm vì mình phạm nhiều lỗi nêu trong bài viết: “…bạn phải biết mình là ai khi nghe người nào nói rằng tôi có đọc email của bạn hay nhận điện thoại của bạn, nhưng rất tiếc tôi bận quá, tôi không có thì giờ trả lời.” Cô nói rất đúng: “Người nào cũng có việc làm, có bổn phận, trách nhiệm, không phải ai cũng có thì giờ nghĩ đến người khác, có thì giờ quan tâm đến những người xung quanh mình, nhưng nếu biết sắp xếp thì mọi chuyện đều có thể làm được.”

              Thời đại này, việc đăng tải bài vở trên Internet là phương tiện phổ biến dễ nhất. Nhưng đối với tôi, vẫn có cái gì đó quý và trân trọng hơn nhiều khi cầm quyển sách trên tay.

              Tôi mơ một ngày không xa, người đạo diễn trẻ nào đó sẽ dựng một cuốn phim dựa trên những chi tiết gom từ hai quyển “Hoa Cỏ Bên Đường” và “Chinh Chiến Điêu Linh.” Hãy tưởng tượng cuốn phim bắt đầu ở cảnh văn phòng địa ốc Ana Real Estate một ngày bận rộn và nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên vừa tất bật tiếp khách vừa chuẩn bị cùng camera man đi quay phóng sự chương trình 3 tháng 4 cho đài SBTN của anh Trúc Hồ… Và rồi khi nhìn cảnh các chú, các cô cựu QLVNCH trang nghiêm chào cờ, ký giả Kiều Mỹ Duyên rưng rưng nhớ về cảnh mình đang hân hoan cùng các chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến vui mừng chiến thắng tại cổ thành Quảng Trị vào mùa hè đỏ lửa năm 1972…

              Chúc cô Kiều Mỹ Duyên lúc nào cũng đầy nhiệt huyết với nghề và với người!

    Arizona, 06/03/2021

    Mộng Tuyền

    (ButTreMagazine@hotmail.com)

  • Giao Chỉ,  Giới thiệu sách

    Thông Báo Của Nhà Xuất Bản Việt Museum, San Jose. TÂM HỒN CAO THƯỢNG – HÀ MAI ANH


    ÔNG THẦY TRƯỜNG GỐC NGÁI (NAM ĐỊNH)  
                                       Giao Chỉ, San Jose.     
                                                                                                                                                                                                              Năm nay tôi và anh Hà Mai Việt cùng tuổi, 88. Mấy tháng nay từ Texas Việt gọi tôi liên tiếp. Anh bạn già thân yêu của tôi nhắc đi nhắc lại về chuyện thân phụ Hà Mai Anh và cuốn sách dịch Tâm Hồn Cao Thượng. Ông đại tá thiết giáp, người chỉ huy cả lữ đoàn xe tăng chia làm 4 cánh quân đi theo 4 lữ đoàn tổng trừ bị mũ đỏ, mũ xanh tùng thiết đánh trận Quảng Trị.
     
    Bây giờ ông già mũ đen ngày xưa đã bị điếc nặng nên câu chuyện viễn liên trở thành hài kịch. Ông mở cell tay áp vào tai, nhưng ngài nghe 2 trên 5 nên chỉ nói một chiều. Anh Lộc ơi, ở bên này chúng nó đi nhiều quá. Sắp đến lượt mình rồi. Tôi muốn in lại cuốn sách của ông cụ rồi phát không cho thiên hạ. Các trung tâm dạy tiếng Việt. Các thư viện. Biếu các thầy cô giáo. Biếu các nhà văn hóa. Báo hiếu, Father Day. Anh giúp tôi…
     
    Tôi nhận lời ngay. Giúp mạnh đi chứ. Bố anh Việt chính là ông thầy hiệu trưởng trường Gốc Ngái, Nam Định khi chúng tôi cùng ngồi ghế tiểu học. Tôi bèn ghé lại nhà in của anh chị Quang ngay tại San Jose. Cuốn sách mới tái bản mấy năm trước bây giờ sẽ chờ scan lại. Anh Việt nói rằng chú em Hà Mai Phuơng trước khi ra đi đã sắp xếp lại cẩn thận. Sẽ cần ghi thêm một trang của con cháu kính dâng lên cho thân phụ. Hàng chữ hết sức đơn giản và ý nghĩa chính do đại tá Cao Tiêu ghi lại. Phía dưới là danh tính tất các con của thầy Hà Mai Anh. Xin xem bản liệt kê đính kèm.
     
