• Hồi ký,  Thanksgiving 2022,  Văn Thơ

    CHÀO MỪNG – Happy Thanksgiving – NOV 2022

    MỪNG LỄ THANKSGIVING- 2022

    ***

    VĂN THƠ LẠC VIỆT kính đôi lời

    MỪNG LỄ TẠ ƠN chúc khắp nơi

    Đất nước HOA KỲ luôn sáng toả

    Quê hương HIỆP CHỦNG mãi tươi ngời

    Gia đình rôm rả bên mâm dọn

    Bè bạn xôn xao bữa tiệc mời

    Cảm kích, lòng tri ân Mỹ Quốc

    Đêm tàn ly rượu cứ đầy vơi…

    Phương Hoa – NOV 2022

    Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên
    Louis Tuấn Lê


    Tôi vẫn còn nhớ mãi ngày lễ tạ ơn đầu tiên trên đất nước Hoa Kỳ, đó là ngày đầu tiên gia đình chúng tôi đặt chân xuống phi trường San Francisco là ngày 20 tháng 11 năm 1994.


    Không khí lễ hội tràn ngập một không gian rộng lớn tại đại sảnh của phi trường San Francisco. Một sự vĩ đại hào nhoáng như ùa vào trong lòng tôi, chen lẫn luồng không khí của mùa lễ hội cuối năm, những trang trí đón mừng ngày Thanksgiving với hình ảnh những con gà tây xoè đuôi trông như những con công, hình ảnh (poster) in thật lớn một bữa tiệc được bày sẵn trên bàn ăn có một chiếc mâm thật to bên trên một con gà tây nướng vàng ươm và trang trí thêm những bông hoa cùng với quả Pumpkin (quả bí ngô) thật ngộ nghĩnh.


    Những cây thông được thắp sáng bởi những ngọn đèn bé bé xinh xinh, với những quả châu đủ sắc màu treo kèm theo, không khí của ngày Giáng Sinh (Noel), mà từ nơi quê hương tôi (vào thời điểm đó 1993) vẫn bị cộng sản ngăn cấm, người dân vẫn sống trong tăm tối cùng khổ.
    Nhóm người tị nạn chúng tôi đến Hoa Kỳ theo dạng HO 20. Mọi người đều nhận hành lý rồi bước ra ngoài, ai nấy đều ngơ ngác trông như những người từ địa ngục trần gian mới trở về xứ sở của con người, chúng tôi bị choáng ngợp bởi sắc màu của không khí tự do.


    Một luồng gió lạnh thổi vào đem đến làn không khí mát lạnh rất thích thú, vì chúng tôi đến từ đất nước của vùng xích đạo nóng quá. Hành lý của gia đình tôi không có gì cồng kềnh, chỉ vỏn vẹn hai cái va ly cũ kỹ sờn rách bên trong đựng một ít quần áo.
    Ấy thế mà cũng khá nặng, cái nặng của quê hương còn quằn quại trong kìm kẹp của chế độ cộng sản, cái nặng của những tháng năm tù đày sống không ra sống trong chế độ bạo tàn sắt máu cộng sản.


    Hầu như tất cả những ai đã rời khỏi quê nhà, rời khỏi quê hương đều mang theo một tâm trạng (nỗi nhớ nhà), nhưng riêng tôi thì khác hẳn, mà tâm trạng của tôi bấy giờ là (Nỗi sợ quê nhà) bởi vì mỗi khi nhớ đến hình ảnh của những tay công an cộng sản thì lại giật mình.


    Thật ra mà nói sống với cộng sản lâu ngày thì cũng không còn sợ gì bọn chúng, chỉ còn lại điều đáng nói đó là sự ghê tởm, một chủ thuyết không tưởng mà họ đang tôn thờ, một chế độ mà sự dối trá là thước đo cho lòng trung thành, mọi người nói dối, toàn dân tộc nói dối, thì sự dối trá chính là sự thật.


    Xin nhắc lại vào thời điểm cuối năm 1993. Việt Nam cộng sản đang còn lạc hậu tăm tối u mê vì những người lãnh đạo còn theo đuổi chủ thuyết không tưởng Cộng Sản “Chuyên chính vô sản”.


    Để rồi mãi về sau này họ đã phải thay đổi, chuyển hoá từ chuyên chính vô sản (ba đời bần cố nông) bước lên vai trò ông chủ và chuyển biến thành Đại Tư Bản Đỏ. Họ đã làm giàu trên xương máu Mẹ Việt Nam.


    Chúng tôi chen lấn trong đám đông hơi ồn ào, thì chợt nhận ra Mẹ tôi và các em đã đứng trước mặt, tôi chạy đến ôm lấy Mẹ tôi. Các em tôi cùng đón tiếp và đưa gia đình tôi ra hẳn bên ngoài, tại nơi đây đã có chiếc xe Van đậu chờ sẵn.
    Chiếc xe chuyển mình lăn bánh chạy trên Freeway 101 south về thành phố San Jose, tôi nhìn qua cửa kính xe những con đường trải nhựa bằng phẳng, hệ thống freeway thật vĩ đại, những cây cầu vượt hai ba tầng chồng chéo lên nhau.
    Tôi nhớ lại có đọc thoáng qua ở đâu đó trên mạng xã hội. Bài viết sự vĩ đại của Hoa Kỳ.


    Nước Mỹ thật sự vĩ đại xuất phát từ những điều rất tầm thường nhưng vô cùng quan trọng. Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ nêu ra vài điểm mang tính chất tượng trưng. Sự vĩ đại đầu tiên mà tôi nhìn thấy ngay trên đường lái xe.
    Đó là tinh thần tự giác rất trật tự khi lái xe, mỗi chiếc xe đều giữ đúng làn ranh và khoảng cách an toàn trên freeway. Không có tiếng còi xe inh ỏi như tại Việt Nam.
    Ngay cả khi đi vào những khu phố, mặc dù là ban đêm đường rất vắng nhưng mỗi khi thấy bảng (stop side) họ vẫn tự động dừng lại nhìn quanh trước khi lái đi.


    Đa văn hoá.
    Nước Mỹ luôn mở rộng vòng tay đón chào mọi nền văn hóa trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà tổ tiên của người Mỹ có xuất xứ từ Châu Âu, Châu Phi hay Châu Mỹ La tinh hoặc Châu Á. Nếu không sở hữu sự đa dạng văn hóa này thì nước Mỹ sẽ không có vị thế vĩ đại như ngày hôm nay


    Cơ hội phát triển.
    Một người di dân đang tìm kiếm cơ hội cho cuộc sống, hay một du học sinh đang tìm kiếm cơ hội thực tập, xin việc làm hoặc tra cứu tại các trường đại học có tiềm năng thì nước Mỹ luôn là vùng đất hứa giúp con người thực hiện những điều đó.


    Thung lũng Silicon.
    Phía nam của San Francisco là nơi tọa lạc của trung tâm công nghệ tiên tiến tầm cỡ và hàng đầu thế giới. Thung lũng Silicon là điểm tập trung của Facebook, Apple, Google, Tesla, IBM và hệ thống Digital Money (Visa).


    Đây là miền đất hứa cho tất cả mọi người trên thế giới muốn theo đuổi và tỏa sáng trong lĩnh vực công nghệ.


    Thung Lũng Silicon hay người Việt nam đặt tên là Thung Lũng Hoa Vàng San Jose, cũng là nơi gia đình chúng tôi đến định cự và lập nghiệp tại nơi đây.


    Gia đình chúng tôi tạm ở tại nhà cô em gái, được vài ngày cô em tôi cùng một nhóm bạn tổ chức ăn mừng lễ tạ ơn (thanksgiving tại Lake Tahoe).


    Họ đã thuê một căn nhà 4 phòng ngủ tại Lake Tahoe, chuẩn bị rất nhiều thức ăn và nước uống. Tất cả nhóm lên xe đi về vùng tuyết rơi Lake Tahoe.


    Lần đầu tiên trong đời chạm mặt với hoa tuyết bay thật đẹp, thật lãng mạn và nên thơ vô cùng, không khí lạnh tràn ngập khắp nơi, trong không gian thật tĩnh lặng bình yên thoáng mùi cây thông một hương thơm nhẹ nhàng dễ chịu.


    Chiếc xe chạy vào một trạm đổ xăng, tôi bước xuống xe đi lại gần cây thông sát bờ tường những bông hoa tuyết trắng xóa như bông gòn, bám trên nhánh lá làm cành cây như trĩu nặng nghiêng mình, tôi đưa tay bốc nhóm tuyết mà cảm giác như bông gòn tan vỡ trên tay, tôi rung nhẹ cành cây thông những hoa tuyết tuôn rơi thật đẹp.
    Đây là lần đầu tiên trong đời tôi chạm tay vào hoa tuyết một cảm giác thật thú vị mà tôi không thể hình dung được, cảnh trí như trong câu chuyện thần thoại cổ tích chì có trong tưởng tượng.


    Chiếc xe tiếp tục lăn bánh chạy về Lake Tahoe và từ từ dừng lại trước căn nhà đã thuê. Căn nhà 4 phòng ngủ khá đẹp năm giữa một khu vườn mà bây giờ đã phủ đầy tuyết trắng xoá, ngoại trừ những cây thông cao to, dưới mặt đất thấp thoáng một vài đọt cây xanh ló lên khỏi mặt tuyết phủ.


    Đây là căn nhà hai tầng, phía trên có hai phòng ngủ và một phòng gia đình có cả lò sưởi rất đẹp. tôi thích cái ban công (Balcony) khá rộng, tuyết đã phủ trắng trên thành lan cang gỗ có một lớp tuyết dày bám ở trên trông giống như một lớp kem sữa được bàn tay khéo léo của người làm bánh bơm kem lên trên.


    Tôi bốc một nắm tuyết gom lại làm thành hai quả bóng tròn lớn nhỏ khác nhau, tôi sếp chồng lên nhau và tạo thành một (Snowman), tôi chọn hai nhánh cây khô nhỏ cắm vào làm hai tay, sau lưng tôi cắm thêm hai chiếc lá vàng mùa thu làm đôi cánh, trên đầu tôi đội lên một quả cây thông loại nhỏ, rồi lấy hạt hoa màu đỏ tròn như hạt đậu làm mũi.


    Tôi đặt hình snowman Thiên Thần bé nhỏ trên thành balcony, từ cửa sổ phòng có thể nhìn thấy. Trong phòng có bé gái rất xinh con của những người bạn cùng đi.


    Cô bé tròn xoe đôi mắt ngạc nhiên và nói
    Oh! so beautiful the snowman looks like a little angel
    “Ồ! người tuyết thật đẹp trông giống như một thiên thần nhỏ”
    Có bé nhìn tôi và nói
    Did you make snowman. “có phải ông đã làm snowman?”
    Yes, I did. Do you want to wish for Thanksgiving?
    Tôi trả lời đúng vậy. Con có ước điều gì trong ngày lễ Tạ Ơn.


    Cô bé im lặng không trả lời, qua ánh mắt tròn xoe trong sáng và nụ cười hồn nhiên thánh thiện. Chính điều này đã thay cho lời ước muốn trong mùa lễ tạ ơn đầu tiên của tôi.


    Mùi thơm phức từ con gà tây nướng lan toả hoà quyện những mùi vị các món ăn đang chuẩn bị cho ngày Thanksgiving. Tôi đi xuống dưới nhà, nơi phòng khách lớn một cái bàn dài đã bày sẵn những món ăn thật hấp dẫn và thật đẹp.


    Gà Tây là món chính. Gà Tây quay là món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Lễ Tạ ơn Có một giả thuyết cho rằng món gà tây trong ngày Lễ Tạ ơn có liên quan tới Nữ hoàng Anh.


    Trong thế kỷ 16, một đội tàu chiến của Tây Ban Nha đã chìm trên đường đến tấn công Anh Quốc. Trong lúc đang ăn tối, nữ hoàng Elizabeth nhận được tin này. Nữ Hoàng vui mừng đến mức đã yêu cầu phục vụ thêm một con ngỗng quay.


    Cảm hứng từ câu chuyện này. Những người định cư đầu tiên ở Mỹ đã lấy cảm hứng từ sự kiện này và quay một con gà tây thay cho ngỗng quay.


    Gà tây: Tuỳ khẩu vị của từng gia đình. Có thể thêm hoặc không thêm thịt giăm-bông, ngỗng và vịt hoặc turducken (món nhồi ba loại gia cầm: gà – vịt – gà tây, một con gà nhồi vào một con vịt rồi lại nhồi vào một con gà tây).
    Stuffing: là một hỗn hợp gồm bánh mì, cần tây xắt nhỏ, cà rốt, hành tây và cây xô thơm nhồi bên trong gà tây rồi đem đi nướng. Đôi khi hạt dẻ, thịt xông khói xắt nhỏ hoặc xúc xích, nho hay táo cũng được làm hỗn hợp để nhồi.
    Các loại bánh nướng: phổ biến nhất là bánh ngô ngoài ra còn có bánh táo, hồ đào, khoai lang và patê cũng khá được ưa chuộng.
    Khoai tây nghiền là món không thể thiếu trong ngày Lễ Tạ ơn


    Khoai: Dù là nướng hay nghiền, khoai tây hay khoai lang thì món khoai vẫn là một yếu tố không thể thiếu trong bữa ăn ngày lễ Tạ ơn. Sau món gà đầy chất đạm, khoai là loại lương thực bổ sung tinh bột tuyệt vời, cân bằng bữa ăn.
    Sốt (cranberry): là loại sốt thường được dùng kèm với món gà tây vào lễ Tạ ơn. Quả Cranberry được đun nhừ với đường cho đến khi đặc quánh lại, tạo thành một loại sốt có vị chua để cân bằng với vị béo của gà tây và món khoai tây nghiền.


    Gravy: Nước sốt thịt là loại sốt linh hồn của món thịt gà tây,
    Món gà tây sẽ không ngon nếu người nấu để phí mất phần nước thịt và mỡ được chiết ra trong lúc thịt đang nướng trong lò. Nước sốt thịt thu được sau khi gà nướng đã ngấm gia vị và hương thơm của các loại rau củ và thảo mộc, sau đó được nấu với bột mì hoặc bột ngô để làm ch sến sệt. Rưới lên món ga tây, vị ngọt và đậm đà của loại sốt này là linh hồn của món gà tây, giúp món thịt không bị nhạt và ngán.
    Món ăn được đón nhận nồng nhiệt và trở thành món không thể thiếu trong ngày Lễ tạ ơn


    Đậu que hầm: Đậu que hầm được tạo ra bởi công ty súp Campbell (Mỹ) vào năm 1955. Thành phần món này bao gồm đậu xanh, sốt kem nấm và hành tây chiên. Món ăn sau đó được đón nhận nồng nhiệt và dần trở thành một phần của bữa ăn vào lễ Tạ ơn truyền thống nước Mỹ.
    Bánh bí ngô được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày và cả ngày Lễ Tạ ơn.
    Cuối năm là thời điểm bí ngô chín và vào vụ thu hoạch. Người phương Tây sử dụng bí ngô phổ biến trong bữa ăn hàng ngày và cả ngày Lễ Tạ ơn. Món bánh bí ngô làm từ bột, bơ và sữa, được nướng xốp giòn. Phần nhân bí đỏ đặc mịn, được trộn chung với kem sữa và gia vị. Khi phục vụ, mỗi lát bánh thường kèm chút kem tươi được đánh bông và rắc thêm bột quế.


    Rượu táo thức uống không thể thiếu trong dịp lễ đặc biệt này
    Lễ Tạ ơn cũng có những loại thức uống đặc trưng như những dịp lễ lớn khác. Tùy vào từng gia đình mà bữa tiệc của họ sẽ có những loại đồ uống truyền thống khác nhau, như các loại rượu nho, rượu vang (Red or white Wine) nhưng phổ biến nhất vẫn là rượu táo.
    Rượu táo thực chất là nước táo ép không cồn và rất dễ làm. Táo được đem đi ép để lấy nước, sau đó đun sôi, lọc bã và để lạnh.
    Một khi nhắc đến các loại rượu nho kèm theo bữa tiệc gà tây trong ngày lễ Tạ ơn, tôi không thể không sưu tầm thêm một vài loại rượu nho phù hợp khẩu vị nhất.
    Một con gà tây được chuẩn bị hoàn hảo thực sự là phải có độ chín nhưng chắc thịt và tươi. Những gì thực khác cần cho bữa tiệc là mang theo rượu vang phù hợp để nhấm nháp cùng với nó.


    Tôi tạm thời sưu tầm trên hệ thống có tất cả 10 loại rượu vang, nhưng trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ nêu ra 5 loại.


    Trước nhất là loại rượu vang Garnacha Tây Ban Nha


    1- Garnacha có thể chỉ là rượu vang hợp cho lễ Tạ ơn. Nó có vô số hương vị
    trái cây màu đỏ của dâu tây, quả mâm xôi và kẹo hibiscus. Khi được kết hợp với gà tây với nước thịt thơm ngon, Garnacha đóng vai trò dậy lên mùi việt quất.


    2- Thứ hai là loại rượu Cru Beaujolais hoặc Beaujolais-Villages
    Beaujolais tuyệt vời khi kết hợp tạo nên xu hướng vào năm 2009 và năm 2013. Beaujolais cho cảm nhận khô đặc và có phần chứa hương hoa violet, hoa mẫu đơn.
    Về hương vị trái cây, vị tart và trái cây tươi của anh đào chua và việt quất. Ngửi chúng bằng mũi từ ly sẽ là một việc vô cùng lý thú. Rượu vang Beaujolais có nồng độ cồn thấp hoặc lượng calo thấp.


    3- Là loại rượu nho Carignan
    Carignan đến từ một loại nho pha trộn thấp tạo ra một loại nho chính từ vùng Languedoc Roussillon. Các loại rượu vang chứa hương vị trái cây màu đỏ, gia vị quế và hương riêng biệt giống xúc xích.
    Bởi vì tính thịt của nho, gà tây làm cho rượu thành một cặp đôi tuyệt vời. Hương vị của quế và ớt trong rượu cũng sẽ làm cho món khoai lang trở nên sống động hơn.


    4- Loại rượu nho Pinot Noir
    Pinot Noir là sự lựa chọn tốt của gia cầm vì nó là một loại rượu vang đỏ nhạt. Ở Mỹ chỉ có 2 loại rượu vang tuyệt vời từ nho này năm 2012 và 2015.
    Đối với phong cách nhẹ và tinh tế, Pinot Noir đến từ California, Chile và Patagonia, Argentina.


    5- Loại rượu nho Brachetto Chefcqui
    Brachetto Keyboard Qui là một phiên bản của rượu táo Martinelli nhưng hương vị ổn hơn. Nó có mùi thơm của mâm xôi và cam quýt với độ axit vừa phải và bong bóng nhẹ. Đó là một loại rượu độ cồn thấp và là rượu vang đỏ ngọt.


    Trở về với câu chuyện Ngày lễ tạ ơn đầu tiên:
    Khi ấy tôi không hề biết Thanksgiving là ngày gì, chỉ nghe người Việt gọi là ngày Lễ Tạ Ơn. Sau này khi ổn định đời sống tại thành Phố San Jose và từ khi có Computer và internet kết nối, tôi đã tìm hiểu thêm về Ngày lễ Thanksgiving.


    Vào khoảng cuối thế kỷ 16-17. Một số đông người theo đạo Công Giáo và Thanh Giáo sống tại Anh Quốc (England). Đã bị hoàng đế vào thời đó bắt ép họ phải bỏ đạo để theo Tin Lành, đây là thời kỳ Cải Cách Tin Lành tại vương quốc Anh.
    Những người này không chấp nhận, do đó họ đã bị bắt giam vào ngục, với áp lực phải theo đạo Tin Lành, nhưng họ cương quyết không theo. Hoàng đế nói với họ: Nếu không theo đạo Tin Lành thì phải rời khỏi nước Anh, muốn đi đâu thì đi.
    Những người này đã cùng nhau vượt biên giới đi đến định cư tại Hà Lan (Netherlands), tuy nhiên họ sớm nhận ra vùng đất Há Lan cũng không thích hợp, một nhóm đã tách ra và quyết định đi tìm vùng đất mới.


    Nhóm người này đã mua một con thuyền có tên là Mayflower. Họ đã cùng nhau bước lên con thuyền Mayflower, lênh đênh trên biển cả mênh mông đi về nơi vô định, tưởng rằng không còn sức sống, đói khát và lạnh. Thượng Đế còn nhủ lòng thương dẫn đưa con thuyền MayFlower chạm bờ đất liền đến vùng đất thuộc địa Plymouth, thuộc vùng New England, khi ấy đang là mùa đông phủ trắng xoá đất trời.


    Đói và lạnh mùa đông qúa khắc nghiệt, một nửa trong nhóm người pilgrims (hành hương) đã không vượt qua đói lạnh, họ đã hy sinh trên vùng đất mới vừa dung thân.
    Đến mùa xuân nhóm người Pilgrims còn sống sót đã may mắn gặp được những người thổ dân da Đỏ tốt bụng, họ đã cung cấp một số lương thực.


    Từ đó họ kết bạn với nhau và người Da Đỏ đã dạy họ cách trồng trọt hoa màu và cách sinh tồn nơi vùng đất băng giá khắc nghiệt này. Khi người Pilgrims đã ổn định cuộc sống, họ đã tổ chức một bữa tiệc Tạ Ơn Đức Chúa Trời vì ngài đã ban cho họ hồng ân có thể sống sót đến ngày nay.


    Họ cũng không quên mời những người Da Đỏ đến để tạ ơn và chung vui chia sẻ những hoa màu và cùng nhau ăn uống vui vẻ. Từ đó về sau hàng năm con cháu người Pilgrims thường tổ chức Lê Tạ Ơn để cảm tạ những gì tốt đẹp nhất đã mang đến cho cuộc sống của họ.


    Mãi sau này căn cứ vào tài liệu buổi lễ đầu tiên gọi là Lễ Tạ Ơn do người Pilgrims tổ chức năm 1621 tại thuộc địa Plymouth, ngày nay thuộc tiểu ban Massachutsetts sau một vụ bội thu mùa màng.


    Từ đó về sau Lễ Tạ Ơn được các nhà lãnh đạo tôn giáo đứng ra tổ chức tại New England cho đến năm 1682.
    Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington đã công bố chính thức ngày Lễ Tạ Ơn Thanksgiving đầu tiên tại Hoa Kỳ là ngày 26 tháng 11 năm 1789. Thường là ngày thứ 5 cuối cùng của tháng 11.


    Gia đình chúng tôi thật may mắn đã đến vùng đất tự do trên một chuyến bay thật an toàn. Để từ đó chúng tôi định cư tại nơi đây và các cháu đã trưởng thành trên vùng đất giàu mạnh nhất thế giới đó là Thung lũng điện tử San Jose.


    Xin tạ ơn Thiên Chúa tạ ơn đất nước Hoa Kỳ, tạ ơn tự do, tạ ơn người và tạ ơn đời.


    Tạ Ơn Tự Do

    Tạ ơn bằng trái tim
    Thần linh xin chứng giám
    Tạ ơn bằng tiếng nói
    Lời kinh nào bay xa.

    Tạ ơn về tất cả
    Vùng đất của tự do
    Cưu mang người viễn xứ
    Tạ ơn người ban cho.

    Tạ ơn đời tỵ nạn
    Có nơi chốn dung thân
    Nỗi đau nào uất hận
    Ướt cả đời lưu vong.

    Tạ ơn hoa đã nở
    Quên tháng ngày âu lo
    Xóa đêm đen tăm tối
    Tạ ơn đời tự do.

    Lê Tuấn
    Viết xong 11-23-2022
    Thanksgiving 2022

    CHÙM THƠ TẠ ƠN & BÀI VIẾT CỦA NỮ VĂN THI SĨ CAO MỴ NHÂN

    TẠ ƠN THƯỢNG ĐẾ.    CAO MỴ NHÂN 

    *

    Tạ ơn trời rộng mênh mông

    Tạ ơn đất nở hoa lòng bao la

    Tạ ơn thế giới chúng ta

    Vẫn đang tồn tại gần xa nhân loài 

    *

    Tạ ơn tháng kéo ngày dài

    Cho năm nhuận sắc tương lai duy trì 

    Không còn sáng ở, chiều đi

    Phút giây huyễn cảm từ ly cõi này 

    *

    Tạ ơn nối kết xưa nay

    Bao nhiêu thế hệ đắm say yêu đời 

    Tạ ơn đất nước tuyệt vời 

    Còn trong tư tưởng những người Việt Nam 

    *

    Tạ ơn xứ sở bình an 

    Lưu dân tránh cảnh điêu tàn suy vong

    Tạ ơn dĩ vãng kiêu hùng 

    Làm nền cho thực tại vùng vẫy lên …

        Hawthorne  15 – 11 – 2022

                CAO MỴ NHÂN 

    ****

    MỘT BÀI TẠ ƠN.      CAO MỴ NHÂN 

    *

    Tạ ơn đất nước xa khơi 

    Một ngày là nghĩa, một đời là ân 

    Tạ ơn sông núi, tha nhân

    Chén cơm quê mẹ, bao năm no đầy 

    *

    Tạ ơn xứ sở bên này 

    Đại dương bát ngát hồn say thái bình

    Tạ ơn huynh đệ chi binh

    Từ đi bỏ lại những hình bóng quen

    *

    Tạ ơn cha mẹ anh em 

    Người thân và cả nhà bên láng giềng 

    Giờ thì tạm lắng ưu phiền 

    Tạ ơn chiến hữu khắp miền hành quân

    *

    Tạ ơn ngào ngạt hương xuân 

    Xoá đi tất cả phù vân mơ hồ 

    Thủa này cho tới muôn thu

    Tạ ơn anh ở hồn thơ của mình …

          CAO MỴ NHÂN 

    ****

    CHÀO LỄ TẠ ƠN.    CAO MỴ NHÂN 

    *

    Mười lăm năm ấy bên trời 

    Tạ ơn người, tạ ơn đời mênh mông

    Như hoa cỏ nội hương đồng  

    Khi bình minh toả rạng đông chan hoà 

    *

    Mười lăm năm ấy chúng ta

    Gian truân cũng có, hoan ca cũng từng 

    Tạ ơn nhân ái, vui mừng 

    Đã qua vấn nạn, không dừng tiến lên 

    *

    Mười lăm năm ấy luân phiên 

    Mồ hôi nước mắt đôi phen khóc cười 

    Tạ ơn tình nghĩa bao lời 

    Tạ tình tri kỷ, tuyệt vời tri âm

    *

    Mười lăm năm ấy tha nhân 

    Bỗng thân thương tựa cố nhân đi về 

    Tạ lòng bóng ngựa, nồi kê

    Giấc công danh đã não nề, xôn xao

    *

    Tạ ơn năm tháng mời nhau 

    Hoàng hoa cạn chén gạt sầu muộn xưa 

    Mười lăm năm sớm hay trưa

    Đời sau kiếp trước tưởng chưa muộn màng … 

               CAO MỴ NHÂN

    ****

    TẠ ƠN MỘNG MỊ BÊN TRỜI.    CAO MỴ NHÂN

    Tạ ơn chim hót trên cành

    Bướm bay trước ngõ, hoa thanh sắc chào 

    Tạ ơn mây lượn nơi cao 

    Cùng em say đắm lối vào thiên thai

    *

    Tạ ơn đồng rộng, sông dài 

    Rừng sâu, núi thẳm, đất đai bên nhà 

    Tạ ơn trời trải bao la

    Bao nhiêu tình mộng đem ra tặng đời 

    *

    Tạ ơn anh bát ngát lời 

    Miên man mộng mị, tuyệt vời nhớ nhung

    Tạ ơn năm tháng chờ trông

    Xuân thu ấm áp, hạ đông nồng nàn 

    *

    Tạ ơn, ôi rất vô vàn 

    Thân thương kính trọng quan san, cận kề 

    Tưởng là cách biệt sơn khê

    Thưa không, yêu mến si mê vô cùng …

              CAO MỴ NHÂN 

    TẠ ƠN ĐẤT HỨA.     CAO MỴ NHÂN 

    Khi còn ở quê hương VN xa vời, tôi thường nhận được những tấm thiệp hoa, cùng hình ảnh người thân, bạn hữu ở Mỹ gởi về, viết là : ” Ngày lễ Tạ Ơn, đang vui sum họp ” . 

    Bấy giờ tôi chưa hiểu được toàn vẹn danh nghĩa ngày lễ Tạ Ơn ngoài dòng chữ rất đẹp :” Thanksgiving Day ” . 

    Tất nhiên đó là một ngày lễ Tạ Ơn rồi . Nhưng lịch sử và sinh hoạt nó như thế nào chứ ? 

    Song cũng không phải là điều bức thiết khiến tôi phải tìm hiểu ngay, giữa chuỗi ngày cứ chất chồng lên nhau : 

    Sống lam lũ , tối tăm, u uất ở xã hội cộng sản vô thần, vô sản, vô tâm, vô ý thức . 

    Và mơ ước được sống trong không khí giàu sang, cơm ăn áo mặc dư thừa, tinh thần thoải mái, thanh cao, đức tin chan hoà sùng thượng …

    Tất nhiên là thoát khổ, thoát nghèo rồi . 

    Cho tới một ngày, chương trình HO mở rộng, gia đình tôi đã đến được Hoa Kỳ vào đầu thập niên cuối thế kỷ vừa qua, chúng tôi đã được hưởng một ngày lễ Tạ Ơn của USA  bao hàm ý nghĩa …cảm tạ trời đất vv…

    Có thể hiểu từ những năm 1621 xa xưa, tới khi tôi biết được sự trù phú lương nông, hoa màu sơ khởi đã trải qua bao thời kỳ khai phá, để hình thành nên một xã hội trù phú, tân tiến như  thủa nay, hỏi sao không cám ơn Thượng Đế đã khiến trời đất nở hoa chứ . 

    Gia đình tôi được sống trong ân sủng của Đấng Tối Cao, Tối Đại vô cùng, kể từ mùa Lễ Tạ Ơn năm 1991 ấy . Chắc đó cũng là dịp chúng tôi cảm tạ tất cả những gì liên hệ tới cuộc sống tôi ở xứ xở lưu vong này . 

    Không biết quý vị trưởng thượng, cao niên từ nơi quý tộc tới chốn bình dân có khái niệm gì về chú gà tây, chứ tôi xin thú thực rằng hồi ở quê hương ” nghèo nàn lạc hậu ” , chưa bao giờ tôi nghĩ mình có thể xơi một miếng gà tây.

    Trước hết cái gì bé nhỏ, vừa phải thôi, thì luôn luôn được ưu ái là ” ta, của ta ” thí dụ gà ta, vẫn thả rong ngoài sân vườn mỗi nhà nếu có.

    Cái gì to lớn, lạ lùng hơn là có  chữ ” tây ” kèm theo ngay, như ” Gà tây ” chẳng hạn . 

    Bên cạnh đó thì có : hành tây, tỏi tây, khoai tây …vv…

    Thế nên , sự việc làm một con gà tây đã có vẻ kỳ lạ, mà ăn thịt nó thì chu choa, đơn đớn thế nào . 

    Tôi vẫn xin thưa là theo cách nhìn quê mùa của tôi thôi. 

    Do đó, cái cảnh ở chợ Mỹ kia, đã đến năm thứ ba, nghe rộn ràng ngày lễ Thanksgiving, tôi vẫn không hề nôn nao chuyện gà tây, gà tồ…

    Bà chủ nhà kêu tôi chuẩn bị ra chợ Vons xếp hàng, để được chợ tặng không cho một con gà tây ăn mừng lễ Tạ Ơn . 

    Nhưng tôi chỉ đi theo Julie cho biết . 

    Bà ta bảo là cứ nhận con gà tây đã làm sẵn sạch sẽ đó, bà sẽ  tặng lại vợ chồng người Mễ nghèo khổ, đông con trong khu nhà tôi đang ở. 

    Mãi tới 8 giờ sáng, tôi mới ôm được cái thùng carton đựng con gà tây, biểu tượng cho lòng nhiệt thành của người Mỹ Hợp Chủng Quôc , hậu thân của nhiều lớp di cư tự phát từ châu Âu đi tìm đường sinh sống . 

    Bà Julie tươi cười : ” Không sao, không hầm kiểu văn hoá Mỹ , thì cứ nấu nướng kiểu gà thường VN, có sao đâu. Nấu khéo cũng ngon lắm đấy.” 

    Cũng dịp đó, tôi đang làm thư ký văn phòng cho trường thẩm mỹ Redondo Beach, không khí trường lớp  có vẻ vui tươi, hồn nhiên, có lẽ tâm tính ” gà tây ” vốn cũng vui vẻ, hoan ca như vậy . 

    Bà Julie lại là một giáo viên dạy Nail tóc cho trường, bà bắt đầu phụ bà giám đốc công việc buổi chiều lẽ Thanksgiving năm đó, 1993 . 

    Mỗi nhân viên và học viên được tặng một phần quà , gồm một con gà tây đã làm sẵn và một chai rượu vang đỏ bự chát, e phải nặng 2 lít . 

    Tất nhiên tôi cũng được, và chẳng lẽ không nhận, mất vui . 

    Bà giám đốc là phu nhân một vị Thiếu tá Quân Cảnh, gốc Võ bị Quốc Gia Đà Lạt. 

    Vị quan tư Quân Cảnh nêu trên là chỉ huy trưởng Trại Giam Tù binh Cộng Sản Non Nước, thuộc QDI/ QKI của …tôi , nên tôi quen từ trước 30-4-1975, ông bà đã giúp tôi việc làm thư ký trường thẩm mỹ này . 

    Tôi có vẻ ngần ngừ không muốn nhận quà Thanksgiving rắc rối ấy. Phu nhân Thiếu tá Quân cảnh nói cũng tếu như chúng tôi : ” Anh, là tôi đấy, người Bắc Kỳ quốc xưa cứ hay gọi bạn gái là anh cho thân thiện , có biết từ thủa 1975, tôi, là bà ấy, sang Mỹ, thú thiệt tôi chả hề nấu cái con gà tây này đâu, nhưng hay đi ăn Thanksgiving ở nhà bạn bè ” 

    Tôi tần ngần : ” Thế thì bà cho tôi làm gì chứ ? ” 

    Bà cười : ” Để anh thấy ngày lễ của con gà tây, mà này hồi chúng tôi mới sang đây, người Mỹ ở miền đông tôi ở trước , gia đình tôi lại đi nhà thờ nữa, họ welcome lắm, họ bảo mấy người đã đến Đất Hứa, hãy cám ơn Thượng Đế  ” . 

    Rút cuộc tôi cũng mang gà tây và rượu vang đỏ về nhà . 

    Rượu vang đỏ thì cứ lâu lâu xài nó một lần trong bếp núc . 

    Còn con gà tây ngồi làm cảnh trong tủ lạnh vài tuần,chẳng ai thèm xin, nên sau thời gian đó, tôi tống tiễn nó vô túi rác, gởi thùng rác cho nó đi xa. 

    Sau này thì dần dà chuyện gà tây ở Hoa Kỳ trong mùa lễ Tạ Ơn Trời Đất cảnh vật mùa màng lương thực, với những người di dân từ nhiều nơi trên thế giới tới, đã trở nên quen thuộc . 

    Đôi khi Thanksgiving  Day còn như một nét đan thanh của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, các sắc tộc hiện diện khắp USA , như muốn làm dáng cho cuộc sống tha hương thêm phong phú, ý nhị và nhất là hoà đồng, để không còn cảm giác riêng lẻ bơ vơ nơi quê hương mới, nơi Thượng Đế đã dành cho bất cứ ai tìm tới Ngài. 

    Tức là Thượng Đế đã quan phòng và biết chắc bất cứ ai đó tìm về, chạy tới, muốn được và đã hưởng lẽ sống  tự nhiên, bình đẳng của mỗi người ta ở trái đất này. 

              CAO MỴ NHÂN 

    GIVING THANKS-

    XIN GỞI ĐẾN 
    QUÝ VỊ VĂN THI SĨ LỖI LẠC  

    BAO NHIÊU CÔNG SỨC THÌ GIỜ CỦA QUÝ VỊ 

    LỜI CÁM ƠN TỪ TRÁI TIM CỦA THÁI LAN

    XIN CHÚC GIA ĐÌNH QUÝ VỊ  


    MÙA TẠ ƠN THẬT ĐẦM ẤM HẠNH PHÚC 


    VÀ THẬT NHIỀU SỨC KHOẺ 

    THÁI NỮ LAN

    TRANG DIỄN ĐÀN BẠN:

    Chuyện Lạ San José:

    Bữa Cơm Tạ Ơn Phục Vụ Khách Không Nhà (Homeless!) Chưa Từng Thấy! Chưa Từng Có!

    LÊ VĂN HẢI

    https://nhinrabonphuong.blogspot.com/2022/11/bua-com-ta-on-phuc-vu-khach-khong-nha.html

    https://nhinrabonphuong.blogspot.com/2022/11/bua-com-ta-on-phuc-vu-khach-khong-nha.html

    Lời Tạ Ơn Trong Ngày Lễ Thanksgiving

    Vietnamese & English

    Văn Duy Tùng

    Hàng năm vào ngày Thứ Năm tuần cuối của Tháng Mười Một, Hoa Kỳ có một ngày lễ mà tôi cho là ý nghĩa và hay nhất trong tất cả những ngày lễ ở đất nước Hiệp Chủng Quốc này. Ðó là ngày lễ Thanksgiving – Ngày Lễ Tạ Ơn.

    Lễ Tạ Ơn đầu tiên diễn ra vào năm 1621, không lâu sau khi những người Pilgrims từ nước Anh tìm ra và đặt chân xuống đây, chọn làm vùng đất sống – vùng đất phì nhiêu – để từ đó, con cháu họ, những thế hệ nối tiếp lập nên một quốc gia hùng cường bậc nhất thế giới : Quốc Gia Hoa Kỳ.

    Số người tham dự Lễ Tạ Ơn đầu tiên ấy chỉ vỏn vẹn có 140 người; gồm 90 người Wampanoag (người da đỏ) và 50 người Pilgrims – một số người Pilgrims đã bỏ xác dọc theo cuộc hành trình tìm đến đây và tiếp đó, một số khác khá đông đã vùi thân khi chưa kịp thích nghi với phong thuỷ, nhất là bệnh tật chờn vờn vào những buổi đông giá rét – 140 người đó đã dành đúng 3 ngày để tế Lễ Tạ Ơn ngay sau khi vụ mùa đầu được thu hoạch.

    Ba ngày đó, họ làm gì và tạ ơn ai ?

    Họ tạ ơn Trời. Tạ ơn Thượng Ðế đã giúp họ sống sót khi vượt tuyến đường ngàn dặm và cho họ may mắn tìm ra vùng đất màu mỡ nầy, vùng đất sữa và mật. Họ tạ ơn Thượng Ðế đã chúc phúc cho họ có được vụ mùa gặt đầu tiên bội thu. Họ cũng không quên tạ ơn những thổ dân da đỏ đã hướng dẫn họ canh tác và chăn nuôi trong những ngày tháng chân ướt chân ráo…

    Và hôm nay đây, sau trên 300 năm, người dân Hoa Kỳ vẫn đều đặn tái diễn Lễ Tạ Ơn vào ngày thứ năm tuần cuối tháng mười một, như một nhắc nhở đến con cháu : phải biết ơn Trời, nhớ ơn người  “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

    Qua câu chuyện The First Thanksgiving (Lễ Tạ Ơn Ðầu Tiên), tôi liên tưởng đến người tị nạn Việt Nam chúng ta trên vùng đất Hoa Kỳ này (hoặc một quốc gia nào khác). Quả thật, chúng ta chẳng khác gì người Pilgrims thuở đó khi bỏ nước ra đi tìm tự do và đất sống. Những chuyến hải trình vượt đại dương của bạn và tôi trên những mảnh thuyền mong manh đã phải đối đầu bao gian khổ, hiểm nguy. Gian khổ và nguy hiểm ấy có thể ngập đến mức 99 % của cái chết bởi sóng gió, bởi đói khát, bởi nạn hải tặc…, cũng đành chấp nhận để đánh đổi chỉ 1 % nhỏ nhoi còn lại của sự sống.

    Bao nhiêu là trở ngại của những ngày đầu lạ nước lạ cái nơi các trại tị nạn, bao nhiêu là cách biệt : ngôn ngữ, tập quán, văn hóa, khí hậu… Thế rồi ngày hôm nay khi ngoảnh lại, tôi cũng như bạn, nhớ và khám phá ra rằng chúng ta đã mang ơn biết bao người, biết bao điều trong cuộc sống mà thường thì con người hay quên hoặc cố quên những người đã làm ơn tạo phước cho ta trong cuộc đời. Nhất là sau khi bạn và tôi đã công thành danh toại, đã trở nên sung túc trên vùng đất Hoa Kỳ này.

    Ðể rõ và chắc chắn hơn cái vô ý, quên không nhớ đến những người mà ta đã mang ơn, xin hãy vào các nhà thờ, chùa chiền, chúng ta sẽ thấy và sẽ nghe được toàn là những lời cầu-xin-được của giáo dân, của thiện nam tín nữ, mà quên đi lời tạ ơn. Hãy xem tờ thông tin hay tờ mục vụ ở những nơi đó, chằng chịt những người xin lễ, xin ơn, xin cho, xin được, xin thêm, xin điều này điều nọ, mà không thấy một lời, một lễ để tạ ơn, nếu có thì cũng rất giới hạn. Và mặc dù sự tạ ơn của chúng ta cũng chẳng có thêm lợi ích gì cho Thượng Ðế. Thế nhưng, Ngài muốn lòng con người biết nhớ và biết ơn để sinh thêm hoa trái, mang lợi ích cho mình cho người, và nhìn thấy mối liên đới tốt đẹp trong đời sống chung quanh.

    Hôm nay trong ngày Lễ Tạ Ơn, bầu trời ảm đạm của mùa Thu tại vùng thủ đô Washington. D.C, bầu trời thoảng khói lam chiều thoáng giống như bên quê nhà. Ngoài kia, những cơn gió mơn man hàng cây trùi trụi, những chiếc lá vàng đi, rồi rơi rụng – về với lòng đất, với cội nguồn. Ðời người đâu khác chi những chiếc lá : xanh tươi đó, rồi úa tàn. Lá sẽ mục nát trong lòng đất hoá chất hữu cơ cho cây được bén rễ để ươm chồi cho ngày mai tiếp nối.

    Trên cả mọi điều, chúng ta hãy dâng lời cảm tạ Thượng Ðế, vì điều kỳ diệu và tuyệt vời nhất Ngài đã tạo dựng cho chúng ta là hình hài con người với tâm trí mà không phải hình thú hoặc vật vô tri.

    Tạ ơn Ngài đã thổi trong hình hài ta sự sống với lý trí để xét suy điều đúng/sai, lẽ thiện/ác và biết nhận ra con đường Thượng Trí, tìm đến ánh sáng của Chân-Thiện-Mỹ. Ngài còn tạo và đặt để trong ta một trái tim. Trái tim – không chỉ có bổn phận bơm máu nuôi cơ thể – mà còn để hưởng nhận và ban phát yêu thương, những rung cảm… (Theo khoa học, bộ phận đầu tiên khi bào thai hình thành là một giọt máu biết đập. Ðó chính là trái tim) Nhờ có trái tim và lí trí mà bản năng con người được kiềm chế, xoa dịu, nhất là khi phải đối diện với xung đột và khác biệt trong nhịp sống, nơi bản chất của con người.

    Vâng, nếu chúng ta chỉ biết hành động theo bản năng thì có lẽ chúng ta đã, đang và sẽ “làm thịt” nhau không ngừng tay. Vì đời nào ai chịu thua ai. Ngài biết rõ bản chất của con người, nên đã gắn cho mỗi con người có một trái tim và khối óc để chế phục bản năng.

    Khi nói đến trái tim lại là đề cập đến sự sống, là nói đến sự yêu thương, hạnh phúc, bình an… Nếu mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi gia đình, mọi con người luôn đặt trái tim cạnh lý trí để “xử lý” với nhau trong bất cứ mọi tình huống, mọi hoàn cảnh thì có lẽ thế giới này sẽ thôi chiến tranh, con người sẽ gần lại với nhau, sẽ nâng đỡ và thương yêu nhau, gia đình sẽ hạnh phúc, xã hội sẽ dang rộng cánh tay chào đón tất cả mọi thành phần mà không phân biệt chủng tộc, màu da, giàu nghèo, sang hèn…

    Hẳn Thượng Ðế đã có lý do khi tạo ra trái tim (giọt máu biết đập) để hình thành con người (là bào thai) trước cả cái đầu, cái miệng, đôi tay… Vậy, tại sao không để trái tim của chúng ta quân bình lí lẽ trong mọi điều, mọi việc của đời sống hằng ngày, để xã hội thôi nhiễu nhương, hết bất công, để con người không còn những tranh chấp, hận thù.

    Xin hãy cúi đầu để tạ ơn sự tuyệt diệu của Thượng Đế khi tạo dựng nên vũ trụ bao la và loài người trong đó. Ôi, Ðấng Quyền Năng Tuyệt Hảo Vô Song !

    Có lẽ bạn và tôi không cùng tôn giáo, không chung niềm tin ; nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự hiện diện của Thượng Ðế đã tạo dựng nên vũ trụ, sông biển, núi đồi, nắng mưa, cỏ hoa, cầm thú… với mục đích là chỉ vì yêu thương con người, rồi cho con người được ân hưởng và làm chủ vạn vật. Ngài còn sắp xếp mọi vật thể trong vũ trụ, chuyển mình theo tuần tự trong bàn tay vạn năng và an bài của Ngài.

    Bạn cứ tưởng tượng xem : nếu ta sống không có ánh sáng trong 24 giờ, hoặc một tuần, một tháng thì sẽ bất tiện đến thế nào ? Hoặc những ngôi sao va chạm, rơi rớt ; vũ trụ hỗn loạn thì đời sống con người sẽ ra sao ? Vậy, tất cả và thậm chí ngay cả ngày và đêm cũng nằm trong lập trình sáng tạo để cho con người có được năng lượng, ánh sáng của mặt trời và được nhận ra thời gian, năm tháng, ngày và đêm để nghỉ ngơi hay làm việc.

    Sau khi tạ ơn Trời, bạn và tôi chắc chắn nghĩ ngay đến gia đình. Ngày Lễ Tạ Ơn cũng là ngày quy tụ mọi thành viên trong gia đình. Con cháu từ phương xa trở về với tổ ấm xưa, về để tạ ơn đấng sinh thành.