    Phần tôi nhận lời lo việc ấn loát và phát hành nên có một trang dành cho Việt Museum xuất bản.  Số là hình ảnh ông thầy đầu đời văn tự còn nhớ mãi đã đành. Sau khi di cư vào Nam, yên bề gia thất tìm lớp cho con chợt ghé trường Trần Quý Cáp. Gặp cụ hiệu trưởng là Bùi Văn Bảo, nhìn lên danh sách các vị tiền nhiệm lại thấy tên cụ Hà Mai Anh. Thầy Bảo cho biết được thầy Anh bàn giao ngôi trường danh tiếng và nay cụ đã qua đời. Do duyên văn tự, các cháu nhà tôi lần lượt tốt nghiệp trường Trần Quý Cáp. Riêng phần tôi cùng với Hà Mai Việt đều là dân Nam Định trường cửu. Thời kỳ kháng chiến đều theo học Nguyễn Khuyến tản cư rồi tiếp theo là Nguyễn Khuyến “dinh tê”. Di cư vào Nam tôi đi Đà Lạt 1954 và Hà Mai Việt vào thủ Đức 1955. Duyên anh em và tình chiến hữu cho đến bây giờ.
     
    Lại có tiếng chuông reo từ Texas. Vẫn tiếng ông Việt. Mở cell tay áp vào tai nhưng ngài nghe 2 trên 5 nên chỉ nói một chiều. Anh Lộc ơi, ở bên nay chúng nó đi nhiều quá. Sắp đến lượt mình rồi. Tôi muốn in lại cuốn sách của ông cụ rồi phát không cho thiên hạ. Các trung tâm dạy tiếng Việt. Các thư viện. Biếu các thầy cô giáo. Biếu các nhà văn hóa. Anh giúp tôi. Sách của bố anh nhưng cũng là sách của thầy tôi. Tôi phải giúp thôi…
     
       Vài hàng viết thêm về cuốn sách của thầy Hà Mai Anh
     
    Thật tình tôi không còn nhớ đã đọc cuốn Tâm hồn cao thượng của thầy Anh trong hoàn cảnh nào. Có thể là thời gian tiểu học ở Gốc Ngái, Nam Định. Thầy Hà Mai Anh vừa là hiệu trưởng vừa đứng lớp. Bố mẹ tôi có hàng Giầy ở cửa Đông. Mỗi khi Tết đến mẹ tôi vẫn Tết ông thầy đôi giầy Gia Định láng bóng. Tôi được thưởng cuốn sách của thầy Mai Anh. Nhưng tác giả gốc là ông người Ý, Edmondo De Amicis đã viết cuốn sách danh tiếng vào năm 1886. Rồi được ông Tây Pazzi dịch ra tiếng Pháp. Thầy Anh có thể là độc giả đầu tiên dịch tiếng Tây ra tiếng Việt năm 1943 nhận giải văn chương tại Hà Nội. Sau này tôi mới gặp thằng bé An Duy bên nước Ý ở trong Tâm Hồn Cao thượng vào năm 1945. Vào thời kỳ đó câu chuyện tuổi thơ của cậu bé học trò nước Ý đã phổ biến khắp thế giới. Tác phẩm dịch thuật của thầy Anh đã dẫn đầu kho tàng chuyện dịch của cụ.  Les Grand Coeurs đã lên thác xuống ghềnh qua cuộc thế chiến đệ nhị hoàn cầu. Tâm hồn cao thượng bắt đầu đi cùng tuổi thơ của tôi theo cuộc chiến vào Nam ra Bắc. Những bài học đơn sơ ở tuổi vào đời qua lời khuyên bảo chỉ dẫn của ông thầy tiểu học đã trở thành bài học vĩ đại để độc giả hoa niên học làm người.
     