    Thượng Ðế đã khôn ngoan hình thành xã hội đầu tiên cho loài người, đó là người chồng, người vợ và từ đó họ sinh ra con cái. Chung quy lại đó chính là gia đình. Nơi gia đình ta tìm được chỗ nương tựa và yêu thương, được an ủi và vỗ về, được chia xẻ ngọt bùi hay đắng cay, hạnh phúc hay khổ đau…

    Trọng điểm của ngày Lễ Tạ Ơn đối với các gia đình, đó là sự gần gũi và nhất là bữa ăn tối. Ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt quây quần bên bàn ăn rồi dâng lên lời tạ ơn Thượng Ðế đã ban cho biết bao ân huệ trong năm qua. Tạ ơn đấng sinh thành đã dưỡng dục nuôi nấng ta đến ngày khôn lớn.

    Còn gì hạnh phúc và ý nghĩa cho bằng khi có được gia đình đầy đủ bên bàn ăn trong ngày Lễ Tạ Ơn. Những món ăn không buộc phải cao lương mỹ vị mà chỉ là những món ăn đơn giản như khoai, đậu, ngô, bí… đã được chế biến, nhất là món gà tây (turkey) thì không thế thiếu được. Những món ăn này bắt nguồn từ ngày Lễ Tạ Ơn đầu tiên của người Pilgrims và nay đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Lễ Tạ Ơn hằng năm.

    Chúng ta còn tạ ơn ai nữa không ?

    Còn, còn nhiều lắm bạn ạ ! Này nhé : vào những năm đầu sau năm 1975, có biết bao người Việt Nam bỏ nước ra đi, những ngày tháng lênh đênh trên biển cả, lạc lõng trong rừng sâu. Nếu như không có những chiếc tàu và lòng thương xót của người ngoại quốc cứu vớt, thì xác thân bạn và tôi đã làm mồi cho cá, cho thú dữ rồi. Vì thế chúng ta không thể không biết ơn những người đã ra tay nghĩa hiệp cứu vớt những thuyền nhân rồi đưa vào các trại tạm cư, trại tiếp tế, trại chuyển tiếp như Thái Lan, Mã Lai, Hồng Kông, Phi Luật Tân… Nhờ những trại đó để cho chúng ta có cuộc sống ngắn hạn và tạm thời, sau những ngày tháng lênh đênh biển cả hoặc lạc lối rừng sâu, trước khi lên đường định cư ở một quốc gia khác.

    Ơn cao cả và lòng nghĩa hiệp đó là từ tấm lòng nhân đạo của các thuyền trưởng, của Liên Hợp Quốc, Hội ICM, các hội từ thiện, Hội USCC, các cơ quan bảo lãnh và từ thiện của các tôn giáo : Catholic, Tin Lành…

    Làm sao bạn và tôi có thể quay phắt hoặc quên bẵng đi những ân nhân người Mỹ đã bảo lãnh, ra tận phi trường đón và đưa chúng ta về, cho ở trong nhà rồi đối xử, giúp đỡ, ân cần như một thành viên trong gia đình của họ.

    Tạ ơn đến những người lính canh gác nơi tiền đồn, những chiến sĩ đã hi sinh nằm xuống để gìn giữ quê hương, những người cảnh sát, những cơ quan bảo vệ hòa bình, chặn đứng và dẹp tan quân khủng bố và những thành phần bất hảo trong xã hội để cho gia đình bạn và tôi, cho tất cả mọi người có giấc ngủ và cuộc sống yên lành.

    Liên quan trong đời sống hằng ngày, chúng ta cũng biết ơn đến những vị tu sĩ nam nữ của các tôn giáo hướng dẫn đường tâm linh, chỉ cho chúng ta nhận ra ánh sáng của sự cứu rỗi trong cuộc đời khổ đau.

    Thiên Chúa thương con người và đã ban Ðức Giêsu Kitô xuống thế gian chịu chết vì tội lỗi chúng ta rồi cho chúng ta được ơn cứu độ của Ngài, kết nối giữa trời và đất để không còn khoảng cách giữa Thiên Chúa và con người. Cũng thế, Phật Thích Ca đã chua xót khi thấy chúng sanh quá đau khổ, trầm luân, xã hội nhiễu nhương… Ngài đành rũ áo hoàng tử và từ bỏ đời sống vua chúa, quyền quý, cao sang, thốt nên lời bi ai : “Ðời Là Bể Khổ !”, rồi lên đường tầm đạo cứu chúng sanh.

    Vâng, đời là khổ thật nên hãy cần đến các vị ấy để giúp ta định hướng, tìm được sự sống nơi vĩnh hằng, đến được bến bờ của bình an trong cuộc đời trầm kha này.

    Ôi, các vị này chính là “Cái Đẹp Cứu Rỗi Thế Giới.”

    Chúng ta luôn ghi ơn những thầy-cô đã khai sáng : mở trí ta để thông suốt sự việc, mang đến kiến thức để ta phát triển tài năng, cho ta biết luân thường đạo lí… để ngày hôm nay ta dùng kiến thức và sự hiểu biết đó mà sống còn và phát triển mọi mặt trong đời sống, để đối diện và giao hảo tốt đẹp, hài hòa với mọi người trong gia đình, bạn bè và xã hội.

    Xin cám ơn những vị y sĩ, y tá đã tận tình chữa trị những lúc trái gió trở trời ta ốm đau, những lúc bị dồi máu cơ tim, bị đột quỵ, ung thư, và những cơn bệnh nguy kịch khác… Ai là người ra tay để cứu chữa cho bạn và tôi đây ?

    Nhưng xin bạn và tôi cũng đừng vội quên những người và công việc của họ xem rất tầm thường, nhưng ảnh hưởng rất lớn trong đời sống của chúng ta. Từ bác đưa thư, người tài xế…, cả người đổ rác nhà bạn nữa. Hãy nghĩ xem : chỉ cần 2 tuần thôi, những bao rác nơi nhà bạn không được dọn đi, bạn có sống nổi với mùi hôi thối nồng nặc nơi chồng đống ấy không ? Mặc dù tôi biết bạn đã đè nén và nín… thở trong mấy ngày qua. Tạ ơn biết bao người liên quan trong đời sống hằng ngày của chúng ta.

    Riêng tôi, sẽ không quên cảm ơn người bạn đời đã cùng tôi gầy dựng mái ấm gia đình, đã chia xẻ những gian nan, hoạn nạn với tôi. Luôn bên cạnh tôi trên con đường lắm thăng trầm của cuộc sống. Ðã vỗ về, an ủi, đã chia xẻ, dù niềm vui hay nỗi buồn, dù khổ đau hay sướng vui… Người bạn đời này sẽ còn lại trong những ngày tháng cuối đời của tôi, sẽ gần gũi và đỡ nâng tôi khi già yếu, bệnh tật, sẽ dìu tôi đến nhà vệ sinh, sẽ nhắc nhở tôi uống thuốc, phủ chăn ấm cho tôi khi đêm về, sẽ thao thức và ân cần với tôi mặc dù lúc đó tôi đã mất trí nhớ vì bệnh Alzheimer của tuổi già… Và, sẽ đau xót, tiếc nuối, khóc thương, rồi hương khói cho tôi khi tôi ra đi về bên kia thế giới.

    Ôi cuộc đời dễ thương và đẹp biết bao khi chúng ta có nhau và biết ơn nhau !

    Xin cúi đầu tạ ơn. Tạ ơn Trời, tạ ơn tất cả mọi người đã làm ơn làm phước trong cuộc đời của bạn và của tôi.

    Và sau cùng, kính chúc bạn có một ngày Lễ Tạ Ơn thật êm đềm và ý nghĩa bên người thân thương.

    Happy Thanksgiving!

    Văn Duy Tùng

    Nếu chọn đọc bản tiếng Anh, xin theo dõi dưới đây.

    The Thank Words on the Thanksgiving Day.

                Every year, on the last Thursday of November, The United States of America has a holiday that to me is the most significant and interesting of all the holidays in this country. It is Thanksgiving Day.

    The first Thanksgiving Day was in 1621, not very long after the first English Pilgrims arrived on this land and chose it as their adopted country. From then on, their descendants, generation after generation, have made The United States of America the most powerful nation of the world.

    The first Thanksgiving celebration was attended only by 140 persons including 90 native Wampanoags and 50 Pilgrims. Those 140 celebrants spent three entire days celebrating and giving thanks right after their first harvest of that year. Pilgrims specially had reasons to celebrate; many Pilgrims lost their lives along the journey to this land, also a great many others perished due to harshness of their new environment, and their lack of skills in dealing with these new challenges, especially the biting winters of their new land.

    During those three days, what did they do and whom did they give thanks to?

    They thanked Heaven, thanked God for having helped them survive the thousands of miles of their journey, for having given them the chance to find out this rich land, the land “flowing with milk and honey.” They thanked God for having blessed them with their first abundant harvest. They did not forget to thank the Native Americans for having taught them how to cultivate and to raise livestock during as new dwellers.

    And today, almost 400 years later, people in the USA continue to celebrate every year the Thanksgiving Holiday on the last Thursday of November as a reminder to their descendants to be grateful to God, to mankind, “to remember the source when drinking water,” “to remember the farmer when eating the fruits of this land.”

    After reading the story of The First Thanksgiving, I ponder over us the Vietnamese, left our homeland looking for a better life. Indeed, we were not at all different from those Pilgrims of that day when we left our country looking for freedom and a land for us to survive and thrive. During the journey of ours crossing over the ocean in fragile boats, we had the courage, the conviction, and the hope for survival and eventual success in spite of having to confront so many hardships and dangers, of storms, of starvation, and of sea-pirates.

    During the first days after reaching this land, there were so many obstacles for us to overcome, such as the unfamiliar environment of refugee camps, the difference in language, attitudes, culture, and climate…. and here and now, thinking back, you and I must remember that we are in debt to so many people that helped us along the way. In our lives, there are so many things to be greatful to benefactors, and we human beings normally forget or try to forget, especially when you and I already reached our goals by being here, in this land abundant land, the USA.

    We must struggle against our forgetfulness of the good deeds that our benefactors have bestowed upon us; if you follow me into houses of worship today, we will see and hear believers, no matter their gender and origins, praying only to get; not one of them remembers to say a word of thanks. Taking a look at the bulletins placed in those worship places, we can read the names of those who beg and pray for a favor, for something to get or to obtain, for acquiring more of what they already have, for this for that, but rarely with the intention to be thankful. And even though our words of thank will not add anything to the glory of God, He still wants us to show our gratitude to others in order for us to prosper, to bring more benefits to others and to ourselves, and to see the beautiful connection to the life surrounding us.

    Today, the Day of Thanksgiving, the gloomy autumnal sky of Washington D.C., looks very similar to the skies of our original fatherland. Outside, wind caresses ranks of bare trees; leaves turn gold then fall, returning to the earth, to their origins. Human life is not different from that of leaves: green fresh now, then golden, and eventually gone later. Leaves return to the soil enabling the next generation to grow and flourish.

    First and foremost, we have to offer God our thanks for all the wonders and the magnificence He created for us; I am talking about our human body with a brain able to think and act, as well as the rest of his creation.

    We thank God for gifting into our beings cognitive capacity, enabling us to distinguish right from wrong, the good from the bad, and to recognize the Enlightenment Way to search for Truth, Goodness, and Beauty. He also creates and puts into our bodies the hearts that are not only for the purpose of pumping blood to nourish our bodies but also of receiving and sharing love and emotions. (According to science, the first body part to be formed in a fetus is a small beating cell. It is the heart.) Thanks to hearts and brains, human beings can control and manage their instincts, especially when being face to face with conflicts and differences we all experience in life.

    Indeed, if we act based only upon our instincts, we may end up slaughtering one another non stop. Knowing clearly our nature, He instills into each one of us a heart and a brain to restrain our instincts.

    Speaking of the heart, we speak of life, of love, of happiness, and of peace…. If every country, every nation, every family, every person always puts their heart next to their reason to “approach” one another in every situation, every circumstance, wars may disappear in this world, humankind may move closer together, everybody will support and love one another, families will be happy, societies will open widely their arms to welcome everybody no matter what their race, what their skin colors….

    For sure God has reason to create the heart (the beating cell) to form a in a human fetus ahead of the head, the arms… Hence, why do we not let our hearts guide us in our daily lives, to stop trouble and injustice, for human beings to stop conflicts and hatreds?

    Let’s bow down our heads to thank God’s magnificence when He creates the immense universe and humankind within. Oh, The Unmatched Excellent Omnipotent Creator!

    You and I may not share the same religion, the same beliefs. However, none of us can deny the presence of God who created the universe, rivers and oceans, mountains and hills, rain and sun, grass and flowers, birds and animals… only with the purpose of proving His love towards humankind, of letting humankind enjoy and have dominion over all creatures. He also arranges for the universe to move orderly ways in His omnipotent and provident hands.

    Let us imagine: if we have to live without light for twenty-four hours, or for a week, or a month, how distressed would we be? If all the celestial bodies collide into one another, if the universe is in turbulence, what would then humankind be? Thus, everything, even days and nights, has been set to serve humankind, the energy and the light of the sun for instance, and to recognize time, year and month, day and night, in order to know when to rest and when to work.

    After thanking God, you and I of course also think of our families. Thanksgiving Day is also a day for all family members to come together. All descendants from afar are coming back to their love nests to thank their parents, their grand parents, and so on. 

    Wisely, God forms the first social unit of humankind: a husband and a wife, from them the new generations come and families grow.. In families, we obtain support and love, comfort and appreciation, and share sweetness and bitterness, happiness and sorrows…

    The focus in Thanksgiving Day is in the reunion of families, focusing on the gift of a shared meal. Grandfathers and grandmothers, fathers and mothers, children and grandchildren gather around a dinner table to respectfully offer thanks to God for granting us so many blessings throughout the year.

    What is happier and more meaningful than a whole family surrounding a dinner table on Thanksgiving Day? Food does not need to be delicacies, only something simple such as potatoes, beans, corn, pumpkin,… all lovingly prepared, and especially focusing on the never to be missed turkey. Taking the traditional foods from the Pilgrims’ first Thanksgiving Day, Thanksgiving dishes nowadays have become the traditional indispensable servings for the yearly Thanksgiving celebration.

    Do we have to thank anybody else?

    Yes, we do, many and many people! Let take a look: During the first years after 1975, there were so many Vietnamese leaving our country, by boats drifting days and weeks in the oceans, or by foot through the jungles. If there were not for the rescuing ships and the merciful hearts of many foreigners, we might already have become food for all kinds of beasts. Therefore, we must not forget to give a grateful word to those who chivalrously rescued those boatpersons and took them to temporary camps, to supply camps, or to the transition camps in Thailand, Malaysia, Hong Kong, or the Philippines… In those camps, after days and months floating in the ocean or wandering in the jungles, we had a short-term and temporary respite before being able to settle in a new country.

    That lofty favor and those knightly hearts came from the captains, The United Nations, the ICM, and from many charity organizations like the USCC, and from the Catholic sponsored charity organizations…

    How can you and I turn our back to or entirely forget those American benefactors who sponsored and met us personally at the air terminals, took us into their homes and housed us, fed us, and supported us warmly as if we were one of their family members?

    We say thanks to the soldiers who are guarding the outposts, those who sacrificed themselves to protect the country, to the police officers and to the peace protection organizations who combat terrorists and thugs in order for your families and mine to have a peaceful life.

    Related to our daily lives, we are grateful to the leaders of our faiths, men and women, of all religions who are guiding our spiritual lives, pointing us the light of salvation while we are sojourning in this suffering world.

    Loving humankind, God sent Jesus Christ into this world to die for our sins in order for us to receive His salvation, to join heaven and earth together in order to erase for us the distance between God and humankind. Similarly, being compassionate with the suffering of humans living in suffering, in our drowning and troublesome society… Buddha denied his princedom and his royal, luxurious, and noble life. He dolorously said: “Life Is The Ocean of Dolor!” then started his journey to find the paths of salvation to save human beings.

    Yes, life has suffering; therefore we need those saviors to help us find direction to the life in the everlasting world after the suffering in this drowning one.

    Oh, they are the “Beauty of the Salvation of the World.”

    We are always grateful to our teachers who open our mind to understand thoroughly everything, equip us with the knowledge in order for us to develop our talents, instruct us the moral laws in order for us today to use that knowledge and understanding to survive and develop all fields of our lives, to face and to build good and harmonious relationship with everyone in our families, with our friends, and within our society.

    Thank you physicians and nurses who with your skills and hearts treat us when we do not feel well, when we sick, suffer heart attacks, strokes, cancer and other diseases…. Who will take care of us if not these benefactors?

    And please, we should not forget those whose jobs impact heavily upon our lives, from the mailpersons, the drivers…, to even the trash collectors, those whose jobs seem of small value. Think it over: after only two weeks without picking up your waste, will you be able to survive living among mounds of garbage? In fact, there are so many persons in our daily lives to whom we have to say thanks.

    For me, I will not forget to say thanks to my life companion who together with me has been building our sweet home, sharing our hardships and distresses, always staying by my side all my life, full of ups and downs. Consoling me, comforting me, and sharing with me all the joys and all the sorrows…, this life companion of mine will stay by me all the remaining days of my life and I will stay by her. She will be near me and support me when I become old and ill, will help me with my personal private needs, will remind me to take my medicines, will cover me with a blanket to warm me at night time, will sit up late hours restlessly and solicitously by me even if I would then lose my memory due to the Alzheimer of my old age…. And she will feel deeply anguished and regretful, will cry bitterly, and then will perform the last rituals to say good bye to me when I go to the world of the afterlife. It goes without saying that I will do the same for her!

    Oh, how beautiful life is if we have one another and be grateful to one another!

    Please bow our heads to say thanks. Thank you God, and thank you everyone who has been granting good deeds all of us all our lives.

    May you have a extremely nice and meaningful Thanksgiving Day next to your beloveds.

    Happy Thanksgiving!

    Tung Duy Van

    LE-TA-ON-TAI-HOA-KY

    BÀI CHIA SẺ TỪ TRANG BẠN:

    CÁM ƠN CUỘC ĐỜI – SƯƠNG LAM

    Đây là bài số sáu trăm ba mươi chín (639) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo, Portland, Oregon.

    Sự biết ơn của chúng ta không phải chỉ được phô bày, trình diễn trong ngày lễ Thanksgiving mà thôi mà phải được trân trọng, khắc ghi trong lòng, trong từng giây phút  của đời sống chúng ta.  Tuy nhiên vì những bận rộn trong đời sống hằng ngày, chúng ta hình như hơi quên lãng những người đã giúp ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống trong sự thương yêu và chia sẻ, dù rằng người ấy là bậc mẹ cha thân bằng quyến thuộc hay bạn bè thân hữu lâu năm hay vừa mới sơ giao. 

    Chúng ta sống trong cõi đời này, lúc nào cũng cần có sức mạnh của “tự lực” và “tha lực” như cành nho trong mẫu chuyện nho nhỏ dưới đây:

     Câu chuyện cây nho

    Một cành nho mảnh mai lớn lên nhờ những dòng nước khoáng tinh khiết từ lòng đất. Nó thật trẻ trung, khỏe mạnh và đầy sức sống. Nó cảm thấy rất tự tin khi tất cả chỉ dựa vào chính bản thân nó

    Nhưng 1 ngày kia, bão lốc tràn về, gió thổi dữ dội, mưa không ngớt, cành nho bé nhỏ đã bị dập ngã. Nó rủ xuống, yếu ớt và đau đớn. Cành nho đã kiệt sức. Thật tội nghiệp! Bỗng nó nghe thấy tiếng gọi của 1 cành nho khác: “Hãy lại đây và nắm lấy tay tôi”.

    Cành nho do dự trước đề nghị ấy. Từ trước đến giờ cành nho bé nhỏ đã quen tự mình giải quyết mọi khó khăn 1 mình. Nhưng lần này nó đã thật đuối sức…

    Nó ngước nhìn cành nho kia với vẻ e dè và hoài nghi. “Bạn đừng sợ bạn chỉ cần quấn những sợi tua của bạn vào tôi là tôi có thể giúp bạn đứng thẳng trong mưa bão” – Cành nho kia nói. Và cây nho bé nhỏ đã làm theo.

    Gió vẫn dữ dội, mưa tầm tã và tuyết lạnh buốt ập về. Nhưng cành nho bé nhỏ không còn đơn độc, lẻ loi nữa mà nó đã cùng chịu đựng với những cành nho khác. Và mặc dù những cành nho bị gió thổi lắc lư, chúng vẫn tựa vào nhau như không sợ bất cứ điều gì.

    Có những khó khăn chúng ta có thể vượt qua bằng chính sức lực của mình. Nhưng có những thử thách lớn mà chúng ta chỉ có thể vượt qua nhờ tình yêu thương, đồng lòng gắn bó và chia sẻ với nhau như những cành nho bé nhỏ kia.

    (Nguồn: sưu tầm trên internet)

    Đây là một bài học khuyên chúng ta phải biết dựa vào nhau mà sống và đừng quên sự giúp đỡ của những người đã giúp đỡ chúng ta, dù người ấy là người tầm thường bé nhỏ.

    Bạn có đồng ý với tôi chăng?

    Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, người làm ơn cũng cần quên đi những gì ta đã ra công giúp đỡ người khác theo tinh thần “thi ân bất cầu báo” mà người xưa đã dạy.  

    Khi chúng ta làm được một việc lành như giúp đỡ kẻ neo đơn, giúp đỡ kẻ nghèo khổ bịnh tật đáng thương, ta thấy vui trong lòng một ít.  Đó chính là phần thưởng mà ta đã nhận được từ những việc thiện lành đó rồi, đừng mong mỏi sự đền ơn trả nghĩa nơi người vừa mới thọ ơn của ta.  Người viết tin tưởng rằng: “Ngẩng đầu cao ba thước đã có thần linh” cho nên việc làm thiện ác, tốt xấu của chúng ta, xét về phương diện tâm linh đã có trời cao phán xét. Và riêng với lương tâm cá nhân chúng ta, bạn cũng sẽ thấy hạnh phúc, vui vẻ  khi làm được việc thiện lành hoặc lo lắng sợ  hãi khi làm nên chuyện xấu ác.  Bạn có nghĩ như thế không?

    Nhiều khi bạn không nhận được sự trả ơn của người mà bạn đã ra tay giúp đỡ mà bạn lại nhận được sự giúp đỡ của người xa lạ khác trong những trường hợp hay hoàn cảnh khác khi bạn cần sự giúp đỡ.  Bạn đã có kinh nghiệm này hay chưa?  Chắc chắn là phải có rồi  ít nhất là một lần trong cuộc đời của bạn cũng như của tôi.

    Chúng ta bây giờ đã không còn trẻ nữa, chúng ta chắc hẳn đã biết giá trị của sự cho và sự nhận cho nên:

    Đến một lúc, chúng ta cảm nhận được niềm vui khi lòng mình rộng mở và tim mình thắp sáng lên niềm tin yêu vào cuộc sống.

     Hoặc là:

    Đến một lúc, chúng ta chợt thấy quy luật sâu xa nhất của hạnh phúc không chỉ là đón nhận mà còn là cho đi.


    Xin mời Bạn đọc bài thơ Cảm Ơn của Thầy Thích Tánh Tuệ dưới đây.

     Kính tri ân Thầy Thích Tánh Tuệ.

    Cảm Ơn

    Cảm ơn những tháng mùa Đông
    Biết ngày xuân đến ấm nồng ban mai
    Cảm ơn thất bại, đắng cay
    Để cười mãn nguyện hôm nay công thành
    Cảm ơn.. từ chối, đoạn đành
    Để ta dấn bước thực hành, trải qua..
    Cảm ơn lời lẽ xót xa
    Từ nay biết sẽ thốt ra những gì.

    Cảm ơn ”tiếng bấc, tiếng chì”
    Hiểu lòng nhân thế, chẳng vì bận tâm.
    Cảm ơn ngày đó lạc lầm
    Mà nay tránh khỏi hố hầm đọa sa,
    Cảm ơn hạnh phúc nở hoa
    Ngẫm thời gian khó bao là chắt chiu..
    Cảm ơn đau khổ, cô liêu
    Khiến ta lắng lại học nhiều điều hay.

     Cảm ơn cuộc sống cuồng quay
    Để trân quý một phút giây yên bình.
    Cảm ơn ai đã vô tình
    Ngộ ra cảm giác khi mình vong ân.
    Cảm ơn kẻ oán, người thân
    Cho ta thành tựu chữ Nhân, chữ Hòa.

    Cảm ơn Đạo lý Phật đà
    Giữa đời thuận nghịch vẫn là thong dong.
    Cảm ơn trời đất mênh mông..
    Ôi! sao nói trọn tiếng lòng ” Cảm Ơn! ”

     Như Nhiên Thích Tánh Tuệ

    Người viết cũng rất tâm đắc hai câu thơ của nhà thơ Kahlil Gibran trong tập thơ Nhà tiên tri (The Prophet).

    Cám Ơn Đời Mỗi Sớm Mai Thức Dậy
    Ta Có Thêm Ngày Mới Để Yêu Thương

    (Wake at dawn with winged heart and give thanks for another day of loving – thơ Kahlil Gibran)

    Chúng ta cũng cần

    CÁM ƠN CUỘC ĐỜI

    1. Nếu hàng ngày bạn vẫn phải nấu cơm, rửa bát, điều đó chứng tỏ bạn vẫn CÓ CƠM ĐỂ ĂN

    2. Nếu bạn phải thông cống, sửa điện, điều đó chứng tỏ bạn vẫn đang có một NGÔI NHÀ ĐÊ Ở

    3. Nếu đôi khi con bạn làm cho bạn khó chịu, cháu bạn làm bạn mệt mỏi, điều đó chứng tỏ bạn đang CÓ MỘT GIA ĐÌNH

    4. Nếu bạn vẫn phải tốn tiền chi phí xăng xe, điều đó chứng tỏ bạn vẫn ĐỦ SỨC KHOẺ THÂN THỂ để lái xe

    5. Nếu ai đó khen, chê, nói xấu bạn vì lướt web, chơi phây, thơ, ca, hò vè trên mạng, điều đó chứng tỏ bạn vẫn ĐỦ SỨC KHOẺ TINH THẦN

    6. Nếu bạn vẫn phải quét sạch lá rụng đầy sân, đầy đường hàng ngày, điều đó chứng tỏ bạn CHƯA PHẢI NẰM MỘT CHỖ

    7. Nếu nửa kia của bạn cự cãi bất đồng với bạn, điều đó chứng tỏ bạn vẫn CÒN ĐỦ CẢ ĐÔI

    8. Và nếu sáng sớm chuông báo thức làm bạn vội vàng bật dậy dập chuông, điều đó chứng tỏ bạn VẪN CÒN SỐNG để bước vào tu luyện khí công ngày mới!

    Đừng kêu ca phàn nàn vì những điều khó chịu. HÃY CẢM ƠN CUỘC ĐỜI đã cho mình tất cả mọi thứ.

     (ST : Suy ngẫm )

    Cũng nhân Ngày Lễ Tạ Ơn, người viết xin chân thành cảm ơn ban điều hành  ORTB, quý độc giả mục MCTN,  quý thân hữu cõi thật, cõi ảo đã chia sẻ vui buồn với người viết khi vào  đọc những lời tâm tình của người viết trong mục Một Cõi Thiền Nhàn này.  Nếu không được sự ưu ái giúp đỡ, khích lệ, ủng hộ  của quý vị, thì người viết sẽ không có phúc duyên thực hiện được tâm ý đem một chút niềm vui nho nhỏ đến cho người, cho mình trong chốn bụi hồng lao xao này.

     Xin đa tạ lòng thương yêu, quý mến của quý vị đã dành cho người viết.

    Happy Thanksgiving

    Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.
     
    Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn
     
    Sương Lam
     
    (Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 639-ORTB 1068-112322022)
     
    Sương Lam

    Website: www.suonglamportland.wordpress.com
    http://www.youtube.com/user/suonglam
    https://www.pinterest.com/suonglamt/
  • Hồi ký,  Lê Tuấn,  Video

    Đọc truyện đêm khuya Hồi ký đội đập đá trại 6 Nghệ Tĩnh. Phần 6

    Xót Xa Phận Tù.

    Ta gom hết nước mắt thành dòng
    Cho mặt đất hoá thành con sông
    Cuộc vay trả, tháng năm tù tội
    Cho đoá hồng, nở giữa hư không.
     
    Đời mất đi từng mảng xót xa
    Chắp vá nốt, nỗi đau thịt da
    Vạn ngày dài, đêm chừng mắt đợi
    Kiếp trầm luân, gió bụi bay qua.
     
    Tám năm, giấu mình trong bóng tối
    Đợi lửa mặt trời, đốt cháy ngày
    Tung kiếm giang hồ cơn gió lốc
    Nợ tang bồng vay trả, trả vay
     
    AET Lê Tuấn
  • Đỗ Dung,  Hoàng Mai Nhất,  Hồi ký,  Thơ

    ĐỖ DUNG: Những Ngày Xa Xưa Ấy…. & Bài THƠ Tặng: “KHUNG TRỜI KỶ NIỆM” của Hoàng Mai Nhất

    KHUNG-TROI-KY-NIEM

    NHỮNG NGÀY XA XƯA ẤY

    Cầm quyển lưu bút trong tay, giở hộp hình cũ, nhìn lại những khuôn mặt thân thương, những dòng chữ quen thuộc…Lòng tôi thấy bâng khuâng với bao kỷ niệm của thời xa xưa. Nhớ ơi là nhớ!

    Những cánh hoa sao xoay tít trên không, bầu trời xanh thẳm cao vút của con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm như đang hiện ra trước mắt tôi, những khuôn mặt ngây thơ của một bầy chim non chập chững, ngơ ngác bước vào cổng trường Trưng Vương năm đệ thất, những cô bé còn e lệ, thẹn thùng với thày cô mới, bạn mới, còn lúng túng, ngượng ngập, vướng vít với vạt áo dài… Năm ấy chúng tôi được sự dạy dỗ rất kỹ của bà Kỷ, bà Tuyết, Cô Trinh, cô Hồng Diệp…Giờ ra chơi chúng tôi vẫn còn nhảy dây, nhảy lò cò, chơi đánh chuyền, chơi trồng nụ trồng hoa và hay nhặt những cánh hoa sao ném tung lên để nhìn chúng xoay tít, xoay tít, những tia nắng xuyên qua kẽ lá trên cao thành những vệt nắng dài…

    Năm đệ ngũ chúng tôi lập ra Họ Nhà Tí gồm bảy Tí Cô Nương. Đứng đầu là Tí Bố Vũ Thị Thanh cao lêu nghêu, dí dỏm. Tí Lớn Đỗ Dung, hỗn danh Dung Lu vì có da, có thịt nhất bọn. Tí Nhỡ Chi Nga, “ngon như cục mỡ, sạch như quyển vở”, mặt lúc nào cũng khinh mạn. Tí Con Mộng Diệp dịu dàng. Tí Ti Hồng Trinh ướt át hay khóc. Tí Tẹo Cẩm Tú nghịch ngợm. Tí Cu Kim Anh, khểnh răng cửa hay pha trò. Họ Nhà Tí làm thơ, ăn quà, nghịch ngợm, phá phách nhưng cũng chăm chỉ học hành. Tuổi mười ba, tuổi của mộng mơ, chúng tôi bắt đầu yêu cô giáo, mỗi đứa trồng cây si một cô và ca tụng, bênh vực triệt để thần tượng của mình. Đứa nào đụng chạm đến “người yêu” là sẽ biết nhau ngay!

    Nàng của tôi là cô Xuân Sanh, môn chính cô dạy là Pháp Văn nhưng vì trường thiếu giáo sư nên cô dạy chúng tôi môn Địa Lý. Ngày đầu tiên cô bước vào lớp tôi đã choáng váng, ngất ngây, có một cái gì đó như nhập vào hồn. Tôi yêu giọng Huế nũng nịu, dáng vẻ dịu dàng, thanh thoát như một búp Ngọc Lan. Mỗi lần cô nói “Có phải không nạ!” là cô lại nhìn tôi. Có một hôm chả hiểu sao cả buổi cô chẳng nhìn tôi. Tôi tủi thân quá, cúi xuống gầm bàn làm thơ:

    Xuân Sanh, Xuân Sanh

    Người tôi đang yêu quý

    Người tôi đang ước mơ

    Cô giáo nhỏ ngây thơ

    Như con chim thờ ơ

    Không nhìn tôi không nói

    Tôi cảm thấy bơ vơ!

    Vì yêu cô tôi làm thơ, vì yêu cô tôi chăm đi tập vũ cầu, chăm đi tập thể dục thẩm mỹ với cô Vĩnh ở sân Phan Đình Phùng và mỗi chủ nhật lại chịu khó đi họp Hướng Đạo vì nhà cô ở Phan Đình Phùng, ngay trước cửa sân vận động.

    Nhà cô toàn đàn bà, bà mạ, bà dì, ngũ long công chúa, Xuân Sanh, Hồng Vân, Thanh Vân, Túy Vân và Bạch Vân. Tôi yêu cô nên yêu cả gia đình cô, tôi cũng gọi các em cô bằng tên ở nhà, chị B, chị C, Chuột, Nhỏ. Đến nhà cô tôi tìm được những phút giây êm đềm. Có những hôm tôi ngồi hàng giờ nhìn cô ngồi trên đi văng may áo dài. Thế rồi ngày cô lên xe hoa tôi đã khóc, đã để đầu trần đi trong mưa. Cảm giác mất mát thật đớn đau. Tôi gậm nhấm thú đau thương (!)

    Những ngày thơ ấu thật lãng mạn và cái lãng mạn thật là hồn nhiên.

    Hồng Trinh mảnh mai, tóc dài mướt như lụa, cặp mắt to đen láy, thật thông minh nhưng hay ướt.

    Tí Ti…

    Sao đời lắm sầu bi

    Cười lên cho vui chứ

    Lau nước mắt lẹ đi…

    Chi Nga làm thơ hay hơn, người lớn hơn, tôi còn nhớ vài câu:

    …….

    Gục mặt xuống bàn mắt ướt luôn

    Nhưng sao tôi hỏi em không nói

    Có phải vì tôi lệ ngọc tuôn……

    Chúng tôi làm nhiều thơ lắm, tôi có một quyển sổ con ghi lại những vần thơ sầu, thơ tếu, thơ con cóc của tuổi mười ba nhưng quyển sổ nhỏ quá, lại dọn nhà bao phen nên thất lạc, thật tiếc!

    Năm đệ tứ tôi được miễn tập thể thao vì lý do sức khỏe (bà bác sĩ nói là tim to (!)) Oái oăm thay tôi lại là lực sĩ chủ lực của trường! Đội vũ cầu chúng tôi tập rất đều đặn, ngày nghỉ lại đem vợt đến sân Phan Đình Phùng hoặc đến nhà Hồng Trinh ở Lý Trần Quán tập tiếp. Ngày đi thi đấu giải liên trường, khi đấu đôi Trinh cặp với Tú còn tôi đứng với Hảo. Hai đứa đánh rất ăn ý, Hảo là vua bỏ nhỏ còn tôi có cú đập rất tới, ngay sau khi giao cầu, Hảo thủ nửa sân trên, tôi bao nửa sân dưới. Khi đấu đơn, qua vòng bán kết, vào chung kết tôi bị hạ bởi Lam Thảo của Nguyễn Bá Tòng, cô nàng vừa đẹp vừa dễ thương. Tôi chạy thi tiếp sức với Lệ Tâm và Thu Hà. Bố tôi cứ cười mãi và nói:” Người thì lùn, chạy lạch bạch mà cũng là lực sĩ điền kinh!”. Còn nữa, cô Hiền còn cử tôi đi thi ném tạ, cả năm chẳng tập, chỉ dượt có vài tuần mà tôi ném rất khá, nhưng ở nhà thì nhất mẹ nhì con, ra sân đấu tôi đụng ngay Phạm Thị Thục Nữ của trường Thiên Phước, nàng ta to, cao và khỏe như con beo, nàng phá kỷ lục năm đó và chắc chắn về sau không ai phá nổi kỷ lục của nàng.

    Đến ngày kỷ niệm Hai Bà, trường cử Bích Loan, Lưu Mỹ và tôi… đi thi văn chương phụ nữ . Để sửa soạn, chiều nào Bích Loan cũng đến đón tôi đi đến các tòa báo và thư viện để nghiên cứu tài liệu. Năm đó dinh Độc Lập bị oanh tạc nên chúng tôi không được vào dinh Tổng thống để lãnh quà. Phần thưởng và giấy chứng nhận được gửi thẳng về trường.

    Hè năm đệ nhị, Hoa Tâm đến nhà xin phép cho tôi đi dự trại hè học sinh sinh viên toàn quốc ở Đà Lạt. Dân Trưng vương có Phương Trà, Minh Châu, Ngô Thị Ngân, Lan Trân, Lệ Hà, Hoa Tâm và tôi. Chúng tôi có một tuần lễ thật vui. Ban ngày sinh hoạt ngoài trời, làm công tác xã hội, xây một cây cầu và đắp một con đường cho dân địa phương. Buổi tối sinh hoạt văn nghệ hoặc hội thảo với các thày Minh Châu, Thiện Minh, Thiên Hoa.

    Qua năm đệ nhất, chúng tôi đã bắt đầu có những nỗi buồn vu vơ, cảm giác sắp phải xa trường, xa bạn. Tâm trạng chúng tôi lúc đó đầy mâu thuẫn. Khi thì ngồi lặng bên nhau, buồn muốn khóc. Lúc lại xúm nhau đùa giỡn, nghịch ngợm, trêu chọc bạn bè, phá phách thầy cô. Chúng tôi như muốn níu kéo, giữ lại một cái gì. Chúng tôi lập Đảng, lúc thì gọi là Đảng Loạn Ngôn, lúc thì cho là Đảng Vô Ý Thức còn cô Ninh gọi chúng tôi là Đảng Nhộn. Đảng chúng tôi gồm Đảng Trưởng Mai Oanh, nhỏ nhắn, xinh xắn, hàm răng khểnh rất có duyên, phát ngôn thoải mái. Đảng Phó Cẩm Tú bò khô, ngang tàng. Đảng viên có đại bác học Dương Thị Mai, tức Giang Mai, chuyên môn phát minh những khí cụ tối tân để bảo vệ hòa bình, phi công Trần Thị Ngọc to con, nhiệm vụ vác bom đi oanh tạc, thày dùi Vũ Thị Lệ trông hiền như Ma Sơ, chuyên viên nghịch ngầm, anh hùng dân tộc Dung Lu bạo gan, bạo phổi, chả sợ thằng tây đen nào, được Tú gọi là Má, Lệ gọi là Tía còn em Tú Khanh nhất định gọi là Chồng. Ngoài sáu đứa trong đảng, chúng tôi cũng chơi thân với những bạn khác trong lớp như Hảo, Chinh, Liễu, Ngọc Anh, Tú Khanh,Hoa Tâm, Năm, Kim Liên, Vượng, Vân, Thể… Bọn chúng nó không nghịch và không có gan nên không vào đảng, chỉ cười hùa.

    Nghĩ lại thấy thời tuổi trẻ thật vui, đôi khi tàn ác, cứ giờ toán thày Giảng là bắc cái ghế đẩu nhỏ để lên bục rồi cười rúc rich. Giờ thày Tẩm nhiều chuyện vui nhất, vì thế mà chúng tôi dễ thuộc bài hơn vì mỗi bài học lại có chuyện bên lề để nhớ. Chẳng hạn như hôm thày vẽ về bộ máy tuần hoàn, quả tim thật đẹp với những đông mạch, tĩnh mạch chằng chịt. Có đứa kêu lên:

    – Phấn của Thày vẽ con gà chắc là đẹp lắm!

    – ???

    – Thưa thày, con gà chân vàng, thày…

    Chả là hôm ấy thày đi giày “jaune”, diện với áo xanh ve, quần màu nâu.

    Giờ Triết, hôm thày Lộc giảng về ý thức và vô ý thức, có đứa nghịch gắn vào thắt lưng thày một cái đuôi chồn, thày không biết cứ đi qua, đi lại với cái đuôi ve vẩy ở đàng sau. Cả bọn cố ôm bụng, bậm môi lại mà nuốt tiếng cười. Chợt một giọng nói cất lên:

    – Thầy đúng là “vĩ nhân”!

    Thế là một tràng cười vỡ tung, không đứa nào nhịn được, cười nghiêng, cười ngả…

    Thầy thật hiền, khi biết lý do chỉ cười xòa:

    – Các chị nghịch quá!

    Nhờ bài giảng của thầy nên ngay ngày hôm sau, khi thầy Tẩm tặng cho lớp câu “Vô ý thức” Dung ta bèn đứng lên vặn vẹo thầy. Đúng là ngựa non háo đá!

    Đảng chúng tôi nghịch vậy đó nhưng không bị thầy cô ghét vì chúng tôi vừa nghịch, vừa chơi, vừa học giỏi (sic!) lại vừa hoạt động. Hôm bầu ban đại diên toàn trường chúng tôi chiếm ngay ba ghế, Dương Mai ban học tập, Cẩm Tú ban thể thao còn tôi ban báo chí.

    Gần ngày thi lục cá nguyệt chúng tôi phải bảo nhau ngưng chương trình nghịch ngợm để lo học. Cứ nước đến chân mới nhảy nên lần nào cũng phải chạy nước rút, học bở hơi tai, học xanh cả mặt, học héo cả người. Thấy học mệt quá lại bảo nhau từ nay phải học cho đàng hoàng. Thi xong thì chứng nào tật nấy. Đến lúc gần thi đệ nhị lục cá nguyệt lại vắt giò lên cổ, mỗi đứa phải chui vào một xó để nhai vạn vật, tụng Lý Hóa, nuốt Luận Lý, Đạo Đức, Tâm Lý…Chúng tôi hối hận quá, hứa với nhau sẽ chăm chỉ học hành và cái điệp khúc ấy, cứ hối hận rồi hứa hẹn, hứa hẹn để rồi lại hối hận theo chúng tôi cả thời kỳ học đại học.

    Trưng Vương Đỗ Dung

    Hè năm ấy, sau hơn một tháng cấm cung, nín thở để học thi, kết quả chúng tôi cùng thi đổ và cùng lên đại học nhưng phân tán mỗi đứa một phân khoa, Lệ, Ngọc vào Sư Phạm, Mai đi Luật, Oanh Văn Khoa, Tú học Nông Lâm Súc còn tôi cắp sách vào trường Dược. Rồi lần lượt từng đứa, từng đứa lên xe hoa để bước vào cuộc sống mới, bận bịu với công việc làm, với chồng, với con… Mỗi đứa một định mệnh, mỗi đứa một cuộc đời.

    Các thầy cô kính yêu, hôm nay, những đứa học trò nhỏ bé, nghịch ngợm ngày xưa đã gần bẩy mươi. Đã có dâu, có rể, có cháu nội ngoại… Các thầy cô có người đã ra đi vĩnh viễn (thầy Giảng, thầy Lộc), các thầy cô còn ở nơi nào trên quả địa cầu này, nếu vô tình đọc được những dòng chữ này thì xin thầy cô hãy nhận nơi đây tấm lòng biết ơn và ngàn lời tạ lỗi!

    Đỗ Dung

  • Hồi ký,  Thanh Thanh

    KHÔNG-TẶC TIÊU KHÁNH NHA

    Ngày 15-7-1981, tù “Ngụy” Lê Xuân Nhuận (người làm thơ, với bút-danh Thanh-Thanh) được đưa từ Đà-Nẵng ra Hà-Nội, bằng phi-cơ. Thấy các biện-pháp an-ninh nên liên-tưởng đến các vụ “không-tặc” trước và sau 1975, Thanh-Thanh đã làm bài thơ “Hà-Nội” trong đó có đề-cập đến một phi-công Việt-Cộng tên Tiêu Khánh Nha, mà tin-tức nghe lén trong các trại “cải tạo” cho là đã cướp phi-cơ bay thoát khỏi Việt-Nam.

    Nay được đọc bài “Cướp máy bay quân sự C130 để vượt biên”của Hòa Ái, thuộc Đài RFA (dưới đây) mới biết thêm nhiều chi-tiết liên-quan.

    Đây là bài thơ “Hà-Nội” của Thanh-Thanh, in trong tập “Cơn Ác-Mộng” do nhà “Xây-Dựng” xuất-bản năm 1998:

                    HÀ-NỘI

    Tôi vốn mơ đi khắp nẻo đường

    Thăm từng thắng-tích của quê-hương;

    Nhưng, từ giới-tuyến1 qua rào trại2,

    Tôi khó mong ngày tới Bắc-phương.

    1 Vĩ-tuyến 17 (1954-75) phân chia hai Miền Bắc/Nam.

    2 Các trại tập-trung “cải-tạo”.

    Ấy thế mà tôi bỗng được đi

    Ra ngay Hà-Nội – đất “Kinh-Kỳ”

    Thoả niềm ao-ước từ thơ-bé,

    Tận mắt trông nhìn những biến-di.

    Này, chiếc phi-cơ hai quạt quay:

    Nhanh năm trăm, và cao năm cây;

    Ghế ngồi gọn hẹp kê liền sát;

    Người Việt, người Âu, khách đủ đầy.

    Chiêu-đãi hai cô nữ-tiếp-viên:

    Tóc trần, ống nhựa quấn hai bên,

    Vét-can màu trắng, cầu-vai ngược;

    Kiến-thức nông+non, sượng dáng-duyên.

    Một lát dưa leo, hai miếng ram;

    Chả heo nửa lát, lát mì lam;

    Chuối chưa chín tới; đường chê bánh;

    Trà nhạt… mà ai cũng thoả đàm!

    Những vụ An, Trung, Nha, Sơn, Bình3

    Bận lòng “chiêu-đãi” lẫn “an-ninh”.

    Tôi cười trong bụng:  ngày xưa ấy,

    Những Viết và Tân4 đã quấy mình!

     3 Sau Tháng Tư Đen 1975:

          *Vũ Hoàng An, nguyên đại-uý QLVNCH, cướp phi-cơ Việt-Cộng tại Đà-Nẵng, bất-thành, bị xử tử.

          *Có tin đồn Nguyễn Thành Trung (cựu trung-uý phi-công VNCH, đem phi-cơ theo VC trước 30-04-75) đã cướp phi-cơ thoát khỏi Việt-Nam.

          *Tiêu Khánh Nha, thiếu-tá phi-công VC, gốc Hoa, cướp phi-cơ bay thoát VC nên khỏi bị chúng thanh-trừng sau vụ Hoa-Cộng tấn-công 1979.

          *Sơn và Bình là hai trung-uý phi-công VC, thuộc một tổ-chức “bạo-loạn”, cướp trực-thăng bay qua Hoa-Cộng.

     4 Trước 1975:

          *Nguyễn Cửu Viết toan cướp phi-cơ Air Vietnam, đã nổ một chiếc Dakota tại phi-trường Phú-Bài, Huế.

          *Lê Đức Tân toan cướp phi-cơ Air Vietnam, đã nổ một chiếc Boeing gần phi-trường Bửu-Sơn, Ninh-Thuận.

          Cả hai chỉ là phần-tử bất-mãn, không phải VC (cf hồi-ký “Về Vùng Chiến-Tuyến” của Lê Xuân Nhuận).