    Lạ lùng thay những bài học ở tuổi lên 10 ngày nay đã làm sao xuyến cả tuổi 88 khi còn nhớ lại. Chúng tôi đã in những mẩu chuyện cũ trích trong Tâm hồn Cao thượng phổ biến trên mạng lưới toàn cầu. Đã đọc được một vài lời bình luận của độc giả ngày nay như sau:                
     
    Thu Âu: Tôi ấn tượng nhất là lời nói mở đầu An Di con ơi!  Nghe thiết tha trầm ấm làm sao, đã mấy mươi năm rồi tôi vẫn không quên bài học trong sách tiểu học này.
     
     Văn Thế Liêm:  “Tâm hồn cao thượng” là tập hợp những câu chuyện rất có giá trị giáo dục do Hà Mai Anh dịch từ tác phẩm “Grand coeur ” của Edmond de Amicis, nhà văn Pháp. Tôi thích nhất là 1 câu trong lá thư của người cha gởi cho con “…An Di con ơi, đời con sẽ có những ngày buồn bã ảm đạm. Nhưng ngày buồn nhất là ngày con mất mẹ.                              
     
    Anh Tuyet:  Tuổi thơ tôi không hiểu giá trị của quyển sách, nên cho nó đi vào quên lãng. Nhưng giờ nhớ lại, hối tiếc quá muộn màng . Xin hỏi tác giả? HÀ MAI ANH hiện nay ông ở đâu, còn khỏe mạnh không ?
     
    Trả lời: Cụ Hà Mai Anh mất 1975, ông Hà Mai Việt, sẽ có mặt tại San Jose vào tháng 7-2021 để biếu các trường Việt Ngữ cuốn sách danh tiếng nhất từ năm 1940 đến nay.
     Xin theo dõi tin từ Việt Museum. 

    Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393
    *** 
    Thông báo của nhà xuất bản Việt Museum, San Jose.

    Thưa quý độc giả bốn phương. 
     
    Ông Hà Mai Việt đại diện gia đình có nhã ý tái bản cuốn Tâm Hồn Cao Thượng do thân phụ là cụ Hà Mai Anh dịch từ tác phẩm Les Grandes Coeurs của nhà văn Ý Edmondo De Amicis.  Chúng tôi rất hân hạnh góp phần trong việc liên lạc ấn loát và phổ biến dưới hình thức biếu cho các trung tâm dạy Việt Ngữ. Tùy theo số lượng sẵn có, các độc giả quan tâm đến Việt Ngữ có thể viết thư về chúng tôi có thể gửi biếu. Đặc biệt quý vị cần sách để gửi tặng trực tiếp các thư viện tại địa phương chúng tôi sẽ cung cấp ưu tiên. Các nơi xa có hảo ý muốn góp tiền bưu tín xin đề cho Hà Mai Việt 10210 Kent Towne Lane, Sugar Land, TX 77498.
     
    Cá nhân chúng tôi vốn là học trò của thầy Hà Mai Anh từ lớp tiểu học tại trường Gốc Ngái, Nam Định. Sau này các con chúng tôi là học sinh trường Trần Quý Cáp, Sài Gòn vào thời gian các cụ Hà Mai Anh và cụ Bùi văn Bảo làm hiệu trưởng. Nhà tôi Quan Thị Châu là Hội trưởng hội Phụ huynh học sinhTrần Quý Cáp. Những ân tình qua 2 thế hệ ngày nay được dịp tiếp tay với chiến hữu Hà Mai Việt thực là một hân hạnh cuối đời.
     
    Trân trọng thông báo 
     
     Giao Chỉ, Vũ Văn Lộc, San Jose 2021
    *******

    This image has an empty alt attribute; its file name is ha-mai-anh-sachCapture.jpg
     
    “Đây là ấn bản sau cùng tại Hoa Kỳ để tưởng nhớ thân phụ của chúng tôi là nhà giáo Hà Mai Anh, suốt đời tận tụy trong chức nghiệp. Mãi mãi là tấm gương sáng cho con cháu noi theo.”
     
    ***************
    Hà Mai Xuân, Hà thị Mai Tâm, Hà Mai Việt, Hà Mai Nguyên, Hà thị Mai Trang,Hà Mai Phương, Hà thị Mai Dung, Hà thị Mai Thúy, Hà thị Mai Khánh,Hà Mai Trường, Hà thị Mai Vân, Hà thị Mai Thư, Hà Mai Nam, Hà thị Mai Điệp
     
    Địa chỉ liên lạc : Hà Mai Việt 10210 Kent Towne Lane, Sugar Land, TX 77498