    Hà-Nội đây rồi: dưới nắng trưa,

    Sông Hồng đỏ đục nước nguồn mưa;

    Quanh nhà đất thấp, vườn ngâm nước;

    Tường+mái rêu phong nét cổ xưa.

    Mấy chiếc hai hay ba quạt quay

    Cong đuôi nằm nghỉ cuối sân bay,

    Làm như nhớ thuở chồm lưng địch

    Bắt bê-năm-hai hạ xuống đây!5

    VC tuyên-truyền:  chúng bay cao hơn B-52, nhảy xuống trên lưng B-52, dùng dao-găm nạy cửa-sổ chui vào, chĩa súng-lục bắt phi-công Mỹ đáp xuống sân bay Gia-Lâm; thế là chúng đã nhiều lần “bắt sống” được cả “giặc lái” lẫn B-52 (!) 

    Đáp xuống Gia-Lâm, thấy bán-khai:

    Tiếng Anh hai bảng cả hai sai6;

    Nhà-ga cũ-kỹ từ Tây-thuộc;

    Vắng xưởng, im kho, lặng-lẽ đài.

    6 Xem Chương “Sân Bay Gia-Lâm” trong cuốn hồi-ký “Cảnh-Sát-Hoá, Quốc-Sách Yểu-Tử của Việt-Nam Cộng-Hoà” của Lê Xuân Nhuận.

    Chẳng tiễn-đưa đi, chẳng đón về;

    Phi-công, hành-khách: dép mòn lê.
    Đầu đường dăm chiếc mô-tô Nhật,

    “U-Oát”, “Com-Măng”, vài ba xe.

    Xế trước, bên kia, khách xúm đông:

    Cộng-đồng ăn-uống cửa-hàng công.

    Mấy tay Tây-Cộng dùng bia lạnh:

    Trộn đá trong thau, múc uống chung.

    Vào phố, này đây cầu Long-Biên;

    Giữa: đường xe-lửa; xe: hai bên.

    Qua cầu: xe chạy đường bên trái;

    Mỗi nhịp cầu rung: răng lão-niên!

    Xe đẹp Miền Nam: của “ngoại-giao”!

    “Công-trường”, “vận-tải”: của cần-lao!

    Xích-lô, xe đạp; xe bò; ngựa;

    Gánh, vác, khiêng, mang, kéo, đẩy nhau.

    Không “vét”; không giày; không áo hoa,

    Dây chuyền, vòng, nhẫn, nơ, trâm, thoa!

    Mọi người tất-tả lo làm-lụng;

    Sự sống… gian-nan… hiển-hiện ra.

    Chẳng khải-hoàn-môn, kỷ-niêm-đài,

    Cờ, hoa, tranh, ảnh, tượng, toà, ngai,

    Bích-chương, biểu-ngữ, loa, chiêng, trống

    (Tội-nghiệp “Đàng Trong” tưởng “Miệt Ngoài”…)!

    Vách, mái lâu năm… nứt, dột rồi!

    Tróc sơn bảng hiệu, ố màu vôi!

    Có nhà xiêu, vẹo: người còn ở

    (Nhiều mái: tranh, rơm, mo, lá thôi)!

    Hoa chẳng bồn chăm; nhãn chẳng lồng;

    Nước vòi đỏ đục tự nguồn sông;

    Cá: nguyên vi, vảy, kho không mỡ;

    Rau muống quê chàng, có phải không?

    Nóng bức, môi khô, mắt đổ quàng;

    Inh tai, nhức óc tiếng đài vang;

    Bỗng như điện chạm, da-gà nổi:

    Có tiếng buồng bên hát “nhạc vàng”!

    Có cái gì như ứ nghẹn hơi;

    Mây vây, khí uất tự lưng trời…

    Người ta chờ đợi cơn giông tới…

    Hà-Nội trân mình – Hà-Nội ơi!

    Tôi ngó trừng-trừng miếng bánh khô:

    Kiến Nam lơ lảng, Bắc chui vô!

    – Hôm nay có một tên tù “Ngụy”

    Tới “thủ-đô” mà… tiếc “thủ-đô”!

            Trại Thanh-Liệt (Hà-Nội) 15-7-1981

                               THANH-THANH

    ================================

    Cướp máy bay quân sự C130 để vượt biên – Hòa Ái, RFA

    Vào ngày 24/11/1979, một cuộc không tặc máy bay quân sự C130 vô tiền khoán hậu tại sân bay Tân Sơn Nhất của một nhóm 13 người trốn chạy khỏi VN gây chấn động thế giới. Họ là ai? Cuộc vượt biên bằng máy bay này ra sao? Ông Trương Văn Ẩm, người lên kế hoạch cuộc không tặc kể lại câu chuyện sau 36 năm:

    “Không có động cơ nào hết bởi vì năm 1975 tôi đã sắp xếp đầy đủ, sẵn sàng chỗ máy bay cho ông già bà già, cho vợ con đi mà cuối cùng bà già với anh em cương quyết không đi. Tôi không đi được thì tôi nghĩ không bao giờ đi nữa”.

    Ông Trương Văn Ẩm, một nhân viên trong ngành kỹ thuật hàng không làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, được giữ lại trong Cục Kỹ thuật Không quân sau năm 1975 bắt đầu câu chuyện kể của mình qua câu hỏi của Hòa Ái rằng động cơ nào khiến ông đi đến quyết định trở thành một tên không tặc đối với chính phủ VN lúc bấy giờ.

    Tuy cuộc sống của ông và gia đình không còn được sung túc như thời VNCH nhưng vẫn tốt sau khi Sài Gòn đổi tên thành TP. HCM. Ông Ẩm không hề manh nha nghĩ đến một cuộc ra đi nào sau khi cả gia đình quyết định ở lại VN. Thế nhưng, một chuyến công tác ra Hà Nội đầu tiên và cũng là cuối cùng đã tác động ít nhiều đến cuộc không tặc định mệnh trong cuộc đời ông:

    “Đùng một cái vào ngày mùng 2 tháng 9, lễ Quốc khánh năm 1979, tối đang ở nhà coi ti vi với bà con lối xóm thì ông thủ trưởng lái xe jeep ra, đi với mấy người lính, nói với tôi rằng anh có lệnh phải đi công tác Hà Nội. Từ hồi mất nước khi tôi ở lại dù có yêu cầu đi Hà Nội mấy lần nhưng tôi không muốn đi. Không biết tại sao động lực nào xui khiến lần này tôi đi liền. Nhiệm vụ của tôi, thứ nhất là tôi phải coi một chiếc máy bay C30 bị hư lâu rồi mà không sửa được. Nhiệm vụ thứ hai là tôi phải vào Cục Kỹ thuật Không quân, thuộc Bộ Tư lệnh Không quân để thuyết trình những hoạt động máy bay của Mỹ trong này cho mấy ông lớn ngoài đó nghe. Tôi ra Hà Nội, tôi coi thì chiếc máy bay không bị hư hỏng nặng, chỉ bị hư nhẹ thôi nhưng vì mấy người không có kinh nghiệm. Tôi lên coi máy, tôi hỏi rồi tôi chỉ anh em làm có nửa tiếng đồng hồ xong”.

    Nhiệm vụ thứ nhất đã hoàn thành nhanh chóng và đến giờ vào Cục Kỹ thuật để thuyết trình. Thế nhưng bức tranh về xã hội miền Bắc dưới chế độ Cộng sản lần lần được hiện ra rõ nét trong tâm tưởng ông Trương Văn Ẩm. Bắt đầu từ giây phút ông bị anh lính gác cổng không cho vào thuyết trình vì cách ăn mặc miền Nam không đúng theo tiêu chuẩn quy định cho đến Thượng úy trực ban cũng không thể can thiệp cho vào để ông làm tròn nhiệm vụ thứ 2 được giao. Vì nguyên nhân này mà ông Ẩm có thời gian tham quan Hà Nội, được tận mắt thấy cảnh đời sống thường nhật của người dân Hà thành, kể cả những trí thức trở về từ các nước Đông Âu.

    Do thời tiết bị bão, không có máy bay về lại miền Nam, ông Trương Văn Ẩm quyết định về thăm cố hương Thái Bình, nơi ông di cư từ hồi 8, 9 tuổi. Họ hàng gần xa đều đến đông đủ tay bắt mặt mừng. Trong thời gian 3 ngày thăm viếng, lời khuyên ngắn gọn của người cậu ruột ám ảnh ông Trương Văn Ẩm:

    “Cậu tôi nói là tôi phải đi, không được ở lại. ‘Bởi vì mày ở lại mai mốt cũng về cuốc đất. Nó chỉ sử dụng mày một thời gian thôi đến khi nào nó biết hết’”.

    Rồi buổi gặp mặt tình cờ với phi công Tiêu Khánh Nha đã khiến ông Trương Văn Ẩm đi đến quyết định cho một chuyến vượt biên bằng máy bay quân sự sau khi nghe chia sẻ của Thượng úy “chế độ mới” này:

    “Ông nói cái vụ chiến tranh biên giới năm 1978, tôi mang họ Tiêu, nó nói tôi gốc Tàu mà tôi có biết ông cố nội tôi có phải Tàu không. Nhưng bây giờ nó muốn hất tôi ra khỏi sân bay, không cho tôi được phép đi tới gần máy bay, chờ nó cho về vườn thôi”.

    Kế hoạch cho một cuộc vượt thoát bằng cách cướp chiếc máy bay quân sự C130 đang được ông Ẩm phụ trách sửa chữa ở sân bay Tân Sơn Nhất được lập ra chớp nhoáng. Mọi dự trù về xăng nhớt, an ninh, phòng không đều được bàn tính chi ly chỉ vỏn vẹn trong 3 ngày.

    “Nếu đi đúng giờ giấc thì mình cất cánh rồi thì F5 Biên Hòa chưa cất cánh. Lý do khi nghe báo động dưới này thì phải gọi lên phòng tác chiến trên đó. Phòng tác chiến phải kiểm tra tới, kiểm tra lui. Đúng thì mới ra lệnh xuống Phòng hành quân và Phòng hành quân mới ra lệnh cho phi công ra máy bay thì mất khoảng 10 đến 15 phút. Thời gian nói chuyện với nhau cũng mất 5,10 phút rồi. Khoảng 25 đến 30 phút máy bay mới cất cánh được mà mình cất cánh 15 phút thì đã mất tiêu rồi”.

    Kế hoạch bị trì hoãn, thay vì xuất phát vào giờ G ngày thứ Tư thì mãi đến giờ cơm trưa ngày thứ Bảy, nhóm người trong tổ nhân viên kỹ thuật hàng không của ông Ẩm và 1 bộ đội canh gác máy bay trên mặt đất bị khống chế bắt đầu giây phút trở thành không tặc:

    “Khoảng 11 giờ bắt đầu tôi cho anh em quay máy. Khi vừa quay máy được chút xíu, khoảng 5 phút thì có 2 anh bộ đội kéo một chiếc máy bay loại C119 đi ngang ‘taxi way’(đường di chuyển nội bộ trong khu vực sân bay), dừng lại ngay giữa đường, đứng đó là mình không bay ra vô được nữa. Chiếc máy bay đó lớn lắm”.


    Theo kế hoạch, vợ chồng và 2 đứa con nhỏ của phi công Tiêu Khánh Nha sẽ xé hàng rào chạy vào sau khi nghe tiếng 4 động cơ chiếc C130 được khởi động. Nếu trục trặc xảy ra thì các động cơ sẽ bị tắt. Đây là tín hiệu cho gia đình phi công này không được di chuyển tiếp cận máy bay. Do bị chiếc C119 chắn ngang, 4 động cơ bị tắt trong khi ông Ẩm đang cố gắng tìm cách giải quyết thì phi công Tiêu Khánh Nha không làm theo kế hoạch:

    “Ông Nha nóng ruột, chung hàng rào chạy vô. Ông cứ hỏi, tôi nói anh cứ đi ra đi, ăn cơm xong rồi liên lạc sau. Anh đi ra khỏi đây đi. An ninh, Bảo vệ mà thấy anh với tôi nói chuyện là phiền phức”.

    Sau đó không lâu, mọi việc suôn sẻ:

    “Tôi sắp xếp xong đàng hoàng thì quay máy khoảng 5 phút sau, nhìn ra phía hàng rào vẫn không thấy gia đình ông Nha đâu hết”.

    Trong giây phút căng thẳng không thấy gia đình phi công Tiêu Khánh Nha xuất hiện thì 1 bộ đội chạy đến khiến mọi người chết đứng. Hóa ra là người trong gia đình phi công Nha “ăn theo”, mặc đồ lính, xé rào chạy về hướng máy bay. Cuối cùng 13 người có mặt trong phi hành đoàn bất đắc dĩ và chiếc C130 bắt đầu lăn bánh sau 2 giờ chiều ngày 24/11/1979.

    “Vừa lái thẳng chiếc máy bay tới ngang Ga Hàng không Việt Nam, chỗ Đài kiểm soát là tống ga cất cánh lên liền quẹo về hướng Cát Lái. Lúc đầu định đi qua Biên Hòa rồi đi thẳng ra Vũng Tàu nhưng phút chót lại đổi ý. Khi cất cánh lên được rồi thì bay về hướng Thủ Thiêm. Bay khoảng 10 phút là chúng tôi thấy biển đến Vũng Tàu là bắt đầu lên cao. Anh em mừng ôm nhau khóc. Chúng tôi khóc trong máy bay vậy đó”.

    Dường như kế hoạch được trót lọt, không gặp trở ngại nào từ lực lượng phòng không VN. Thế nhưng, thời tiết buổi chiều ngày thứ Bảy định mệnh là một thách thức cho nhóm không tặc bao gồm 2 trẻ em:

    “La bàn thì không có, bị hư. Bản đồ không có. Chúng tôi theo cách hồi xưa được học địa lý, ra bờ biển Vũng Tàu thì theo bờ biển đi thôi. Trời xấu quá, tối và mưa nên phải bay lên cao. Bay lên cao khoảng 5,7, 10 phút lại xuống. Xuống lần thứ 4 thì chúng tôi thấy cái mỏm của Malaysia. Qua Malaysia thì sẽ đến Singapore. Chúng tôi học địa lý, chúng tôi biết. Bay khoảng 10 phút thì lên lại. Xuống trở lại thì thấy cảng của Singapore đèn đuốc sáng. Chúng tôi nói đúng Singapore phía trước rồi”.

    Cất cánh được êm xuôi. Thế hạ cánh thì thế nào:

    “Chúng tôi bật liên lạc. Chúng tôi không có tần số nên liên lạc không được. Không có ai trả lời hết thành ra chúng tôi phải đáp bằng tín hiệu gọi là MCC quốc tế. Chúng tôi lắc cánh 3 lần. Bật đèn xanh chớp rồi lắc cánh 3 lần. Khi lắc cánh 3 lần thì chúng tôi nhìn thấy Đài Kiểm soát của sân bay Singapore chớp đèn đỏ. Như vậy đã nhận được tín hiệu của mình nhưng đèn đỏ là không được đáp”.

    Và chiếc C130 đáp xuống sân bay Singapore một cách an toàn. Mọi người được yêu cầu chờ trên máy bay, được cung cấp thức ăn và được chở đi vệ sinh. Sau vài giờ đồng hồ, cảnh sát Singapore nói rằng sẽ cho máy bay dẫn đường bay qua Philippines. Đoàn người nhất quyết không đồng ý và khẩn thiết xin được gặp nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Singapore.

    Nhóm 13 người được giữ lại Singapore. Ngày Chủ Nhật hôm sau được làm việc với cảnh sát của đảo quốc Sư Tử. 2 ngày kế tiếp được gặp nhân viên Hoa Kỳ:

    “Trong ngày khai báo thứ Hai và thứ Ba, có một ông Mỹ là Đại úy. Ông nói thẳng ông là CIA. Ông nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt Nam như người Việt Nam vậy. Ông nói chào mừng chúng tôi. Ông nói rằng ‘mấy anh đi làm náo loạn không những Tòa Bạch Ốc, Ngũ Giác Đài, mà náo loạn cả nước Mỹ và thế giới. Chúng tôi nhận các anh nhưng chúng tôi không tin tưởng bởi chúng tôi còn đặt nghi vấn có chuyện sắp xếp của Việt Cộng cho các anh đi. Thành ra tôi đang ở Đức nhưng được lệnh về gấp gặp các anh”.

    Kết quả là cả 13 người được quy chế tị nạn chính trị và sẽ được định cư ở Hoa Kỳ. Trả lời câu hỏi “mọi người mong muốn điều gì sau khi nhận được kết quả này”, ông Trương Văn Ẩm ước ao được đặt chân đến Mỹ trước ngày Noel sắp đến. Điều mong ước tưởng chừng không tưởng ấy được đáp ứng. Trong khi mọi người hài lòng với món quà một bộ đồ và đôi giày ba-ta mới chuẩn bị lên đường qua Mỹ đón Noel chỉ trong vòng 1 tuần thì người bộ đội “con tin” lại xin được quay về VN. Dù mọi người khuyên can thế nào thì anh lính cụ Hồ vẫn không thay đổi quyết định:

    “Nó khóc lóc nói ba em già 70 tuổi, nếu cho em về nhìn ba em một cái rồi chết cũng được”.

    Như hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi tìm tự do, 12 người này đã trở thành không tặc để đi tìm sự sống trong cái chết. Nhà nước CHXHCNVN mở phiên tòa xét xử khiếm diện, tuyên án tử hình đối với Thượng úy phi công Tiêu Khánh Nha, ông Trương Văn Ẩm và những người còn lại bị tuyên từ 20 đến 35 năm tù giam.

    Cuộc đời mới ở Hoa Kỳ của 12 người thoắt đó đã 36 năm với nhiều đổi thay. Sau khi đến Mỹ không lâu, 1 người trong nhóm bị bạo bệnh. Tro cốt của người này được gửi về cho gia đình qua đường bưu điện. Thế nhưng tên họ của người đã khuất mang “tội phản quốc” nên bị gửi trả ngược lại Hoa Kỳ. Trong mấy năm qua, 1 thành viên khác trong nhóm trở về VN lại được chào đón như một Việt kiều yêu nước.

    Riêng người chủ mưu cuộc không tặc vô tiền khoán hậu, ông Trương Văn Ẩm vẫn kiên định tư tưởng “Tôi chỉ về khi nào không Cộng sản. Còn Cộng sản thì không bao giờ tôi về”, đồng thời vẫn luôn thăm hỏi tông tích của người bộ đội tên Tạo dù đến nay vẫn chưa có manh mối nào. Trong những phút giây bất chợt nhớ về lần vượt thoát, lẫn trong âm thanh văng vẳng tiếng động cơ và cánh quạt của chiếc C130, còn có tiếng khóc nghẹn ngào đòi trở về VN của anh Tạo. Và ông Ẩm tự hỏi “liệu rằng sau bao vật đổi sao dời, người lính trẻ có còn giữ vững lập trường của mình hay chăng?”.

    Hòa Ái, phóng viên RFA

    Xin đừng send, reply, forward đến địa-chỉ email này. Cám ơn.

    Thanh-Thanh@Thanh-Thanh.com

  • Hồi ký

    Hồi ký về Đại tá Sử gia Phạm Văn Sơn

    Trường Xuân Phu Tử Hồ Quang

    Lời người viết: 

    Tôi phải viết lại bài này một lần nữa cho rõ ràng hơn. Vì rằng, vừa qua cũng có những bài viết về cái chết của Ðại Tá Sơn, nhưng phần chính không nói được tính khí kiên cường của Ðại Tá mà chỉ xoáy vào mối liên hệ tình cảm cá nhân của 2 bên với nhau…

     

    Tôi tuy không phải là người được khiêng xác Ðại Tá đi chôn (việc chôn cất tù nhân chính trị thường do nhóm tù hình sự đảm nhận vào ban đêm, nhằm khỏi gây dư luận xôn xao…) nhưng là người đưa xác Ðại Tá Sơn từ trạm xá đến nhà Vĩnh Biệt trong khuôn viên nhà tù, do đó tôi biết rất rõ về cái chết của Ông.

     

    *  *  *

    Chúng tôi từ nhiều trại “tập trung cải tạo” thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, gồm đủ mọi thành phần “nặng ký” khác nhau, đều bị chuyển xuống miền trung du, vì Trung Quốc sắp xua quân xâm lăng biên giới… Nói chung, Cộng Sản đã ghép chúng tôi vào loại “ác ôn” vì trong chế độ VNCH chúng tôi đã phục vụ ở các ngành: Tuyên Úy, Tình Báo, An Ninh Quân Ðội, Cảnh Sát, Chiến Tranh Chính Trị, Tâm Lý Chiến…

     

    Giai đoạn này chúng tôi không còn được đi lại dễ dàng như khi sống trong núi rừng hồi còn Ðoàn 776 thuộc Nha Quân Pháp (Bộ Quốc Phòng) VC trông coi… mà bị tống ngay vào buồng giam do công an “áo vàng” cai quản. Trên danh xưng, bọn công an trại giam (thuộc Bộ Nội Vụ) bắt chúng tôi phải thừa nhận mình là “Cải Tạo Viên” chứ không phải là “Tù Nhân”…

     

    Ngay từ khi bước qua cổng để vào sân trại giam K1 Tân Lập, chúng tôi đã thấy một cái gì đó rờn rợn cả người. Mọi thủ tục khám xét thật là khắc nghiệt, nhìn mặt mày hầm hầm của những tên công an vừa nộ nạt, vừa đấm đá mấy tên tù “hình sự” phụ giúp việc khám xét các tù “chính trị” mới đến mà tất cả chúng tôi thầm nhìn nhau… lắc đầu!

     

    Không khí “cải tạo” do công an thuộc Bộ Nội Vụ cai quản làm chúng tôi ngột ngạt thật. Mấy ngày sau chúng tôi mới biết từ miệng các tù hình sự, các cảnh sát bảo vệ mang súng dẫn “đội tù” đi lao động như sau: Trại Tù Tân Lập là trại tù khét tiếng khắc nghiệt nhất tại miền Bắc, còn phân trại K1 là trại “điểm” của tỉnh Vĩnh Phú này.

     

    Tỉnh Vĩnh Phú có 2 trại tù lớn, đó là Tân Lập và Phong Quan, nhưng Tân Lập lớn hơn (7 phân trại) và được Bộ Nội Vụ chọn làm trại tù kiểu mẫu cho toàn quốc.

     

    Như chúng ta ai cũng biết chuyện “kiểu mẫu” của một trại tù dưới chế độ Cộng Sản luôn luôn phải hiểu rằng sự hà khắc, sự dã man do bọn cai tù áp dụng đối với tù nhân phải thật tàn bạo nhất mới được nâng lên làm “trại kiểu mẫu”. Phân Trại K1 Tân Lập đạt đủ các “tiêu chuẩn” gian ác đó, nên hàng năm mở Ðại Hội Tù Nhân luôn được giữ lá cờ đầu.

     

    Chúng tôi bị giam ở trại này từ tháng Mười 1978, vì lúc đó những vùng biên giới phía Bắc là mục tiêu của quân Trung Quốc lăm le xâm chiếm. Và quả thực vào đầu Xuân 1979, Trung Quốc đã xua quân đánh các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam để dạy cho Việt Nam Bài Học Thứ Nhất!

     

    Trong số các tù nhân chính trị từ Hoàng Liên Sơn bị đưa về trại tập trung quỷ tha ma bắt này, có Ðại Tá Phạm Văn Sơn.

     

    Mặc dầu bị nhốt chung cùng một trại, nhưng lúc đầu anh em chúng tôi chưa biết hết nhau lắm, còn đối với Cộng Sản thì hẳn nhiên chúng quá rõ về lý lịch từng người chúng tôi. Họ phân chia chúng tôi thành nhiều đội theo “tội trạng” để nhốt chung vào một phòng. Phòng giam được bao bọc bởi 4 bức tường kiên cố, trần phòng giam được rào chằng chịt bởi những lớp kẽm gai, tất cả che khuất bằng tấm “pla-phông” cứng. Các cửa sổ của phòng giam đều có những song sắt ngang dọc có đường kính chừng 18mm. Phòng giam tập thể nào cũng có một lối đi chung ở giữa, dọc theo tường của phòng là 1 dãy sạp dài 2 tầng dùng làm chỗ ngủ cho tù nhân. Mỗi phòng giam chứa khoảng 200 tù, tính trung bình mỗi tù nhân có chừng 0.4m bề ngang để nằm, do đó các tù nhân thường nằm ngược đầu nhau mới có thể cựa mình được.

     

    Lúc đầu thì Ðại Tá Sơn cũng như các anh em khác ở chung trong đội lao động. Chừng nửa tháng sau, không hiểu tình hình thế nào mà Ðại Tá cùng Cha Thịnh (Ðại Tá Giám đốc Nha Tuyên Úy Công Giáo), Mục Sư Kỳ (Ðại Tá Giám Ðốc Nha Tuyên Úy Tin Lành) và một người khác nữa tôi quên tên bị đưa vào phòng “cách ly”. Ðể giải thích chuyện này, Công An Trực Trại K1 Tân Lập nói rằng: Ðể tránh “lây lan” cho các “cải tạo viên” khác, nên những người này phải được cho ở riêng… Trên thực tế, Mục Sư Kỳ chỉ bị vàng da, Cha Thịnh bị bệnh “đồi mồi” loang đốm ở vùng môi và cằm, Ðại Tá Sơn cũng bi bịnh này nhưng nặng hơn (khắp cả tay chân mặt mày), bọn cai tù cho đây là bệnh “phong cùi”.

     

    Rõ ràng chuyện bệnh tật của 4 người này chỉ là một trong trăm ngàn lý do mà Việt Cộng áp dụng nhằm ngăn cách những người chúng cho là nguy hiểm nhất trong tập thể anh em tù chúng tôi. Sau khi gom 4 người đó vào với nhau rồi, họ thấy việc làm quá trơ trẽn nên mới đưa thêm một Thiếu Úy Ngành Quân Báo còn trẻ, bị mụn nhọt làm thối ngón út của bàn chân trái, vào ở chung để lý giải danh xưng “bệnh cùi” cho hợp lý.

     

    Phòng “cách ly” bây giờ gồm 5 người sinh hoạt chung với nhau, không được phép ra ngoài, đến giờ cơm nước, tù hình sự mang đến, không cho bất cứ tù chính trị nào lai vãng lại gần, mặc dù phòng cách ly này không phải là phòng kỷ luật. Phòng kỷ luật là 1 cái hầm nổi, xây gạch kiên cố, chật hẹp, chứa tối đa 2 người, thiếu ánh sáng, có hệ thống cùm chân bằng các khoanh sắt hình móng ngựa.

     

    Ngày 2 buổi, trong khi anh em tù nhân chính trị khác làm kiếp lao động khổ sai, thì trong phòng “cách ly”, 4 vị “bự” này phải viết kiểm điểm, nhất là Ðại Tá Phạm Văn Sơn, ông phải trả lời hết mọi câu hỏi mà cán bộ chấp pháp trung ương từ Hà Nội về làm việc đặt ra. Gọi là lấy khẩu cung, nhưng thực chất họ có dụng ý muốn tìm hiểu để học hỏi thêm.

     

    Cuộc sống của 5 người cùng “phòng cách ly” vẫn ngày tháng trôi đều: cơm 9kg/tháng, chia làm 2 bữa một ngày. Trưa, tối, bọn hình sự đem cơm tới, mỗi sáng thì ghé xem bên trong có ai bị việc gì không, tiện thể lấy phân để đem ra bón rau cải ở khu lao động, thỉnh thoảng năm ba ngày tên cán bộ trực trại cho họ đi tắm một lần trong giếng gần “đội nhà bếp”.

     

    Mấy tháng trôi qua, một hôm cán bộ Việt Cộng phát hiện trong bài viết về lịch sử, khi so sánh 2 chế độ “tù” thời VNCH và thời XHCN của ĐT Sơn một điều gì đó chúng tôi không rỏ, nhưng họ cho đó là một việc làm “đại phản động hay cực kỳ phản động” nên Ban Giám Thị Trại Tân Lập “đặc biệt chiếu cố” bằng quyết định “mật” cho anh Sơn vào ngay hầm biệt giam tại K1. Tất cả anh em chúng tôi khi vi phạm điều gì đều bị gọi tên ra trước sân, riêng trường hợp Ðại Tá Sơn thì quá đặc biệt, ngay cả Cha Thịnh và Mục Sư Kỳ cũng không biết nốt. Cả hai vị này khi gặp tôi chỉ nói rằng:



    – Họ chuyển ảnh đi đâu mất rồi, vì có đem theo hết tất cả đồ dùng cá nhân…

    Nhàn là một tên “đâm thuê, chém mướn, lừa đảo, cờ bạc”. Tên này vẫn làm Trưởng Ban Thi Ðua để kềm kẹp chúng tôi. Hắn biết rõ Ðại Tá Sơn ở đâu vì y là người đưa cơm hàng ngày cho Ðại Tá Sơn khi bị cùm trong phòng biệt giam.

    Một hôm Nhàn than phiền với tôi:
    – Cái tên Sơn này cứng đầu… từ hôm bị biệt giam đến nay không chịu ăn chịu uống gì cả, lại còn phóng uế bừa bãi, linh tinh… thối chịu “đếch” được!

    Thấy có cơ hội, tôi nói ngay:
    – Thế anh đưa cơm hằng ngày cho hắn ta, hắn ta có chửi mắng gì anh không?
    – Anh ta đâu có thèm nói năng gì mà chửi với không chửi… Chỉ cái tội viết bậy mà vào cùm nên khổ thân đấy thôi! Các anh bảo nhau mà liệu hồn!
    – Tôi nghe nói khi ở phòng cách ly, anh ta được viết những gì đúng theo cán bộ yêu cầu kia mà?

    – Thì đương nhiên phải đúng yêu cầu, nhưng diễn tả mặt tích cực thì được, đằng này cứ phanh phui chuyện tiêu cực thì hỏng ngay…

    Tôi giả vờ:
    – Như thế nào là tiêu cực? Anh cho tôi biết để còn giữ mình có thể cải tạo tốt không chỉ riêng bản thân mà còn giúp anh em khác nữa chứ…?

    Nghe tôi hỏi có lý, tên Nhàn vênh mặt có vẻ như một cán bộ công an khi lên lớp cho các tù nhân:
    – Anh ta khờ lắm! Viết gì không viết lại viết bài có nội dung đem so sánh hai chế độ tù giữa Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Xã Hội… còn đem chuyện gian trá trong việc trao trả tù binh của hai bên ra phân tích… Chơi kiểu này thì chết thôi con ạ!

    Chừng 4 ngày sau, tôi giả bộ đi ngang qua khu cấm này gọi là coi xem có vấn đề gì cho an ninh trại hay không. Trước khi đi tôi có báo cho tên cán bộ trực trại biết. Tên này dặn thêm: “Anh phải cẩn thận chứ tên Sơn khá nguy hiểm đấy nhé !”. Cũng từ câu nói của tên này, tôi mới xác quyết rằng Ðại Tá Phạm Văn Sơn đang bị kỷ luật.

    Làm bộ như đang đi lo việc quan sát phía bên ngoài các phòng kỷ luật, nhìn quanh thấy không có ai, tôi nói nhẹ vọng vào:
    – Anh Sơn, em là Q. đây, anh khỏe không? Ðói lắm không? Em vứt vào nửa cái bánh bột nhé!

    Giọng thật nhỏ, yếu, vọng ra:
    – Q. đó hả?

    Tôi không cần gì cả, đừng vứt vào, bọn chúng đến kiểm soát thì chết cả lũ, ráng phải lo giúp các bạn khác nữa… Hôm nay đã 4 ngày tôi nhịn ăn rồi, ít hôm nữa thì anh sẽ rõ những việc tôi làm. Anh mau đi khỏi đây, và từ nãy giờ coi như anh chưa lại chỗ tôi, và cũng đừng nói với ai là tôi đang ở đây, nếu lỡ việc ra thì anh sẽ bị nguy, mà ngay chính tôi cũng không thể thực hiện ý nguyện của mình…

    Tôi rón rén bước về phía các phòng giam khác giả vờ đi kiểm soát tổng quát…

    Sau giờ xuất trại đi lao động chiều hôm ấy, một tên tù hình sự đến nói với tôi:
    – Chú à, cháu đề xuất với chú chuyện này, khó khăn thật đấy, nếu vỡ ra thì cháu chết ngay, nhưng nếu không nói thì không được.

    Tôi bảo ngay:
    – Mầy lại lèng èng chuyện gì đây, linh tinh nữa phải không? Nhanh lên kẻo đến giờ tao phải phát dầu cho các buồng rồi đây!

    Tên hình sự ngập ngừng:
    – Vâng ạ, vâng ạ! Chú Sơn bảo chú cho chú ấy xin tờ giấy trắng, còn cháu thì có cây bút chì để chú ấy viết cái gì gì ấy mà…

    Tôi như điếc cả 2 lỗ tai, không biết nghe có lầm không, nếu nó gài mình thì ngày mai tôi lại phải vào cùm, nếu nó thật lòng thì mình phải làm sao đây? Tôi giả vờ nạt nộ một hồi, xong nói tiếp:
    – Thôi, tao không giải quyết được việc gì đâu, tao bận lắm, mầy ở đây coi văn phòng giúp tao một tí, đừng cho giấy tờ trên bàn gió bay lộn xộn, và không cho bất cứ ai sờ vào món gì cả nghe chưa? Tao phải xuống bệnh xá một tí là về ngay!

    Nói xong tôi đi thật vội, không dám nhìn lại cho đến khi phải trở về lấy dùi trống đánh lên 3 tiếng gọi các “trực sinh” (danh xưng dùng cho những tù nhân lo việc vệ sinh, cơm nước cho anh em tù khác ra ngoài lao động) của các phòng đến nhận dầu về thắp trong đêm, chủ yếu để có lửa hút thuốc lào…

    Ngoài ra, trong đêm, có ánh sáng leo lét của ngọn đèn tuy làm bằng vỏ chai cưa cổ, nhưng cũng giúp được nhiều việc như rủi có anh em nào đau nặng, cần cấp cứu là phải hô to: “Báo cáo cán bộ, phòng X có người đau nặng, xin được cấp cứu”. Hô to lên như vậy nhiều lần cho tới khi các tên cán bộ vào mở cửa thì anh em mới có thể thấy đường để khiêng người bệnh lên trạm xá. Nếu bệnh quá nặng thì để lại luôn tại trạm xá, nếu bệnh nhẹ hơn thì chỉ nhận 2 viên “xuyên tâm liên” rồi phải khiêng trả lại phòng giam ngay. Nói là “trạm xá” cho oai thôi, chứ thật ra cũng vẫn là một phòng giam bị khóa cửa cẩn thận như mọi phòng giam tù khác. Có nhiều anh em tù chính trị được cấp cứu trong những đêm như vậy, sáng hôm sau đã phải vĩnh viễn ra đi, có khi ngay tại trạm xá, đôi khi ngay tại phòng giam chung. Nói chung, tù chính trị chết nhiều hơn tù hình sự. Gần 2 năm bị giam tại trại Tân Lập, tôi chưa gặp một trường hợp nào tù hình sự bị mạng vong cả.

    Hai ngày sau, tên cán bộ trực trại gọi tên Nhàn (Trưởng Ban Thi Ðua) đưa 2 tù hình sự khỏe mạnh khiêng Ðại Tá Sơn từ phòng Kỷ Luật xuống trạm xá, lúc đó đã 8g tối, các tù nhân khác đã vào chỗ ngủ. Màn đêm xuống, từ lâu… Tại trạm xá chả có thuốc men gì để giúp cho Ðại Tá Sơn khỏe lại mặc dầu biết Ðại Tá kiệt sức vì tuyệt thực đã mấy ngày… Thế rồi Ðại Tá bắt đầu đi vào mê sảng… Ðến 2g sáng hôm sau, Ðại Tá Sơn được đưa về lại Phòng Cách Ly cùng với Cha Thịnh, Mực Sư Kỳ, nhưng lúc này ông ta yếu lắm rồi, không nói được lời nào với các người chung phòng. Tình trạng dần dần đi vào mê man… cho đến 8 giờ sáng hôm sau.

    Thường thì 7 giờ 30 sáng tên công an làm cán bộ trực trại vào mở cửa phòng cách ly để những người này làm vệ sinh cá nhân, sau đó họ phải vê than đá bột lại thành từng nắm vừa trong hai bàn tay, đem phơi khô để đội nhà bếp lấy về đun bếp. Công việc “vê” than này chỉ dành riêng cho 5 người trong phòng cách ly mà thôi. Hôm đó anh chàng Thiếu Úy Quân Báo, sau khi làm vệ sinh cá nhân xong, thấy Ðại Tá Sơn quá yếu sợ để nằm trong phòng sẽ ngộp thở vì thiếu không khí, nên đã đề nghị mấy người còn lại phụ khiêng Ðại Tá Sơn ra bên ngoài bên đống than đang “nắm” dở… để hưởng chút không khí trong lành.

    Lúc đầu Ðại Tá còn gượng ngồi được giống như một người đang làm việc “nắm” than. Nhưng khi lệnh xuất trại đi lao động, thì cũng là lúc Ðại Tá không còn ngồi nổi nữa, ông gục mặt trên đống than dang dở, và bất động… Cũng đúng lúc đó anh tù chính trị làm ở nhà bếp đem xe cải tiến đến… Thay vì chở than về đun bếp như thường lệ, anh ta phải dùng ngay xe nầy để chở Ðại Tá Sơn lên trạm xá cấp cứu… Khi vượt qua sân trại thì đúng vào lúc chỉ còn một đội tù cuối cùng xuất trại, những người đi sau ngoái đầu nhìn ngơ ngác, không biết chuyện gì đã xảy ra… Khi kéo được Ðại Tá Sơn đến trạm xá, những người tù trong này chạy ra để phụ khiêng vào cấp cứu…Nhưng lúc đó Ðại Tá đã tắt thở rồi…

    Ðại Tá Phạm Văn Sơn đã vĩnh biệt anh em như vậy đó! Đúng vào ngày 06/12/1978.

    Khoảng 11 giờ trưa khi tất cả các tù nhân còn đang ở ngoài bãi lao động, thì xác Ðại Tá Sơn được nhóm tù hình sự và tôi đưa đến “nhà vĩnh biệt”, một cái chòi mái lợp tranh, vách tô bằng đất sét nhồi với rạ do chính anh em tù chúng tôi dựng lên phía Tây đằng sau khu nhà giam của chính mình.

    Những bộ quần áo tù rách nát, vá víu chằng chịt được khoác thêm vào người anh Sơn để gọi là tạm ấm khi phải trở về lòng đất lạnh.

    Tám giờ tối, các phòng giam của khu tù chính trị được khóa cẩn thận, thì cũng là lúc chiếc hòm bằng cây “vông đồng” sần sùi, tồi tàn đựng xác Ðại Tá được đặt trên xe “cải tiến”, do 4 tên tù hình sự kéo và đẩy đi. Họ chôn anh Sơn cạnh bên kia bờ suối nhỏ, phía bên này là một rừng sắn đang tươi tốt cao ngang lưng, thành quả lao động bằng máu và mồ hôi trong những ngày khổ sai của số người còn sống sót…

    Tin về cái chết của Ðại Tá kiêm Sử gia Phạm Văn Sơn được giữ kín. Ðiều này chứng tỏ đã không có sự bình thường như mọi lần trước khi có một trong những anh em chúng tôi ra đi.

    Ðại Tá Sơn nằm xuống yên lặng như thế, nhưng mọi việc còn lại gây nhiều chấn động không phải chỉ trong anh em tù với nhau mà ngược lại có sự bàn tán, tranh luận… thể hiện ngay trong nội bộ của bọn chỉ huy trại Tân Lập (K1) do nội dung lá thư viết bằng bút chì trên 1 trang giấy “tự túc” mà tên hình sự đã tự ý lấy tại phòng thi đua. Trong thư Ðại Tá Sơn nói rằng: “Xin các ông hãy xem xét lại cách đối xử với chúng tôi, những hình thức dã man như vừa qua hoàn toàn không có lợi mà ngược lại rồi đây trong lịch sử phải ghi thêm vào đấy vết ô nhục mãi ngàn đời sau cho dân tộc VN… vì đã có một thời mà người cộng sản từng đối xử dã man ngay với đồng bào, đồng loại của mình!” (Thực ra câu này, tôi chỉ viết dựa theo ý chính của tên Nhàn, còn nguyên văn thì không cách nào cá nhân tôi có thể xem được).

    Sau biến cố này, bộ mặt sinh hoạt tù khác hẳn, kỷ luật nghiêm ngặt hơn. Về phía ban thi đua được tăng cường thêm 2 người tù chính trị làm trật tự, các đội trưởng phải chịu trách nhiệm hết mọi hành vi của đội viên mình trong mọi nhất cử nhất động.

    Bên ngoài tuy phải áp dụng hình thức lao động khổ sai như cũ, nhưng bên trong bọn Việt Cộng đã ngầm bảo nhau cần nhẹ tay hơn. Trước đó, việc nấu nướng riêng tư không cho phép, nay thì có lệnh mỗi tù nhân vào sáng Chủ Nhật có thể xuống bếp trại để hâm lại những thức ăn riêng.

    Hôm nay ngồi suy ngẫm lại chuyện cũ thì cái chết của Ðại Tá Sơn nào có khác gì những anh hùng Nguyễn Tri Phương (thà nhịn đói chịu đau mà chết chứ không bao giờ khuất phục giặc Pháp), Hoàng Diệu (lên thành treo cổ tự vẫn chứ không đầu hàng)… Ðại Tá Phạm Văn Sơn tuyệt thực trong nhà kỷ luật, chấp nhận cái chết, vì muốn đòi quyền lợi cho các anh em tù nhân chính trị khác được hưởng đúng theo quy chế của một tù binh theo luật quốc tế, tuy kết quả không như ông mong muốn, nhưng dầu sao cũng làm cho những anh em còn sống được dễ thở hơn…

    Ðại Tá Sơn chịu chết để cho anh em chúng tôi sống…

    Viết bài này với ước mong có thể thay mặt cho các anh em cùng sống chung với Ðại Tá kiêm Sử gia Phạm Văn Sơn tại trại K1 Tân Lập, xin được thắp nén nhang vái linh hồn Ðại Tá luôn được siêu thoát.


    Trường Xuân Phu Tử Hồ Quang
    Viết lại vào ngày 18/5/2010
    Nguồn : Diễn Đàn Cựu SVQY

    Di ảnh cố Đại tá Phạm Văn Sơn





  • Hồi ký,  Tài liệu

    Châu Công Tử – qúi tộc Hội An

    Nguyên Ngọc

    Chuyện này đến nay có lẽ chỉ còn mình tôi biết. tôi muốn kể lại, trước hết vì Hội An của tôi, để Hội An hiểu thêm rằng mình từng lạ và “hay” đến thế nào. Đặng mà cố giữ nó.

    Năm ấy hình như tôi khoảng 12 tuổi,  cũng có thể chỉ mới 11 vì đến cách mạng tháng Tám 1945 tôi vừa 13, mà  theo tôi nhớ thì ông Nguyễn Tuân tới Hội An trước Cách mạng đâu khoảng  vài ba năm.

    Ba tôi, bấy giờ gọi là “thầy thông bưu chính’’, tức đã có đến bằng diplome, hồi ấy thế cũng là trí thức bậc trung. Hình như ông định biến con trai mình thành một nhà bác học, hay tệ nhất cũng là  một nhà văn lừng danh. Ông có lối dạy con rất đặc biệt: ông bắt tôi đọc hầu như toàn bộ văn học Việt Nam đương thời, từ Tự Lực văn đoàn cho đến Tiểu thuyết Thứ bảy, rồi Phổ thông bán nguyệt san, đọc hết luôn tủ sách Văn mới của Hàn Thuyên, các tạp chí Thanh Nghị, Tri Tân, tất nhiên không  thể thiếu báo Ngày nay…, cả Tây sương ký và Trang Tử Nam hoa kinh qua  bản dịch của Nhượng Tống

    … Còn sách Tây thì tôi phải đọc trước chương trình quy định ở lớp một, có khi đến hai năm. Ngốn toàn bộ “Những người khốn khổ” và “Nhà thờ Đức Bà Paris” của Victor Hugo, tra từ điển  Larousse đến mờ mắt để lần cho ra cái đoạn lê thê ông nhà văn lắm lời này tả các cánh cửa rậm rạp của nhà thờ Đức Bà… Tôi biết ơn ba tôi đã  biến tôi thành một con mọt sách suốt đời.

    Một thành phố chỉ có thể thật sự là “thành phố văn hóa”, như Hội An, khi nó có, từng có, và  biết giữ một lớp tinh hoa cấp cao, một lớp quý tộc văn hoá như thế, có thể nhỏ thôi, có thể nghèo, nhưng là quý tộc, sang trọng, như là cái lõi vàng ròng của đời sống tinh thần và văn hóa chung.

    Bây giờ nhớ lại, cứ như ngày ấy tôi vì say sách mà đã thành kẻ mộng du, mới 11 hay 12 tuổi mà đêm nào cũng lang thang một mình trên các đường phố Hội, thường rất khuya, chỉ đi một mình thôi – anh ấy dặn vậy, tìm đến một ngôi nhà cổ bé tí và sâu hun hút. Nhà ấy có hai mặt đường như tất cả các nhà trong phố cổ Hội An, một mặt quay ra Rue du pont japonnais (đường Chùa Nhật Bản) nay là Trần Phú, mặt kia trổ ra Rue Cantonnais (đường  Quảng Đông) nay là Nguyễn Thái Học. Đấy là nhà của một vị nho học nổi  tiếng có cái tên rất lạ: Châu Phi Cơ. Lúc nào cũng thơm nồng mùi thuốc bắc, về đêm càng sực nức. 

    Khuya, tôi gõ cửa rất khẽ, đúng ra là chỉ cần chạm nhẹ vào cái khuy đồng ở cửa, lập tức “hạt vừng’’ từ từ mở ra. Anh  Châu Tường Anh, mới nghe tên đã biết tất phải là người rất sang trọng,  rất quý tộc, hình như đêm nào anh cũng sẵn chờ tôi sau cánh cửa dày và nặng, trong đêm đẹp như một bức sơn mài ấy. Vâng, một nhà quý tộc trẻ. Thanh mảnh, hơi gầy và cao, lúc nào cũng mặc áo dài hai lớp, áo dài  trắng bên trong áo lương đen mỏng tan. 

    Hội An ngày ấy có một lớp “quý  tộc’’ như vậy của mình. Một lớp quý tộc chập chờn giữa hai thời đại. Còn nho nhã phương Đông, nhưng đọc rành Tây và thường nói chuyện với nhau bằng tiếng Tây. Một lớp quý tộc nghèo mà sang. Những La Hối, Lê Trọng Nguyễn, Dương Minh Ninh, Dương Minh Hòa, Lưu Nghi… tất nhiên cả gia đình họ Nguyễn Tường, những người đã mang tinh hoa phố Hội quê hương tự  trong máu của mình ra trộn với tài hoa Cẩm Giàng Hải Dương để làm nên Tự Lực văn đoàn, cả một thời đại trong văn chương xứ Việt như Hoài Thanh  từng nói… Và anh Châu Tường Anh nữa, bạn vong niên của tôi. Anh lớn hơn  tôi đâu chỉ ba hay bốn tuổi, ở tuổi đó cách nhau chừng ấy đã gần cả một  thế hệ rồi, vậy mà anh kết nạp tôi vào thế hệ anh. Vì anh biết tôi cùng  mê sách. Những người mê sách thì bình đẳng trước văn hóa và vĩnh cửu, và  không có tuổi.

    Nhà tôi cũng có một tủ sách, tất nhiên, dày cộp.  Nhưng làm sao dám sánh với sách của anh Châu Tường Anh, dù anh có cuốn  nào tôi cũng có đúng cuốn ấy, không sót. Nhưng sách của tôi là sách  “thường’’, tầm thường, bán đại trà, cứ ra phố là mua được, mua hàng lô cũng còn được nữa là, những cuốn sách “vô danh’’, cũng còn có thể gọi là  “vô chủ’’ nghĩa là ai có cũng được, không đặc biệt là của riêng ai hết, có thể trôi nổi, nay vào tay người này mai vào tay người kia. Lại nữa,  không từ đâu đến, không ai trao cho mình cả, mình có tiền mình đi mua, có thể nơi một quầy vô danh bất kỳ ở một hiệu sách vô danh bất kỳ. Theo một nghĩa nào đó, một cuốn sách như thế không có “cá tính’’, không phải  là riêng nó, chỉ riêng nó, không có hai, duy nhất, đơn nhất, như một  người bạn, người thân, người yêu, của riêng mình… Có một dấu hiệu cho loại sách đó: mép sách được, hay bị, xén bằng dao kim loại, xoẹt một cái  phẳng lì, tăm tắp, chắc cũng có thể với máy móc hiện đại xoẹt một cái  xén phẳng sạch bong hàng chục cuốn…

    Tôi để ý: trên bàn của anh Châu Tường Anh tuyệt không có một con dao kim loại nào. Thư phòng của  anh ở trên gác, nhỏ thôi, tường gỗ, bốn mặt tường đều là sách. Và tuyệt không có cuốn sách nào bị xén “công nghiệp’’. Trên bàn có một con dao  bằng ngà, trắng nhờ. Bởi vì ở đây chỉ có toàn những cuốn sách được in hai tờ, hay bốn tờ, dính vào nhau, phải rọc ra. Con dao ngà kia là để  rọc.

    Ngày ấy sách được in như thế này: ở những nhà xuất bản lớn,  những cuốn sách hay của những tác giả tên tuổi, bao giờ ở trang giáp  cuối cũng có ghi: “… ngoài những bản thường, có 50 (hay 100) bản đặc  biệt, in trên giấy dó (hay giấy Lafuma), được đánh số từ A1 đến …, có  chữ ký của tác giả và không bán”. Không bán, vì nó vô giá. Bây giờ đến  lúc tôi khoe với các bạn rồi đây: 11 hay 12 tuổi, tôi đã có được một  người bạn vong niên, anh Châu Tường Anh, của Hội An tôi, là chủ nhân của  một tủ sách gồm toàn những cuốn như thế. Và đêm đêm, gần suốt tuổi thơ,  như một kẻ mộng du, tôi bỏ nhà lang thang trên các đường phố Hội An vắng tanh, một mình tìm đến ngôi nhà cổ nhỏ xíu trên đường Chùa cầu Nhật Bản,  chỉ chạm nhẹ vào cánh cửa nặng trịch thì vừng liền mở ra, và anh bạn vong niên của tôi, áo dài trắng bên trong áo lương đen, không nói một lời dắt tôi lên thư phòng của anh. Tôi ngồi yên trên một chiếc ghế nhỏ,  nhìn anh chậm rãi lấy từ giá xuống một cuốn sách mới, không bao giờ tôi  biết từ đâu mà anh có được, tôi không bao giờ dám hỏi. Tôi ngồi yên, sững sờ ngắm anh thực hiện cái nghi lễ thiêng liêng của người mê sách.  Đôi bàn tay các ngón đẹp như của một nghệ sĩ dương cầm, cầm con dao ngà,  rất chậm, rất nhẹ, như sợ làm đau giấy, rọc từng trang sách, mép giấy đó nhẹ nhàng xơ ra, một chút bụi giấy vàng mong manh bay lên và rơi  xuống lấm tấm li ti trên mặt bàn. Tôi những muốn được đưa ngón tay chấm nhẹ một hạt bụi ấy, mà không dám… Vậy đó mỗi đêm, một cuộc thôi miên…  Tôi không đọc sách ở nhà anh Châu Tường Anh, những cuốn sách ấy ở nhà  tôi cũng có, bản in phàm, bán đại trà, ba tôi mua. Tôi đến nhà anh Châu Tường Anh, đêm đêm, mộng du, là để chiêm ngưỡng những cuốn sách vô giá  của anh, được ngửi mùi thơm vừa thoảng vừa ngậy đặc trưng của giấy dó và  của mùi bụi giấy lấm tấm bay ra khi anh rọc sách bằng con dao ngà màu  trắng đục. Tôi cứ ngỡ bụi “phấn thông vàng” của Xuân Diệu cũng đẹp như  thế, thơm nhẹ và sâu như thế, tuy mãi mấy mươi năm sau tôi mới được biết phấn thông vàng thực ở Tây Nguyên. Cũng có hôm anh Châu Tường Anh cho  tôi được tự tay dở vài trang sách. Rất lạ, những trang ấy tôi đã đọc ở nhà rồi, có khi đến thuộc lòng, vậy mà ở đây mỗi con chữ đều long lanh,  và vang lên một cách khác… Nói thế nào nhỉ, chúng trở nên quý tộc hơn,  sang trọng hơn, và bổng như trở nên bí mật hơn… Vâng, mỗi đêm tôi được  hưởng một nghi lễ như vậy của cái đẹp…

    Cho tới một bữa, vừa bước lên gác tôi đã nhận ra mùi hương trầm. Anh Châu Tường Anh, không nói một  lời, lặng lẽ chỉ cho tôi ngồi xuống ghế, và ra hiệu cho tôi phải để hai  bàn tay xuống bên dưới mặt bàn. Nghĩa là tuyệt đối không được sờ đến  bất cứ thứ gì. Và ngồi đó chờ… Rất lâu. Rồi anh nhẹ nhàng nhấc từ trên  giá xuống một cuốn sách mới tinh. Sách đã rọc. Các mép giấy dó xơ ra,  còn giữ nguyên từng sợi vàng óng. Chỉ những người chuyên chơi sách mới  biết: sách đẹp chính là ở những xơ giấy dó được giữ quý như vàng đó. Tôi  nhìn trân trân. Cuốn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân. Anh Châu Tường  Anh dùng mũi dao ngà khẽ lật trang bìa, rất chậm rãi, đến trang lót, rồi càng chậm rãi, đến trang thứ ba. Và tôi sững sờ: lời đề tặng của  chính ông Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân ngày ấy là huyền thoại của chúng tôi. Tự tay ông viết, cái ông Nguyễn Tuân tài hoa, phiêu bạt và ngang tàng  ấy, tự chính tay ông viết, như múa, không phải “Tặng anh Châu Tường  Anh”, cũng không phải “Kính tặng anh Châu Tường Anh”, mà là ”Kính tặng  Tường Anh Châu công tử”… Và bên dưới, chữ ký bay lên, như khói. Có người  bảo: đấy là hình tượng một cánh buồm lộng gió.

    Ôi ông Nguyễn  Tuân, chỉ có ông mới nghĩ ra được như vậy, mới viết được như vậy. Tôi có  hỏi kỹ một anh bạn chuyên nghiên cứu văn bản học, anh ấy khẳng định  trước Cách mạng tháng tám Nguyễn Tuân đến Hội An chỉ một lần, năm 1941,  và viết tùy bút Cửa Đại nổi tiếng. Năm đó tôi đúng 11 tuổi. Anh Châu Tường Anh của tôi lớn hơn tôi đâu bốn hay năm tuổi, tức khoảng 15 hay 16. Mà đã “Châu công tử”, kỳ lạ không, đã có thể kết bạn với ông Nguyễn Tuân, đã được chính ông Nguyễn Tuân huyền thoại kết bạn tâm đắc đến mức  tự tay trân trọng tặng Châu công tử một cuốn Vang bóng một thời in giấy dó vàng ươm!

    Vâng, Hội An của tôi là vậy đó. Cho phép tôi nói điều này: một thành phố chỉ có thể thật sự là “thành phố văn hóa”, như  Hội An, khi nó có, từng có, và biết giữ một lớp tinh hoa cấp cao, một  lớp quý tộc văn hóa như thế, có thể nhỏ thôi, có thể nghèo, nhưng là quý  tộc, sang trọng, như là cái lõi vàng ròng của đời sống tinh thần và văn hóa chung.

    Chắc tôi phải nói thêm chút nữa về người bạn vong niên kỳ lạ của ông Nguyễn Tuân ở Hội An, anh Châu Tường Anh quý tộc nghèo của tôi. Anh mất vào những ngày đầu kháng chiến chống Pháp cuối năm 1946. Không ai biết thật rõ về cái chết của anh. Chỉ nghe đồn đâu đó  ở cửa sông Thu Bồn. Anh quen biết, và hẳn gắn bó nhiều với gia đình  Nguyễn Tường của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Ta biết, họ là Quốc dân  đảng. Trong những ngày cực kỳ rối ren, sôi nổi, hào hùng và thảm khốc của một cuộc chiến tranh ác liệt đang bắt đầu.

    Lịch sử mà…

    Nguyên Ngọc

    Theo FB

  • Hồi ký

    VÀI KỶ NIỆM VỤN VỚI CÁC VỊ THẦY

    VÀI   KỶ   NIỆM   VỤN  VỚI  CÁC VỊ  THẦY

    Trần  Trung  Chính

    ( học sinh Chu Văn An 1965 – 1968)

    Hôi Ngộ Chu Văn An Toàn Cầu 2017 - Hội Ngộ Chu Văn An Toàn Cầu 2017 | San  Jose

    Chữ VỤN được dùng trong bài viết này mang tính cách rời rạc, kích thước nhỏ và không liên tục. Tôi không dùng nhóm từ giáo sư như các đồng môn CVA khác, vì “giáo sư”chỉ là tiếng Hán Việt để chỉ nhóm chữ thuần Việt là “thày giáo”, chứ không phải thầy giáo để chỉ các thầy dạy bậc tiểu học và giáo sư để chỉ các thầy dạy bậc Trung Học.

     Các vị thầy được nêu trong bài viết này là :

    Thầy Đặng Văn Biền – Giám Thị lớp Đệ Nhất

    Thầy Đào Văn Dương – dạy môn Toán Hình Học và Lượng Giác lớp Đệ Nhị

    Thầy Trần Đình Ý – dạy môn Việt Văn lớp Đệ Nhị và dạy môn Pháp Văn lớp Đệ Nhất

    Thầy Thẩm Nghĩa Căn – dạy môn Sử Địa lớp Đệ Tam

    Thầy Vũ Ngọc Đạm – dạy môn Công Dân (Kinh Tế) lớp Đệ Nhị

    Thầy Nguyễn Văn Mùi  – dạy môn Sử Địa lớp Đệ Nhất

    Thầy Bùi Đình Tấn – dạy môn Địa Lý lớp Đệ Nhất

    Thầy Trần Đức An – dạy môn Triết lớp Đệ Nhất

    Đầu năm 1967, toàn trường CVA hầu như ngưng học để chuẩn bị đón Tết Đinh Mùi, nhất là sau ngày 23 tháng Chạp đa số các thầy ngồi lại phòng giáo sư nhưng học sinh không ai bỏ về nhà cả,  có nhóm chuẩn bị dán bích báo, có nhóm xí phần đi bán báo xuân tại các trường bạn, nhóm nào cũng muốn đi bán báo Xuân ở các trường có nữ sinh như Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bá Tòng, Hưng Đạo…khiến Ban Đại Diện Học Sinh phải tố chức bốc thăm cho công bằng. Nhưng 2 ngày trước khi nghỉ Tết, tất cả các lớp đều tổ chức Tiệc Tất Niên. Các lớp Đệ Nhất tổ chức Tiệc Tất Niên xôm tụ nhất : có 3 anh mặc áo dài bằng gấm xanh dương, vàng , đỏ, ngực thêu  Tướng , Sĩ, Tượng. Một trong 3 người mặc quần short trắng đi guốc mộc, 2 người còn lại mặc quần lụa trắng, một đi hia, một đi giày hàm ếch; cả 3 anh Tướng +Sĩ+ Tượng đều đội khăn đống cùng màu với áo dài của mình. Một số khác ăn diện bảnh bao và dẫn vũ nữ thứ thiệt vào lớp để nhẩy đầm. Trong khi đó, học sinh các lớp đệ Nhị và đệ Tam vẫn mặc áo trắng (tuy quần thì không hẳn là xanh dương nhưng vẫn là màu sậm).

    Trần Doãn Huyễn, trưởng lớp Đệ Nhị  B2, tị nạnh với nhóm Đệ Nhất, khiếu nại với thầy Đặng Văn Biền bị thầy Biền quạt tơi tả : “ Cái thằng mở miệng ra hỏi là lòi cái NGU, thế mà cũng hỏi. Chúng nó có rớt Tú Tài 2 thì đi lính cũng được là sĩ quan. Còn chúng mày, thi rớt thì thành Trung Sĩ, là lính khổ lắm đó các con ạ !”. Thầy Biền nói có lý quá, nên không những Trần Doãn Huyễn mất cả khí thế hăng hái mà chúng tôi đứng xung quanh cũng chuyển bại thành…xụi lơ. Thấy vậy, thầy Biền an ủi : “Cố lên, đậu được Tú Tài 1 sang năm lên Đệ Nhất thì các Thầy cũng dễ dãi y như vậy”.

    Thầy Đào Văn Dương dạy 2 môn Hình Học Không Gian và Lượng Giác cho lớp đệ Nhị, môn Toán chiếm 8 giờ học trong tổng số 26 giờ học trong mỗi tuần mà 2 môn của thầy Đào Văn Dương chiếm mất 6 giờ (môn Đại Số – Giải Tích do thầy Lê Mậu Thống phụ trách chỉ chiếm có 2 giờ trong một tuần). Thầy Đào Văn Dương nghiêm trang và nguyên tắc, ngay trong giờ học đầu tiên thầy đã ban hành một số nguyên tắc, như là :

    A/ Kỳ thi Tú Tài Phần Thứ Nhất rất quan trọng cho nam sinh (thi rớt là bị nhập ngũ đi học Trường Hạ Sĩ Quan) cho nên nhiệm vụ của tôi là giúp các anh thi đậu. Tôi không nói là các vị giáo sư trường tư dạy dở, nhưng các vị giáo sư trường tư không đi chấm thi tại các Hội Đồng Chấm Thi nên không biết chỉ dạy cho học sinh những sơ suất của học sinh  làm bài thi, mà những sơ suất này có thể khiến bài thi không đạt điểm tối đa nên thí sinh có thể không đủ điểm đậu. Tôi sẽ tập cho các anh làm bài kiểm hàng tuần như là đi thi thật sự.

    Ghi chú : trong kỳ thi Tú Tài Phần  Thứ Nhất ban B, môn Toán chiếm hệ số 5, Lý Hóa chiếm hệ số 4,Việt Văn chiếm hệ số 2, Sinh ngữ I chiếm hệ số 2, Sinh ngữ II chiếm hệ số  1, Công Dân- Kinh Tế chiếm hệ số 1,Vạn Vật chiếm hệ số 1, Sử Địa chiếm hệ số 1. Tổng Cộng 17 hệ số, tức là phải đạt 170 điểm mới được chấm đậu.

    B/ Mua giấy khổ  lớn có kẻ ngang để làm bài kiểm , không chấp nhận giấy kẻ carreaux ô nhỏ, không chấp nhận giấy vở.

    C/Phần đầu của 4 trang , đo từ mép giấy xuống  5cm , kẻ một lằn ngang, rồi kẻ 2 đường chéo góc nơi trang 2, 3 và 4 giống như là phần sẽ rọc phách của bài thi. Riêng trang đầu sẽ phải điền thông tin cá nhân như khi đi thi thật. Việc làm này rất cần vì đã có những thí sinh đã làm bài trong phần rọc phách nên bài làm bị mất điểm : bị rớt mà cũng không biết tại sao .

    D/Từ mép trái của mỗi trang, đo 3 cm rồi kê dọc 2 lằn đôi (có người gọi là chừa lề).

    E/Bắt buộc chép lại đầu đề của bài toán vào trang thứ nhất, vì vậy hình vẽ của bài toán phải xuất hiện nơi trang 2, và giám khảo không phải lật đi lật lại để coi lại hình vẽ ít nhất được 2 -3 câu trả lời.

    F/ Bắt buộc phải làm phần các câu hỏi giáo khoa trước, làm bài toán sau, vì ít nhất cũng đạt được  4 hay 5 điểm trước. Vì bài toán thường có 4 hay 5 tiết mục cần phải chứng minh và chiếm 14 hay 15 điểm trong tổng số 20. Nếu làm bài toán trước và gặp truc trặc không thông suốt, học sinh đi thi mới quay qua làm phần câu hỏi giáo khoa thì không còn kịp thì giờ nữa, thế là mất toi 5-6 điểm trong tổng số 20.

    G/ Luôn luôn phải đánh số và viết lại tiêu đề mà đề bài đã ghi. Thí dụ  , câu số 2 đòi hỏi “Chứng minh AD = BF “ .

    Bài kiểm soát đầu tiên, hết 2/3 học sinh trong lớp chúng tôi chỉ được 01 điểm; thầy Đào Văn Dương cho biết những người bị 01 điểm vì không tuân thủ toàn vẹn 7 điểm mà thầy đưa ra. Phải mất 5-6 lần bài kiểm như vậy, toàn thể lớp chúng tôi không còn ai thiếu sót những điều căn dặn vừa nói trên. Lúc đó thầy mới nói : “ tôi đi dạy từ 1948 – nghĩa là trước khi các anh ra đời. Và cũng gần 10 lần làm Chánh Chủ Khảo các Hội Đồng Chấm Thi, nên cách trình bày mà tôi bắt buộc các anh thực hiện, khiến các vị giáo sư chấm thi biết ngay là bài làm của học sinh trường công”.

    Giờ đầu tiên của môn Toán Lượng Giác, thầy Đào Văn Dương cho biết hệ thống đo lường của Anh Mỹ và hệ thống đo lường thập phân của Pháp đều lấy vòng tròn xích đạo của quả địa cầu làm mốc quy chiếu. Nước Pháp dùng đơn vị grad để đo góc, nước Anh dùng degree làm đơn vị để đo góc. Nước Pháp định nghĩa 01 kilometre là chiều dài của 01 dây cung có góc là 01 minute của 01 grad, trong khi nước Anh định nghĩa chiều dài của dây cung của một góc có 01 minute của 01 degree là một hải lý.

    Thầy Trần Đình Ý dạy Việt Văn lớp Đệ Nhị B2 niên khóa 1966- 1967, cũng lưu tâm vấn đề thi đậu của học sinh đệ nhị, thầy nói : “ các anh vì ít đọc sách và trình độ lý luận kém cộng thêm không biết cách trình bày vấn đề được mạch lạc và khúc chiết, nên nếu làm  bài thi môn Việt Văn mà chọn luận đề luân lý, thì không cách gì đạt được điểm tối đa. Đó là chưa kể các vị giám khảo chấm bài có ác cảm với thí sinh chọn luận đề luân lý là những người lười không chịu học thuộc  thơ”.

    Cũng như thầy Đào Văn Dương, thầy Trần Đình Ý bắt buộc học sinh chúng tôi phải làm 4-5 câu hỏi giáo khoa trước rồi mới làm bài luận sau, thầy nói, ít ra các anh đã đạt được 4-5 điểm làm câu hỏi giáo khoa trước. Nhưng kỷ niệm đáng nhớ về thầy Trần Đình Ý là giai thoại đối đáp thơ của 2 nhân vật lịch sử Đặng Trần Thường và Ngô Thời Nhiệm.

    Khi bắt được đối thủ của mình, Đặng Trần Thường ra câu đối:

    “ Ai công hầu , ai khanh tướng – Trong trần ai , ai dễ biết ai “

    Ngô Thời Nhiệm đáp trả :

    “ Thế Chiến Quốc , thế Xuân Thu – Dẫu thời thế , thế thời thì thế “

    Thầy Trần Đình Ý cho biết văn học nhà Nguyễn luôn luôn dè bỉu, hạ thấp giá trị nhân cách của nhà Tây Sơn nên đã sửa chữa câu đáp trả nguyên gốc của Ngô Thời Nhiệm thành ra :

    “ Thế Chiến Quốc , Thế Xuân Thu – Gặp thời thế , thế thời phải thế “

    Câu văn được sửa chữa đã biến con người Ngô Thời Nhiệm thành kẻ XU THỜI, trong khi nhân cách và khí khái của ông đã chứng tỏ Ngô Thời Nhiệm là người THỨC THỜI. Thực tế lịch sử chứng minh rằng nếu Ngô Thời Nhiệm là kẻ xu thời thì ông đã không bị Đặng Trần Thường đánh 100 hèo và  về đến nhà thì qua đời. Thầy Trần Đình Ý dặn dò bọn học trò chúng tôi rằng “dù hoàn cảnh có thế nào đi nữa thì hãy chọn thái độ THỨC THỜI, đừng nên chọn thái độ XU THỜI để được ĐẮC THỜI mà tâm hồn không được thanh thản và nhất là mang  tiếng xấu với người đương thời”.

    Thầy Thẩm Nghĩa Căn dạy môn Sử Địa lớp đệ Tam, thầy cho biết nguyên nhân tại sao các khoa học gia chọn kinh tuyến Greenwich là kinh tuyến chuẩn của giờ quốc tế GMT. Kinh tuyến đối nghịch với kinh tuyến Greenwich chạy từ Bắc Cực xuống tới Nam Cực mà không đi qua bất kỳ quốc gia nào nằm ở giữa Thái Bình Dương được chọn làm chuẩn (vì không gặp được sự tranh cãi của các đại biểu, ai cũng muốn tên quốc gia của mình được chọn) nhưng kinh tuyến này lại không có tên, cho nên tất cả các đại biểu của các nước tham dự đồng ý chọn tên của đài thiên văn Greenwich  mà kinh tuyến đối nghịch làm chuẩn đi qua thị trấn Greenwich để làm chuẩn cho giờ GMT (Greenwich Mean Time). Kinh tuyến chuẩn lúc ban đầu được gọi là kinh tuyến đổi ngày, nghĩa là người ta vượt kinh tuyến đổi ngày từ phía Tây sang phía Đông thì được lợi 01 ngày. Ngược lại vượt kinh tuyến đổi ngày từ phía Đông sang phía Tây thì lỗ mất 01 ngày, thí dụ :  những người đi Việt Nam khởi hành từ San Francisco lúc 11 : 00PM ngày 20 tháng 5 chả hạn, khi đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhứt thì đang ở ngày 22 tháng 5, chứ không phải ngày 21 tháng 5. Thầy Thẩm Nghĩa Căn giải thích thêm , đó là lý do nhân vật chính của tiểu thuyết Vòng Quanh Thế Giới 80 Ngày (do Jules Verne sáng tác)   tưởng rằng mình thua cuộc vì thấy mặt trời mọc 80 lần nhưng đã trở về London vào ngày thứ 79  !!

    Môn Công Dân Giáo Dục của lớp đệ Nhị chỉ học về Kinh Tế Đại Cương do thầy Vũ Ngọc Đạm phụ trách . Ngân phiếu (checking account) được chuyên gia Kinh Tế gọi là “ Bút Tệ “ . Thầy Vũ Ngọc Đạm cho biết Tiền (currency) do Ngân Hàng Quốc Gia phát hành, trị giá hối đoái tùy thuộc  vào  số vàng dự trữ thì gọi là Kim Bản Vị ; nhưng nếu căn cứ vào số dự trữ dollars của Mỹ hay Sterling của Anh thì gọi là “ngoại tệ bản vị”. TỆ = là những gì không phải là TIỀN do Ngân Hàng Quốc Gia phát hành , nhưng được dùng như TIỀN . Thời 1966 – 1967, bọn học sinh chúng tôi  biết TỆ chỉ có 2 loại là “ ngoại tệ” và “bút tệ”, bây giờ ở Hoa Kỳ TỆ còn có thêm credit card , money order, cashier chek , traveler check , gift card của các công ty lớn như Target , Sears , Walmart…

     Thầy Nguyễn Văn Mùi dạy Sử Địa, nhưng thầy Mùi không dạy lớp B2 . Câu chuyện tôi kể ra đây do anh Vũ Hiệp , đậu Tú Tài vào năm 1965 – kể lại : khoảng những năm 1948 – 1952 , thầy Mùi làm việc trong Tòa Thị Chính Hà Nội  có 2 ông bà cụ già đem khai sinh . học bạ… đến Tòa Thị Chính xin cải đổi tên  nhân vật lịch sử Ký Con – Đoàn Trần Nghiệp trở lại thành Ký Con – Đặng Trần Nghiệp , vì khi gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng , ông Ký Con sợ liên lụy đến gia đình + bố mẹ nên đã đổi từ họ Đặng sang thành họ Đoàn. Thầy Nguyễn Văn Mùi nói : “ Thưa hai cụ, dù biết 2 cụ  trình ra giấy tờ thực sự của ông Ký Con , nhưng Ký Con – Đoàn Trần Nghiệp đã là một cái tên của Lịch Sử. Không một ai có thẩm quyền và tư cách để sửa đổi Lịch Sử !!! “

    Thầy Bùi Đình Tấn chỉ dạy môn Địa Lý của lớp đệ Nhất B2, thầy Tấn lập lại định nghĩa 2 chữ Quốc Gia (mà học sinh chúng tôi đã học trong môn Công Dân Giáo Dục lớp đệ Lục) bao gồm 3 yếu tố Lãnh Thổ – Chính Quyền – Dân Chúng . Nhưng trong một quốc gia , chính quyền không giáo dục dân chúng  biết đến Lòng Yêu Nước  thì không thể có TỔ QUỐC. Thầy Bùi Đình Tấn đưa ra thí dụ các quôc gia Châu Phi mới được Anh – Pháp trao trả độc thì chỉ có “quốc gia” mà không có “tổ quốc” vì phần đất mà Anh hay Pháp cai trị (thời thuộc điạ ) bao gồm nhiều bộ lạc , nhiều sắc dân khác nhau về tiếng nói , khác nhau về chủng tộc , khác nhau về tôn giáo , khác biệt về hệ phái tôn giáo… cho nên dù được trao trả độc mà các cuộc nội chiến tranh dành quyền lực giữa các nhóm  xảy ra khốc liệt hơn hồi 2 đế quốc Anh – Pháp cai trị. Và dĩ nhiên số người bị giết càng tăng vọt.

    Môn Triết của lớp đệ Nhất do thầy Trần Đức An phụ trách , nhưng môn Triết của ban B không có học  Tâm Lý Học và Đạo Đức Học của ban B coi như tóm gọn của Đạo Đức Học ban C . Chủ yếu của môn Triết ban B là học về Luận Lý Học, cho đến bây giờ, tôi vẫn còn lùng bùng lẫn lộn giữa Luận Lý và Lý Luận. Thầy Trần Đức An cho biết nhóm chữ “logic” hơi rắc rối nên khi dùng phải rất cẩn thận. Thực sự hệ quả của “logic” là chỉ có 2 giá trị đối nghịch nhau, như Đúng hay Sai , không có giá trị trung gian như “không Đúng mà cũng không Sai” hoặc là “vừa Đúng vừa Sai” . Thầy An thí dụ không nên nói “ Trời không nắng ắt phải mưa” vì có những lúc trời vừa nắng vừa mưa hay là không nắng cũng không mưa !!!         

    Thầy Trần Đức An cũng nêu một số lắt léo của môn Luận Lý, thí dụ như người ta thường cho rằng “ cái gì HIẾM thường là QUÝ “ ; nhưng thực ra cái gì đó chỉ được đánh giá là QUÝ khi cái đó phải có công dụng tốt. Thí dụ : Con ngựa trắng thì hiếm, do đó con ngựa trắng có thể QUÝ – Con ngựa trắng có 3 chân thì lại càng hiếm . Nhưng con ngựa trắng có 3 chân thì không thể kết luận nó là con ngựa QUÝ được, vì nó không có công dụng gì cả.

    Lập luận theo mô thức thầy Trần Đức An chỉ dạy, tôi thấy trên internet có website SACHHIEM nhưng đọc vài  lần tôi nhận ra không phải là SACHQUY vì công dụng của website này chỉ tạo ra sự mất đoàn kết , hiềm khích và đối đầu giữa các nhóm người Việt với nhau.

    Niên khóa 1967 – 1968 , thầy Trần Đình Ý phụ trách môn Pháp Văn  (Sinh Ngữ I ), Bộ Giáo Dục chuẩn nhuận lớp đệ Nhất chỉ học 12 bài tiêu biểu trong quyển Cours de Langue et Civilisation do giáo sư Mauger biên soạn. Sách gốc có bán tại nhà sách Xuân Thu trên đường Tự Do và nhà sách Khai Trí trên đường Lê Lợi nhưng giá rất đắt, do vậy thầy Trần Đình Ý cho in ronéo 12 bài này. Tết Mậu Thân xảy ra, học trò được nghỉ gần 3 tháng. Khi tình hình an ninh tương đối vãn hồi, chỉ có học sinh các lớp đệ Nhất và đệ Nhị phải đi học lại để hoàn tất học trình ( để đi thi) . Khi đi học học lại ,thầy Trần Đình Ý bị ngã nên chân phải bó bột, thầy không thể leo lên lầu 3 nên chúng tôi phải từ lầu 3 xuống tầng trệt mượn phòng thí nghiệm của thầy Trịnh Xuân Vụ để học Pháp Văn. Phạm Gia Hiệp ngồi bàn nhì lo nói chuyện bị thầy Ý chỉ định đọc tiếp bài lecture để analyse logique. Hôm đó Hiệp không mang tập ronéo, nên quay qua phía sau lấy bài của tôi. Thầy Ý hỏi : “ Tại sao anh không có cours ? “ . Nguyễn Gia Quang ngứa miệng ngồi tuốt gần chót dãy giữa nói : “ Cua của thầy gẫy càng rồi còn đâu ?”. Thầy Ý nói : “anh nào vừa mới nói cái gì thế ?” , khổ nỗi là thầy không đứng dậy được nên không tìm ra anh nào đã phát ngôn bừa bãi.

    Khi dạy Việt Văn lớp đệ Nhị , thầy  Ý có kể một chuyện ngoài việc học hành : khi thầy làm chủ tịch Hội Đồng Kỷ Luật xét xử một học sinh can tội ăn cắp chuông xe đạp của người bạn . Thầy kể “ ra trước Hội Đồng Kỷ Luật, người cha của học sinh vi phạm kỷ luật xin quý vị giáo sư tha thứ cho con của mình. Người cha đã nói “ Tất cả là do lỗi của tôi, tôi đã quá nghiêm khắc và dữ đòn với con cái. Lại nữa con tôi đã lớn nhưng tôi không cho nó mang tiền, nên khi xe đạp của nó bị mất cái nắp chuông nó không có tiền để mua cái khác và sợ bị đòn nên đã đi gỡ cái nắp chuông của một xe khác. Nếu quý vị giáo sư trừng phạt nó, tôi e rằng cuộc đời của nó sẽ rẽ sang một hướng khác “. Tất cả các giáo sư trong Hội Đồng Kỷ Luật đồng ý tha tội và cũng không ghi hồ sơ gì hết.

    Năm Mậu Thân, chúng tôi thi Tú Tài phần Hai vào ngày 22 tháng 6 năm 1968 tại trường Bồ Đề trên đường Nguyễn Thái Học kế cận khu Chợ Cầu Muối và Khu Dân Sinh. Thông thường phải đến 6-7 tuần sau mới có kết quả (niêm yết tại trường Trung Học Gia Long – đường Phan Thanh Giản , quận 3 Sài Gòn). Theo ý kiến riêng của tôi, thời gian 6 – 7 tuần lễ chờ công bố kết quả là thời gian sảng khoái nhất vì đi chơi thoải mái không bị giới hạn giờ giấc mà còn được bố mẹ cho tiền để xả stress nữa. Vào một buổi chiều mưa, vào tháng 7/1968 , tôi và Phạm Gia Hiệp đèo nhau trên chiếc velo solex đi qua rạp Rex , nhìn lên paneau quảng cáo thì thấy tựa đề cuốn phim là LES INCOMPRIS – Những kẻ không hiểu nhau, lạ là không thấy diễn viên nữ mà chỉ thấy khuôn mặt của Anthony Quayle và 2 cậu nhỏ. Lạ hơn nữa là khi đổi xuất hát những khán giả đi ra về cũng đều khóc hết cả. Tò mò 2 đứa mua vé vào xem và khi ra về cũng khóc luôn.

    Chuyện phim như sau : Sir Anthony là một nhà ngoại giao Anh, vợ ông vừa mới qua đời ít lâu vì mắc bệnh tim, để lại 2 cậu con trai nhỏ, đứa lớn 12 tuổi, đứa nhỏ cỡ 9 – 10 tuổi. Nhà ông là một lâu đài lớn có hồ lớn trong khuôn viên nhà. Ông nhờ người anh trai đã già nhưng không có gia đình qua sống chung và coi sóc 2 đứa nhỏ.  Dĩ nhiên, Sir Anthony phải thuê gia sư để kèm  2 đứa nhỏ sau giờ học và cũng để kèm làm homework  . Một hôm trên đường từ phi trường về lâu đài nhà mình, ngồi trong chiếc Roll – Royce ông thấy 2 đứa trẻ đèo nhau trên  một chiếc xe đạp, đứa lớn một tay cầm tay lái, một tay kia thì đu vào cái thang leo lên nóc của một chiếc xe bus. Khi chạy đến gần chiếc xe bus, Sir Anthony mới nhận ra đó là 2 quý tử của mình . Về nhà, ông giảng morale cho cậu lớn hồi lâu, cho đến khi cậu hứa là sẽ không tái phạm lỗi lầm như thế nữa.

    Đúng vậy, cậu con yêu quý của ông không bao giờ tái phạm, nhưng lại làm lỗi lầm khác, không lần nào giống lần nào. Thời gian sau, khi bước xuống phi trường, ông không thấy chiếc Roll – Royce của ông đứng chờ sẵn, mà chỉ thấy bác tài xế đứng cạnh một chiếc xe renting. Hỏi ra, bác tài xế nói 2 cậu con nghịch ngợm sao đó mà chiếc Roll Royce chạy tuột xuống hồ, hiện phải thuê xe tow trục vớt nó lên bờ.

    Ông làm Đại Sứ Anh tại Ghana, nên ngày Quốc Khánh của Ghana, ông mời các sinh viên Ghana du học tại Anh đến lâu đài của ông dự tiệc mừng Quốc Khánh. Ông ngồi đầu bàn , khách mời ngồi 2 bên bàn dài. Hai cậu con của ông ngồi cuối cùng, cũng đối diện nhau. Nhưng khi khách khứa và Sir Anthony cười nói vui vẻ và cụng ly chúc mừng sức khỏe của nhau, ông thấy 2 cậu nhỏ nói chuyện với nhau trong im lặng (chúng nhìn môi của nhau là đã hiểu nhau , không cần lên tiếng). Ông nói trong khi mọi người nói to, tất cả mọi người cùng nghe mà 2 con nói với nhau không nghe cả là bất lịch sự, nhưng cậu con lớn cúi gằm xuống bàn không nói, Sir Anthony quay qua dụ cậu con nhỏ thì cậu này nói : “Anh Hai nói, mấy thằng mọi đen này đã từng ăn thịt người  ! “

    Sau sự việc đáng tiếc vừa nêu, Sir Anthony xin chuyển nhiệm sở,  ông qua làm Đại Sứ Anh Quốc tại Tòa Thánh Roma. Một lần về thăm gia đình ông thấy cậu con lớn ngủ mê man nồng nặc mùi rượu, hôm sau tỉnh ngủ và tỉnh rượu , cậu con  bị đứng nghe một bài giáo dục nào là trẻ con dưới 21 tuổi không được uống rượu , uống rượu sẽ làm tổn hại hệ thần kinh, làm hại gan… mà ông Đại Sứ lại không hỏi duyên cớ nào đã khiến cậu bé lấy rượu của bố ra uống. Cậu lí nhí xin lỗi và cam đoan không bao giở uống rượu nữa.

    Sau khi trở lại nhiệm sở, vài tháng sau ông nhận được điện thoại khẩn cấp của người anh vì thằng con lớn của ông đang hấp hối , ông cũng nhận được điện tín của bác sĩ gia đình báo tin con trai của ông bị tai nạn gẫy xương sống khó qua khỏi trong vòng 24 giờ tới. Về tới nhà, mọi người cho ông hay là 2 đứa con trai của ông leo lên cây bên cạnh hồ lớn để chơi trò Tarzan, bất thình lình cành cây đang nắm bị gẫy khiến cho câu bé té ngửa, thân mình chạm vào cành cây bên dưới nên xương sống bị gẫy. Hôn mê từ lúc té đến bây giờ, bác sĩ phải đem bình oxy đặt trong lồng kiếng ngay tại phòng ngủ của cậu, vì di chuyển là cậu bé đau đớn chịu không nổi. Thỉnh thoảng, tỉnh dậy đôi chút thì chỉ đòi gặp cha của cậu. Sir Anthony bước vào phòng cầm tay cậu con (qua lồng kiếng) chỉ nghe cậu phều phào nói quá nhỏ. Bỏ lồng kiếng ra,ghé sát lỗ tai sát với miệng của cậu thì Sir Anthony mới hiểu cậu con bảo bố vào bàn học chọn bài luận nào cao điểm nhất đọc cho cậu nghe.

    Lúc bắt đầu đọc bài làm thì mới biết đầu đề của bài luận là : “Hãy mô tả người cha yêu quý của em”. Tôi bỏ qua những hoa lá cành của bài luận mà chỉ tập trung vào 3 điểm mà cậu bé giải thich nguyên nhân của 3 mistakes làm cha của cậu phiền lòng và la rầy cậu.

    1/ Giải thích lý do tại sao chiếc xe Roll-Royce chạy xuống hố, cậu bé viết : “ 2 anh em chúng tôi muốn dành cho cha tôi một ngạc nhiên là chính 2 anh em chúng tôi dự định xịt nước rửa sạch và lau khô đánh bóng chiếc xe như bác tài xế thường hay làm. Nhưng khi chiếc xe xuống dốc cậu bé không thể làm dừng nó lại được vì chân cậu quá ngắn đạp thắng không tới.

    2/ Khi cậu nói mấy người Ghana ăn thịt người  vì sách trong thư viện mà cậu đọc viết như vậy.

    3/Mẹ cậu thường hay hát ru ngủ các con, bà đã thu lời nói an ủi các con và gửi các lời ca âu yếm cho 2 con vì mẹ cậu bị bệnh đau tim có thể chết bất đắc kỳ tử vào bất cứ lúc nào. Cha cậu thì thường hay vắng nhà nên mỗi khi nhớ đến những người thân yêu, cậu thường mở cassette để nghe lại giọng nói của mẹ mà cậu không bao giờ gặp lại nữa . Một hôm, do xui xẻo, cậu vô ý bấm nút xóa nên cuốn tape thành trống rỗng. Cậu lang thang khắp London vào từng tiệm thu băng hỏi có phương pháp nào restore lại giọng nói đã mất ? Tất cả đều trả lời là không thể làm được. Cậu về nhà mà lòng buồn bã tan nát. Sở dĩ cậu mở tủ lấy rượu của cha ra uống, vì mỗi lần cha cậu buồn cậu lại thấy ông  mở chai ra rót rượu vào ly  rồi uống rượu một mình. Cậu viết : “ Cha ơi, con muốn con trở thành một người đàn ông như cha đã là ”

    Kết luận của bài luận ,cậu bé viết : “ Tôi  biết Cha tôi thương tôi nhiều lắm , muốn tôi trở thành một người đứng đắn . Nhưng cha ơi, cha chưa bao giờ là bạn của con”

    Đọc tới đây, Sir Anthony nước mắt ràn rụa, ông cầm bàn tay của đứa con trai đặt trên vùng trái tim của mình và gật đầu nhè nhẹ biểu lộ sự thấu hiểu. Cậu con trai mỉm cười từ từ nhắm mắt ra đi trong thanh thản : Ôi những người thân thương sống cạnh nhau bao năm trời mà chẳng hiểu nhau ; đến khi hiểu nhau thì một người vĩnh viễn ra đi không bao giờ gặp lại.

    Phim LES INCOMPRIS chấm dứt với cảnh cậu con trai thứ nhì chơi nhồi banh một mình và hỏi cô giáo dạy kèm : “Cô ơi, chừng nào anh Hai mạnh giỏi ra sân chơi banh với con ? ”. Tôi và Phạm Gia Hiệp ra về mà vẫn khóc như bao khán giả đã khóc trước đó.

    Đọc xong bài viết này, tôi có thắc mắc là quý đồng môn CVA của chúng ta , có người đã là ông ngoại ông nội cả rồi, đã từng nghĩ lại xem “chúng ta đã bao giờ là bạn của con mình hay chưa? “

    San José ngày 10 tháng giêng năm 2016

    Trần Trung Chính

    (CVA 1965 – 1968)

  • Hồi ký

    Lời cám ơn chân tình của Yên Sơn

    Lời cám ơn chân tình của Yên Sơn, gặp cô thầy Nguyễn Thanh Liêm.

    Inline image 2

    * Buổi hội ngộ sau 4 ngày thì GS Liêm ra đi. Trích một phần bài bút chuyến viếng thăm Orange County, California vừa qua gửi đến tất cả bằng hữu như lời cám ơn chân tình của thi sĩ Yên Sơn.
    …Từ giã anh chị Vũ Ngọc Thạch, từ giã tân Linh Mục Dòng Tên Vũ Ngọc Dzao, từ giã Thánh đường Đại học Loyola Marymount, Los Angeles… chúng tôi vội vã đến cái hẹn 1g chiều ở nhà hàng Hồng Ân trên đường Westminster để hội ngộ với một số anh chị em văn nghệ sĩ quen biết đã nhiều năm, do bạn văn Trần Việt Hải và Khiếu Như Long tổ chức.
     
    1:30 trưa tới nơi đã thấy một nhóm đang chụp hình, cười đùa rôm rả. Thấy có vợ chồng Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, tôi cảm động đến chào Thầy. Đây là lần thứ hai tôi gặp Thầy (lần đầu gặp Thầy trong Hội Ngộ Liên Trường Trung Học Quảng Ngãi ở Washington DC 2013). So với lần trước, Thầy trông có vẻ gầy ốm và dĩ nhiên già hơn nhiều. Với sức khoẻ như vậy mà Thầy Cô cũng có mặt vui vẻ với anh chị em thật là đáng trân trọng. Trong suốt buổi gặp gỡ, Thầy chỉ ngồi cười nhiều và vỗ tay tán thưởng cùng với mọi người. Theo đề nghị của Việt Hải, tôi đặc biệt hát tặng Thầy một câu Vọng cổ của 6 câu “Đêm Mộng Hồ Tây”. Câu này không có gì đặc biệt chỉ là nhớ đâu hát đó cho vui chứ đâu có ai ngờ đó là câu vọng cổ cuối cùng Thầy nghe được trước khi giã biệt cõi đời!
    Inline image 6
    Inline image 7
    Viết đến đây bỗng dưng xúc động, ngồi một phút lặng yên tưởng nhớ đến Thầy. Dạ thưa Thầy, dù em không có may mắn được học với Thầy, nhưng tiếng thơm của Thầy được sách vở và người đời truyền tụng khắp cả Miền Nam Việt Nam; trong nhiều thập niên Thầy đã dày công đóng góp cho một nền giáo dục của VNCH vô cùng tốt đẹp đầy nhân bản và khai phóng. Em cảm tạ tình nghĩa của Thầy đối với lũ hậu bối chúng em; cảm tạ Thầy đã không ngại nắng gió hôm nay đến chung vui với tụi em trong bầu không khí thân tình. Và em cũng không ngờ, em vô tình hát tặng Thầy Cô bản Thư Tình Cuối Mùa Thu của Phan Huỳnh Điểu khi khi nhớ lại bức tranh Cô dìu Thầy ra xe về trong chiều ly biệt, “…Tình ta như hàng cây đã qua mùa bão gió. Tình ta như dòng sông đã yên ngày thác lũ. Thời gian như ngọn gió mùa đi cùng tháng năm, tuổi theo mùa đi mãi chỉ còn anh và em. Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại…”
     
    Khi chúng tôi tới nhà hàng, ngoài Thầy Cô Nguyễn Thanh Liên, thấy có khoảng mười mấy anh chị em, hầu hết đã quen biết như: Khiếu Như Long, Trần Việt Hải, Nhược Thu, Cò Tuấn và hai cô nương, chị Hồng Vũ Lan Nhi lúc nào cũng tươi vui, chị Bích Huyền vẫn còn khá nhiều nét yêu kiều, Dương Viết Điền, Trịnh Thanh Thuỷ, Quỳnh Hương; bạn quen nhưng mới gặp lần đầu: anh Trần Mạnh Chi, Ngọc Quỳnh, Lâm Dung, chị Gina Nga (phu nhân NS Lê Trọng Nguyễn), nha sĩ Kim Loan, anh chị Huệ, Huỳnh Anh, Băng Tâm, phó nhòm vô cùng dễ thương Nguyễn Thiều Minh, nhạc sĩ keyboard thiên tài David Tòng, anh Thiên Đức… rồi từ từ thêm nhiều người khác đến gồm có anh Đào Ngọc Nhuận, ông bạn hai quần Đồng Văn… Nếu thiếu ai cho tôi xin lỗi nha.
    Dù là bạn cũ, bạn mới chúng tôi cũng rất trân trọng tình nghĩa bạn bè. Một lần nữa, xin cùng với các bạn, đốt nén hương lòng tưởng niệm đến Thầy Nguyễn Thanh Liêm, chúc Cô Phương nhiều nghị lực để phấn đấu trong những tháng năm cô đơn sắp tới; xin chân thành cảm tạ Bạn Khiếu Như Long, bạn Việt Hải, không có hai bạn chắc chắn chúng ta không có buổi hội ngộ thân thương và mang nhiều kỷ niệm này.
     
    Yên Sơn
    Kingwood, 25/8/2016.